Beckham khoe ảnh bên con gái út xinh đẹp
Thông tin sắp xếp bộ máy được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin tại cuộc họp của Ban chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 sáng 18.3.Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, cải cách tổ chức bộ máy được đánh giá "thực sự là một cuộc cách mạng". Trong đó, hiện chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ với tổ chức bên trong đã được tinh gọn đáng kể.Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).Đối với các địa phương, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%). Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm rất rõ rệt sau sắp xếp.Theo Bộ Nội vụ, sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người (đạt khoảng 20%).Để cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"."Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30.6 để đến ngày 1.7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới. Đồng thời, tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30.8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 1.9", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.Theo bà, quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng". Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách."Tới đây, sẽ sửa luật Cán bộ, công chức để nâng cao công tác quản lý, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu liên thông của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh trở lên", Bộ trưởng Nội vụ cho hay.Bà Trà cho hay, dù vừa qua đã ban hành luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.Vì vậy cần sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, "cởi trói" cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc. Đồng thời, đẩy mạnh cắt giảm và xóa bỏ thủ tục hành chính; chuyển trạng thái "xin" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" cung cấp dịch vụ công cho người dân. Trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VNeID.Các địa phương khẩn trương hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 thủ tục hành chính theo thẩm quyềnỞ lại dựng Điện Biên - Kỳ 1: Bác bảo đi là đi
Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu về tên gọi sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy: giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng.Giữ nguyên tên Bộ KH-CN sau khi hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN. Giữ nguyên tên Bộ VH-TT-DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ TT-TT. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, gồm: Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ TT-TT sang Bộ VH-TT-DL. Chuyển bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Ngoài ra, phần quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của T.Ư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã được chuyển về Ban Tổ chức T.Ư; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong.Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 420 chi cục thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện. Sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 1.005/4.141 đầu mối (24,27%).Tổng cục Hải quan thành Cục Hải quan (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 35 Cục Hải quan khu vực thành 20 Chi cục Hải quan khu vực; dự kiến giảm khoảng 485/902 đầu mối (53,77%). Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) thành Kho bạc Nhà nước, tương đương cấp cục (10 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh thành 20 kho bạc Nhà nước khu vực; dự kiến giảm khoảng 431/1.049 đầu mối (41,09%). Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ nhà nước (có 7 ban); sắp xếp, cơ cấu lại 22 Dự trữ nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.Tổng cục Thống kê tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối).Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh thành 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).Văn phòng Chính phủ hợp nhất Vụ Tổng hợp và Vụ Thư ký - Biên tập thành Vụ Tổng hợp - Thư ký. Đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát để sắp xếp thu gọn thêm đầu mối, bảo đảm giảm tối thiểu từ 15 - 20% đầu mối. Ban Chấp hành T.Ư dự kiến sẽ họp vào ngày 23 - 24.1, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào khoảng thời gian từ ngày 12 - 17.2. Do đó, các bộ, ngành gửi phương án sắp xếp, tinh gọn lên Bộ Nội vụ trong ngày 13.1.
Cận cảnh mạng lưới phòng không phức tạp của Israel
Ông Lê Văn Danh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), Ông Thiên Thanh Sơn - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, cùng các Ban của EVNGENCO3 tiếp và làm việc với Đoàn.Lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết, đơn vị đã tăng cường giám sát vận hành, bố trí lãnh đạo, nhân viên trực tăng cường nhằm đảm bảo sản xuất điện ổn định, đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời, Tổng Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Sông Đà - Cao Cường lắp đặt dây chuyền phân tách tro xỉ để tiêu thụ tro xỉ đang lưu giữ trên bãi với công suất 500.000 m³/năm, hiện tại dây chuyền đã hoàn thành.Kết luận sau buổi làm việc, Ông Đặng Huy Cường - Thành viên HĐTV EVN nhấn mạnh, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 nói riêng và các Nhà máy điện thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 nói chung, cần đảm bảo độ tin cậy, duy trì ổn định các tổ máy, nâng cao độ khả dụng, đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải trong thời gian tới. Đề nghị Tổng Công ty Phát điện 3 tập trung nghiên cứu và triển khai các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong nhà máy hiệu quả, chất lượng, không để xảy ra sự cố. EVN mong muốn EVNGENCO3 tiếp tục phát huy, đi đầu trong công tác vận hành phát điện và sửa chữa bảo dưỡng để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất điện, góp phần đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Giải Bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 15 - 2022 là sân chơi nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khuyến khích, động viên phong trào tập luyện và thi đấu thể thao góp phần nâng cao sức khỏe cho đội ngũ người làm báo cả nước, tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí, đồng thời phát hiện những tay vợt xuất sắc trong giới báo chí.
Hồ Văn Cường tiết lộ cuộc sống hiện tại, lần hiếm hoi nói về chuyện tình cảm
Chiều 6.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận cho ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, nghỉ hưu trước tuổi.Trước đó, ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, có đơn tự nguyện gửi cấp trên xin được nghỉ hưu trước tuổi, xin thôi giữ các chức vụ liên quan.Tại cuộc họp ngày 2.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xem xét đơn của ông Thành, tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi và tờ trình của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi về công tác cán bộ, trong đó có nội dung liên quan đến ông Thành. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận về trường hợp ông Thành. Theo đó, thống nhất cho ông Thành thôi chức Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ, thôi tham gia thành viên UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ngoài ra, sau khi thông qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng cho ông Thành thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020 - 2025 cùng các chức vụ trong Đảng kể từ ngày có quyết định cho ông Thành thôi giữ chức giám đốc sở nói trên có hiệu lực. Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các cơ quan cấp tỉnh, trong đó sẽ sáp nhập Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi và Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi. Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi sẽ do phó giám đốc đơn vị này điều hành cho đến khi sáp nhập với Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi.Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện các thủ tục theo quy định đối với ông Thành, thời gian trước ngày 15.1.Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành (57 tuổi) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 4.2016. Trong thời gian đương nhiệm, ông Thành có nhiều sai phạm trong công tác và bị tố cáo. Vì vậy qua thanh tra, kiểm tra, ngày 15.11.2024 UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành. Đến ngày 31.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có quyết định thi hành kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với ông Thành.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng, với trách nhiệm là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Thành thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, để xảy ra vi phạm trong thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy sở và Sở KH-CN; vi phạm các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.Những vi phạm của ông Thành làm ảnh hưởng xấu đến bản thân, tổ chức Đảng, cơ quan nơi đang sinh hoạt và công tác.