Ngày cuối năm, ngưỡng mộ tình yêu đặc biệt của những cặp đôi ‘đũa lệch’
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% để tăng vốn, tương ứng sẽ phát hành gần 2,4 tỉ cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ và chia cổ tức tiền mặt giai đoạn năm 2009 - 2016. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 53.700 tỉ đồng lên 77.671 tỉ đồng. Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa trong những năm tới các cổ đông của nhà băng này sẽ tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức của VietinBank thuộc dạng "khủng" trong ngành ngân hàng, chỉ đứng sau Vietcombank vừa chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 2,76 tỉ cổ phiếu trả cổ tức, tương đương tỷ lệ phát hành tới 49,5%.Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng trình kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Nam Á (mã chứng khoán NAB) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28.3. Trong đó, ngân hàng dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 tỉ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.700 tỉ đồng lên mức hơn 18.000 tỉ đồng. Việc tăng vốn này được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Bên cạnh đó, Nam Á dự định phát hành thêm hơn 343,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi ngân hàng đã hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm nay, ngân hàng dự trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm vừa qua.Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán VIB) cũng sẽ trình cổ đông việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 14%. Số cổ phiếu phát hành thêm hơn 417 triệu cổ phiếu. Cùng với đó, VIB cũng phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho nhân viên, tương ứng tỷ lệ 0,26%. Tổng cộng, sau khi hoàn thành hai cấu phần trên, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỉ đồng lên hơn 34.040 tỉ đồng...Hai điểm nóng xuất hiện VAR tại vòng 17 V-League, cuộc đua vô địch ngày càng khốc liệt
Thạc sĩ Hoàng An cũng chỉ ra rằng ban đêm là thời điểm đầu óc con người không còn minh mẫn sau ngày dài học tập và làm việc nên dẫn đến mua hàng thiếu suy nghĩ. Bên cạnh đó là sự tĩnh lặng của đêm muộn cộng thêm những lời nói từ người bán hàng, nêu bật lên những công dụng, giá trị của món đồ khiến khách hàng khó kiểm soát được bản thân.
Thời của du lịch 'đến, chụp ảnh tự sướng… và rời đi' quay trở lại
Đợt nghỉ phép của HLV Kim Sang-sik kết thúc chóng vánh, vị HLV người Hàn Quốc trở lại Việt Nam đúng ngày vòng 10 V-League khởi tranh 17.1. Ông Kim Sang-sik không muốn bỏ lỡ bất kỳ vòng đấu nào ở giải trong nước. Ông phải xem hết, đánh giá hết tiềm năng của các cầu nội, trước khi bắt đầu chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027.Khác với AFF Cup là giải đấu tập trung, diễn ra trong khoảng 1 tháng rồi chấm dứt, vòng loại Asian Cup kéo dài, vắt từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. Tính chất của các giải đấu kéo dài như thế này là các phương án nhân sự của mọi đội bóng đều phải hết sức đa dạng. Nhân sự của các đội bóng không thể gói gọn trong nhóm nhỏ cầu thủ như tại AFF Cup, mà phải mở rộng với rất nhiều gương mặt khác nhau, đề phòng trường hợp có cầu thủ bị chấn thương, thẻ phạt, hay xuống phong độ, trong quá trình thi đấu vòng loại Asian Cup.Điều đó cũng có nghĩa các cầu thủ chưa có cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, sẽ có cơ hội xuất hiện tại vòng loại Asian Cup 2027. Trước AFF Cup 2024, những cái tên như tiền vệ Minh Khoa (CLB Bình Dương), Thái Sơn (Thanh Hóa), hậu vệ phải Ngô Tùng Quốc (Bình Dương), hậu vệ trái Tô Văn Vũ (Nam Định), hậu vệ trái Phan Tuấn Tài, tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng (Thể Công Viettel)… được nhắc đến khá nhiều. HLV Kim Sang-sik chưa thể gọi họ vào đội tuyển Việt Nam dự giải vô địch Đông Nam Á, do số lượng cầu thủ đăng ký ở giải đấu này có hạn. Tuy nhiên, với vòng loại Asian Cup, các đội bóng được thay đổi danh sách đăng ký theo mỗi đợt trận, nên những gương mặt vừa nêu sẽ có cơ hội thể hiện bản thân.Ngoài ra, những cầu thủ trẻ từng được kỳ vọng của bóng đá nội trong thời gian gần đây như Văn Trường, Văn Tùng (Hà Nội FC), Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Quốc Việt (Ninh Bình)… sẽ được thử sức tại vòng loại Asian Cup. Đấy là chưa tính đến cầu thủ Việt kiều Jason Quang Vinh, người nhiều khả năng sẽ được gọi vào đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp anh này hoàn tất các thủ tục nhập tịch.Có thể HLV Kim Sang-sik sẽ duy trì bộ khung gồm những trụ cột như thủ môn Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, các trung vệ Thành Chung, Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Quang Hải, Hoàng Đức, Hai Long, Doãn Ngọc Tân, tiền đạo Tiến Linh, Tuấn Hải, Vĩ Hào, tạo nên trục xương sống cho đội tuyển Việt Nam. Trục xương sống này sẽ tạo nên sự ổn định cho toàn đội. Nhưng bên cạnh những trụ cột, bên cạnh bộ khung nói trên, HLV Kim Sang-sik sẽ bổ sung thêm những gương mặt mới, cho các cầu thủ trẻ thử sức, nhằm đáp ứng các yêu cầu thủ khác nhau của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại Asian Cup 2027.Những yêu cầu này đáng chú ý gồm có phân phối sức hợp lý cho toàn đội ở một giải đấu kéo dài, vắt qua 2 năm 2025 và 2026, đồng thời chuẩn bị sẵn lực lượng kế thừa cho các giải đấu lớn trong tương lai gần của đội tuyển quốc gia.
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Hát cho những mảnh đời thiếu may mắn
Bitcoin (BTC) đang được giao dịch quanh mức 83.000 USD trong ngày 13.3 sau khi thủng đáy 76.600 USD hôm 11.3. Sau biến động mạnh, giá BTC phục hồi nhưng không vượt qua được vùng 84.000 USD. Điều này khiến các chuyên gia phân tích thị trường lo lắng về cú sập tiếp theo Bitcoin có thể phải đối mặt.Thống kê cho thấy dòng tiền chảy ra từ các ETF (Exchange Traded Fund - Quỹ hoán đổi danh mục) Bitcoin đã đóng vai trò lớn trong đợt giảm giá hồi cuối tháng 2. Trong vòng hai tuần qua đã có 1,5 tỉ USD chảy khỏi các ETF Bitcoin. Theo dữ liệu từ công ty phân tích thị trường CryptoQuant, nhu cầu về Bitcoin vẫn đang ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa khẩu vị của các nhà đầu tư tiềm năng với tiền mã hóa giá trị nhất thế giới đã yếu đi. Các nhà quan sát thị trường lưu ý nhu cầu về Bitcoin đã tăng tốc từ tháng 11 đến tháng 12.2024 nhờ "hiệu ứng chiến thắng của Trump". Tuy nhiên đến cuối tháng 2, các chỉ số đều giảm mạnh. Kỳ vọng vào những chính sách liên quan đến quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược và Hội nghị thượng đỉnh về tiền mã hóa đầu tiên của Nhà Trắng bị sụp đổ, kéo theo tâm lý chán nản của thị trường. CryptoQuant nhận định nếu xu hướng này tiếp tục, giá Bitcoin có thể giảm sâu hơn nữa, tương tự cú sập hồi tháng 7.2024. Khi đó Bitcoin đã giảm giá 30%, sau đó chạm đáy 49.000 USD vào ngày 5.8.2024. Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView cho thấy giá Bitcoin hiện tại vẫn cao hơn 7% so với đáy trong 4 tháng gần nhất. Tuy nhiên CryptoQuant cho rằng sự phục hồi này không đủ để đảm bảo cho đà tăng giá tiếp theo. Ngược lại nhiều khả năng sắp xảy ra một đợt điều chỉnh giá mạnh hơn. Chỉ số về chu kỳ tăng/giảm giá Bitcoin đang ở "mức giảm sâu nhất" của chu kỳ này. Giá trị trên 0 cho thấy thị trường đang tăng giá, trong khi dưới 0 là thị trường giảm. Hiện tại, chỉ số đang -0,067 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5.2023. Trong khi đó, chỉ số MVRV Z-score dùng để xem xét về định giá Bitcoin cho thấy xu hướng giá tăng đã mất đà. Theo lịch sử, các số liệu định giá ở mức này thường báo hiệu cho đợt điều chỉnh mạnh hoặc khởi đầu của một chu kỳ trượt giá. Dựa trên các chỉ số, CryptoQuant cho rằng nếu Bitcoin không thể giữ được vùng trợ giá 75.000 USD - 70.000 USD, giá có thể giảm mạnh xuống mức 63.000 USD. Công ty phân tích chuỗi khối Glassnode cho biết những người mua Bitcoin hồi tháng 1 khi đạt đỉnh 109.000 USD đang tìm cách bán tháo. Dữ liệu được công bố hôm 11.3 cho thấy chính đợt bán tháo của những người "đu đỉnh" đã khiến Bitcoin trượt giá. "Sự bất ổn của nhà đầu tư đang ảnh hưởng đến tâm lý tự tin của cộng đồng", Glassnode lưu ý. Glassnode cho biết những người nắm giữ ngắn hạn đang chịu áp lực giá lớn, nếu tình trạng bán tháo tiếp tục xảy ra, Bitcoin có thể bị đẩy xuống đáy 70.000 USD. Glassnode giải thích một mô hình bán tháo Bitcoin tương tự đã xuất hiện vào tháng 8.2024 khi BTC giảm từ 68.000 USD xuống còn khoảng 49.000 USD trong bối cảnh lo ngại về suy thoái, dữ liệu việc làm kém ở Mỹ và sự tăng trưởng chậm chạp của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu.Các dữ kiện tương tự đang diễn ra ở hiện tại, sau các chính sách về thuế của ông Donald Trump được công bố, cổ phiếu của 7 công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã bị thổi bay 750 tỉ USD giá trị. Các lo ngại về lạm phát, chiến tranh thương mại tiếp tục phủ bóng thị trường. Các chỉ số về nguy cơ lạm phát kinh tế đều được các công ty phân tích đẩy lên cao.