Nước sông Mekong về ít, ĐBSCL sắp đón thêm đợt xâm nhập mặn mới
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Actidem Derma Gel có đẩy mụn không? Cách sử dụng Actidem Derma Gel để đạt hiệu quả?
Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo, đáp ứng yêu cầu đồng bộ, phát triển đô thị hiện đại, áp dụng những tính năng thông minh tạo nên công trình điểm nhấn mới cho Thủ đô Hà Nội, cho Việt Nam và cho cả khu vực.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 29.5.2023
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: *6688 hoặc các điểm giao dịch SHB gần nhất trên toàn quốc.
Theo Tom'shardware, Intel đang lên kế hoạch đẩy mạnh dung lượng VRAM cho thế hệ GPU Battlemage tiếp theo với 24 GB VRAM vào năm sau. Thông tin này còn được củng cố qua các tài liệu vận chuyển được phát hiện trên nền tảng X, cho thấy thiết kế clamshell trên vi mạch BMG-G21, cho phép sử dụng 12 mô-đun GDDR6 dung lượng 16 GB. GPU này được định vị cho các đối tượng chuyên nghiệp, có khả năng thuộc dòng Pro hoặc Flex.Trong tháng này, Intel đã chính thức giới thiệu dòng Battlemage dành cho phân khúc phổ thông với Arc B580 và Arc B570 sắp ra mắt. Trong đó, Arc B580 nhận được phản hồi tích cực, với nhu cầu vượt xa nguồn cung.Theo tin đồn, Intel đã phát triển ít nhất ba phiên bản vi mạch Battlemage gồm BMG-G31, BMG-G21 và BMG-G10. Trong đó, BMG-G21 là nền tảng cho Arc B580, sở hữu giao diện bộ nhớ 192-bit cùng 20 nhân Xe2.GPU Battlemage 24 GB dự kiến ra mắt năm 2025 được định vị cho thị trường chuyên nghiệp. Điều này ám chỉ sản phẩm không dành cho người dùng phổ thông, mà có thể là bản kế nhiệm dòng Flex hoặc Pro dựa trên Alchemist. Đối tượng mục tiêu bao gồm các trung tâm dữ liệu, tính toán biên, nghiên cứu khoa học và phát triển cá nhân.Hiện tại, dòng Arc Pro A60 - GPU hàng đầu trong nhóm Arc Pro - chỉ có 12 GB VRAM. Dung lượng bộ nhớ video đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình AI và xử lý suy luận của các mô hình ngôn ngữ lớn. Các đối thủ khác của Intel đã đạt tới 48 GB VRAM, như dòng Radeon W7000 của AMD hay dòng workstation Ada Lovelace của Nvidia. Tuy nhiên, BMG-G21 được thiết kế để cạnh tranh với RTX 4060 chứ không phải các dòng cao cấp như RTX 4090 hay RTX 6000 Ada. Đối thủ thực tế hơn sẽ là RTX 2000 Ada với 16 GB VRAM hoặc Radeon Pro W7600 với 8 GB VRAM.Intel dự kiến sẽ tiết lộ thêm thông tin vào tháng tới. Tuy nhiên, với khung thời gian năm 2025, khó có thể xác định chính xác thời điểm ra mắt chính thức của GPU này.
Vườn hồng trĩu quả đẹp mắt bên sườn đồi trong mùa đông Tây Bắc
Bà Phạm Thị Xuyên (trú Đồng Tâm, H.Ninh Giang, Hải Dương), cho biết, tháng 2 vừa qua, chồng bà mất vì bạo bệnh. Trước khi mất, di nguyện của chồng bà là muốn vợ con chuẩn bị cho mình chiếc quách làm bằng gỗ vàng tâm, còn quách đựng tro cốt chỉ mua với giá từ 4 - 6 triệu thôi vì nhà không có điều kiện. Ghi nhớ lời chồng, bà xuyên cùng các con đã chuẩn bị chu đáo.Sau khi chồng mất, ngày 18.2, gia đình bà Xuyên đưa thi thể chồng đến Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên làm thủ tục hỏa táng. Trước khi đi, gia đình đã liên hệ với phía tổ chức tang lễ ký hợp đồng hỏa táng trọn gói 8 triệu đồng (phí hỏa táng và tiền xe đi từ Hải Dương đến Nam Định). Phía đơn vị tổ chức tang lễ cũng thông báo gia đình không được mang quách sành, sứ vào, chỉ được mang quách gỗ."Khi chở linh cữu đến nơi hỏa táng, công ty đuổi lái xe của phía tổ chức tang lễ ra, chỉ có tôi với con dâu được đi vào bên trong, lái xe và người nhà đứng ở ngoài chờ. Khi vào bên trong tôi được nhân viên tư vấn với lời lẽ rất ngon ngọt, họ đưa ra gói dịch vụ nếu còn xương đẹp thì gia đình bỏ thêm 3,5 triệu. Tôi bàn với con dâu "thôi bố mất tuổi vẫn còn trẻ nên muốn bố còn xương để các con toại nguyện" nên hai mẹ con tôi chấp nhận bỏ thêm tiền", bà Xuyên nói.Sau khi thiêu xong, các nhân viên dẫn bà Xuyên đi chọn quách, nhìn giá quách vài chục triệu, có cái gần trăm triệu bà bị sốc. Bà Xuyên nhìn thấy có quách giá 10,5 triệu nhưng nhân viên nhất quyết bảo không vừa, vì thiêu xương đẹp nên phải mua cái đắt hơn."Lúc đó tôi bức xúc làm toáng lên, gia đình tôi hơn 60 người ở ngoài cũng bàn tán xôn xao và gọi cho đơn vị tổ chức tang lễ ra xem có giúp được gì hay không thì nhận được câu trả lời, đã làm hóa đơn rồi sẽ không làm lại được nữa. Gia đình cũng đành ngậm ngùi mua quách với giá 20,5 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình hoàn cảnh không có đủ tiền, mọi người trong nhà phải góp tiền lại giúp mới đủ vì ở nhà chỉ cầm đi hơn 10 triệu đồng", bà Xuyên kể."Bỏ ra số tiền lớn làm hỏa táng cho chồng, tôi còn bị người khác nói là vung tay quá trán vì gia đình mình không khá giả. Tôi cũng không hiểu ký hợp đồng trọn gói rồi nhưng đi thiêu lại mất thêm một số tiền rất lớn nữa, mang quách gỗ vào còn mất phụ phí 700.000 đồng", bà Xuyên xúc động.Giống như bà Xuyên, ông Nguyễn Xuân Thu (trú H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định) cho biết, ngày 16.2, gia đình đã hoàn thành dịch vụ hỏa táng cho người thân tại CP Thanh Bình An Lạc Viên với tổng số tiền 43,3 triệu đồng (14 triệu đồng trọn gói bao gồm xe hỏa táng, lấy xương đẹp; 28,6 triệu đồng mua quách và phụ kiện tang lễ; 700.000 đồng phí mang quách gỗ).Ông Thu cho rằng gia đình bị công ty bắt ép nên phải bỏ ra số tiền lớn như vậy. Đầu tiên là phí mang quách gỗ mất thêm 700.000 đồng, công ty chỉ cho mang quách gỗ còn quách sứ thì không được mang mà phải mua ở công ty. Khi ở công ty, nhân viên tư vấn cho gia đình phải lấy loại rẻ nhất là 28 triệu đồng cho hợp tâm linh. "Muốn mua rẻ cũng không được chỉ có 1 cái duy nhất là hơn 28 triệu đồng, còn lại giá trên 60 triệu đồng. Gia đình cũng đành ngậm ngùi thôi vì không có quyền lựa chọn nào khác. Sau khi đọc bài viết đăng trên báo, chúng tôi cực kỳ bức xúc, bản thôi tôi nghĩ gia đình đã bị lừa", ông Thu nói.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, tỉnh Nam Định, người nhà trong vụ việc) cho biết, chiều 5.3, đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã xuống gặp gia đình anh để xin lỗi về sự việc xảy ra trước đó. "Phía công ty tới nhà thắp hương cho bà tôi, sau đó họ có lời xin lỗi với gia đình. Họ cho rằng mọi sự hiểu lầm dẫn đến câu chuyện này là do nhân viên tư vấn", anh Viên nói và cho hay cuộc nói chuyện có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.Anh Viên tiết lộ, đã đọc nội dung giải trình của công ty và chỉ đồng ý với việc lấy xương cốt đẹp thêm 3,5 triệu đồng còn lại, cách giải thích của công ty chưa hợp lý.Trong khi đó, ông Thành Chu (người tố cáo công ty trên mạng xã hội), cho rằng lời giải thích của công ty Thanh Bình An Lạc Viên chưa đúng sự thật, ông cho rằng, bản thân có đầy đủ chứng cứ để chứng minh "nhân viên công ty không cho mang quách từ bên ngoài vào, quách mà công ty cho mang vào là cái làm bằng gỗ bọc bên ngoài, còn quách đựng hài cốt làm bằng sành, phải mua của công ty với giá cao", ông nói.Theo ông Thành Chu, không chỉ riêng ông mà hàng trăm người cũng bức xúc vì từng rơi vào hoàn cảnh như gia đình ông.Theo giải thích của Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, trước đây, đơn vị này thuộc Công ty CP Dịch vụ tang lễ Hoàng Long, có cấm người dân khi đến hỏa táng tại đài mang theo tiểu quách - quách gỗ. Tuy nhiên từ tháng 1.2023, Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên đã kiện toàn lại bộ máy và cho phép người dân mang tiểu, quách tự mua vào. Tuy nhiên tiểu, quách sứ do người dân mang đến thường mua không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật, không có kiểm định đã xảy ra hiện tượng nứt vỡ... Vì vậy, công ty khuyến cáo bà con mua ít nhất 1 bình tiểu tại đài hóa thân hoàn vũ.Đại diện Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên, mỗi ngày đơn vị này có khoảng 70 hộ gia đình đến để thực hiện việc hỏa táng, do chưa biết hoàn cảnh gia đình ai nên khi tư vấn nhân viên mong muốn người dân dùng gói sản phẩm tốt để đảm bảo về chất lượng, có thể họ tư vấn nhiều nên gây bức xúc cho người dân.Nam Định yêu cầu Thanh Bình An Lạc Viên công khai bảng giá dịch vụSáng 6.3, ông Lê Quang Huy, Phó chủ tịch UBND TP.Nam Định, cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo thành phố cùng các phòng ban chuyên môn và UBND xã Mỹ Thuận đã trực tiếp kiểm tra tại công ty.Qua kiểm tra thực tế, chính quyền đã yêu cầu công ty này niêm yết công khai nội quy, quy chế hoạt động tại vị trí thuận tiện để người dân dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, phải niêm yết bảng giá các loại hình dịch vụ, công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo công ty và cơ quan chức năng để người dân phản ánh khi cần thiết.