Lựa chọn cứu thân
Giá heo hơi sau thời gian tăng nóng đã có dấu hiệu chững lại trong tuần qua và tiếp tục duy trì trạng thái đi ngang trong ngày đầu tuần. Tại thị trường các tỉnh, thành phía bắc, giá heo hơi duy trì giao dịch trong khoảng 67.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội là địa phương duy nhất giao dịch với giá 69.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.Tai khu vực miền Trung - Tây nguyên, heo hơi cũng đứng giá trong khoảng 65.000 - 68.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hoà vẫn là những địa phương có giá thu mua thấp nhất với 65.000 đồng/kg. Thị trường heo hơi miền Nam không ghi nhận sự điều chỉnh giá, thu mua trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg. Theo đó, Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh là những địa phương thu mua thấp nhất, với 64.000 đồng/kg. Những địa phương khác trong khu vực mua bán chênh lệch tại các mức 65.000 - 68.000 đồng/kg.Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: "Heo hơi khó vượt mốc 70.000 đồng/kg bởi các doanh nghiệp lớn sẽ có những điều chỉnh để kiềm giá, tránh tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. Nhiều người dự báo giá heo hơi sẽ tăng đến 80.000 đồng/kg như thời điểm cách đây 4 năm, nhưng theo tôi thì khó có khả năng này xảy ra, bởi nguồn cung trong nước vẫn còn dồi dào. Bên cạnh đó còn có thịt nhập khẩu. Hiện nay, chênh lệch giá heo hơi trong nước và các nước khác trong khu vực khá lớn. Cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát nhập lậu, nhưng với lợi nhuận hấp dẫn, các thương lái sẽ tìm nhiều cách để đưa heo sống vào tiêu thụ nội địa". Trên thị trường bán lẻ, giá thịt heo vẫn đang khá cao. Từ hôm nay 30.12, giá các mặt hàng thịt heo bình ổn thị trường được điều chỉnh tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, giá thịt heo bình ổn (sau khi điều chỉnh) như sau: nạc vai, đùi từ 162.000 đồng/kg tăng lên 166.000 đồng/kg, cốt lết từ 142.000 đồng/kg tăng lên 147.000 đồng/kg. Thịt heo đùi từ 122.000 đồng/kg tăng lên 125.000 đồng/kg, thịt vai từ 138.000 đồng/kg tăng lên 144.000 đồng/kg… Mức giá này vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5 - 25%.Giá heo hơi hôm nay 3.4.2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000 - 6.000 đồng/kg
Năm qua đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của Xuân Son ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Trong vai trò tiền đạo chủ lực, anh đã ghi được nhiều bàn thắng quan trọng, giúp CLB Nam Định lên ngôi ở đấu trường V-League. Sự nổi bật của Xuân Son không chỉ đến từ kỹ năng chuyên môn, mà còn ở tâm huyết thi đấu và khả năng dẫn dắt. Anh đã trở thành tác nhân chính giúp CLB Nam Định có được mùa giải thành công nhất trong nhiều năm trở lại đây. Anh đồng thời cũng là "Vua phá lưới" V-League 2 mùa giải liên tiếp. Đặc biệt, trong mùa giải 2023-2024, cầu thủ sinh năm 1997 đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất V-League, đoạt giải "Bàn thắng đẹp nhất giải" và đạt danh hiệu "Vua phá lưới" với 31 bàn thắng. Đây là một con số mang tính lịch sử, phá vỡ kỷ lục 25 bàn của cựu tiền đạo Lê Huỳnh Đức.Theo thống kê từ chuyên trang chuyển nhượng bóng đá Transfermarkt, Xuân Son đã ra sân tổng cộng 100 trận tại V-League, ghi được 71 bàn thắng và đóng góp 14 pha kiến tạo trong màu áo các CLB Nam Định, Đà Nẵng, và Bình Định. Anh cũng là chân sút có hiệu suất tốt nhất V-League nhiều năm trở lại đây. Nam Định là CLB đầu tiên Xuân Son gắn bó khi tới Việt Nam vào năm 2020 và sau khi trải qua 2 chặng chuyển tiếp ở Đà Nẵng và Bình Định, anh quay trở lại mái nhà đầu tiên vào năm 2023 và gắn bó tới nay. Tình yêu với mảnh đất thành Nam của Xuân Son được khẳng định khi anh chia sẻ rằng tết năm nay là cái tết hạnh phúc khi anh được đón năm mới ở vùng đất đã "kiến tạo" nên Xuân Son ngày hôm nay. Sau thời gian chờ xét duyệt, Xuân Son chính thức nhận quốc tịch Việt Nam hồi tháng 10.2024, sau đó được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024. Tuy nhiên, vì quy định của FIFA, anh phải chờ sau 3 lượt trận đầu tiên mới có thể ra mắt đội tuyển và anh đã không làm người hâm mộ thất vọng. Tại AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son đã tạo nên một dấu ấn khó phai trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á. Dù chỉ thi đấu 5 trận, anh xuất sắc ghi 7 bàn thắng và giành cả hai danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất giải" lẫn "Vua phá lưới". Thành tích này không chỉ thể hiện tài năng vượt trội mà còn cho thấy sự hòa nhập nhanh chóng và tinh thần cống hiến của anh đối với đội tuyển Việt Nam.Trong quá khứ, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến sự góp mặt của một số cầu thủ nhập tịch như Fabio dos Santos (Phan Văn Santos), Kesley Alves (Huỳnh Kesley), Samson Kayode (Hoàng Vũ Samson, thi đấu cho Buriram United năm 2018), Gaston Melo (Đỗ Merlo),... Tuy nhiên, họ chưa từng có cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam để thi đấu ở các giải quốc tế chính thức. Hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Son đã vượt qua mọi rào cản để trở thành nhân tố chủ chốt trên hàng công, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam chinh phục đỉnh cao khu vực.Sự hiện diện và thành công của anh đã phá vỡ những định kiến tồn tại lâu nay về cầu thủ gốc nước ngoài, mở ra một chương mới cho việc sử dụng nguồn lực này trong tương lai. Xuân Son không chỉ mang đến chất lượng chuyên môn cao mà còn thể hiện tình yêu sâu sắc với Việt Nam, minh chứng qua những hành động giản dị như cùng gia đình tham gia vào các hoạt động đời thường, say mê các món ăn Việt và niềm tự hào khi hát Quốc ca.Thành công của Xuân Son đã tạo động lực để đội tuyển Việt Nam xem xét và tiếp nhận thêm các cầu thủ nhập tịch khác như Jason Quang Vinh, Hendrio Araujo,...Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam hôm ấy đáng lẽ phải trọn vẹn niềm vui, nhưng chấn thương nghiêm trọng của Xuân Son đã để lại một nốt lặng đầy ám ảnh trong lòng người hâm mộ. Khi anh đổ gục xuống sân, cả khán đài như nín lặng, hàng triệu con tim thắt lại, lo lắng dâng trào. Đó không chỉ là nỗi đau thể chất của Xuân Son, mà còn là nỗi đau của những người yêu bóng đá nước nhà, khi chứng kiến một trụ cột của đội tuyển phải đối mặt với thách thức lớn nhất sự nghiệp.Chẩn đoán ban đầu về chấn thương của Son chỉ là một ổ gãy đơn giản, nhưng sau quá trình kiểm tra chi tiết, các bác sĩ phát hiện tình trạng phức tạp hơn nhiều: một ổ gãy thân xương chày với mảnh rời lớn hình chêm dài 7 cm ở thành sau, kèm theo nguy cơ phát sinh thêm các mảnh gãy rời nếu không được xử lý đúng cách. Đây không chỉ là bài toán kỹ thuật mà còn là thước đo sự khéo léo và kinh nghiệm của ê kíp phẫu thuật, khi vừa phải đảm bảo xương được cố định chắc chắn, vừa tránh gây tổn thương thêm đến các cấu trúc lành và làm chậm quá trình phục hồi sinh lý.Phẫu thuật kết hợp xương đinh nội tủy trong trường hợp này mang tính thách thức cao. Việc lựa chọn mở ổ gãy để nắn chỉnh mảnh rời hay đóng đinh nội tủy kín đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, vì mỗi phương án đều có những nguy cơ riêng. Ngoài ra, kích thước cơ thể lớn và thể trạng của Xuân Son càng khiến mọi thao tác phải chính xác đến từng chi tiết. Mỗi bước đi trong phẫu thuật được tính toán và mô phỏng kỹ qua phần mềm hiện đại, để đảm bảo sự vững chắc và khả năng phục hồi tốt nhất cho cầu thủ.Sau phẫu thuật, hành trình phục hồi của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, được chia thành bốn giai đoạn với mục tiêu cụ thể: kiểm soát đau, phục hồi chức năng cơ bản, cải thiện sức mạnh và tầm vận động, và cuối cùng là chuẩn bị thể lực ở mức độ cao. Dù phẫu thuật chỉ là 10% của quá trình trở lại, 90% còn lại là sự quyết tâm của Son, kết hợp với đội ngũ phục hồi chức năng và ban huấn luyện. Một cầu thủ chuyên nghiệp có thể mất trung bình 9 tháng để trở lại sân cỏ, và điều này cũng phụ thuộc nhiều vào cách cơ thể đáp ứng với các giai đoạn phục hồi.Từ một cầu thủ luôn bừng sáng trên sân cỏ, Xuân Son giờ đây phải bước vào cuộc chiến hoàn toàn khác, nơi không còn tiếng cổ vũ cuồng nhiệt, chỉ còn sự kiên cường và nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Thử thách này sẽ không dễ dàng, nhưng với tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, người hâm mộ tin rằng anh sẽ trở lại, mạnh mẽ hơn, để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới cùng đội tuyển Việt Nam. Anh nhận được hỗ trợ tối đa từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), từ CLB Nam Định, từ gia đình, người hâm mộ và cả các doanh nghiệp, nhà tài trợ cùng Bệnh viện đa khoa Vinmec - nơi anh đang điều trị. Những bằng khen, phần thưởng có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cũng sẽ là động lực lớn để anh và gia đình vững tin trong hành trình phục hồi phía trước. Sau 3 tuần điều trị tại Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), Xuân Son đã trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Anh nhận được sự chào đón nồng hậu từ người hâm mộ Nam Định."Nam Định luôn là nơi tôi yêu quý vô cùng. Sau 3 năm sống tại đây, tôi cảm nhận rõ rệt tình cảm đặc biệt mà người dân Nam Định dành cho mình. Chính vì thế, đón tết ở Nam Định là một trải nghiệm không thể nào quên. Tôi yêu mọi thứ thuộc về nơi này", Xuân Son chia sẻ với Báo Thanh Niên vào chiều ngày 25.1, trong lúc đang cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới tại nhà riêng ở thành Nam."Năm nay là cái tết thứ 5 của tôi ở Việt Nam, nhưng đặc biệt hơn cả, bởi đây là cái tết đầu tiên tôi đón với tư cách là một công dân Việt Nam thực thụ. Điều này mang ý nghĩa rất lớn với tôi và gia đình", Xuân Son xúc động nói thêm.Mùa xuân này, với tư cách một công dân Việt Nam, Xuân Son đang tận hưởng những giây phút ý nghĩa bên gia đình và những người yêu quý mình tại Nam Định – nơi đã trở thành mái nhà thứ hai của anh.Chấn thương đã làm gián đoạn hành trình đầy rực rỡ của Xuân Son tại AFF Cup, nhưng không thể dập tắt đi ngọn lửa quyết tâm trong anh. Chức vô địch AFF Cup có thể kém trọn vẹn khi anh không thể có mặt trên sân để ăn mừng cùng cả đội nhưng anh biết rằng đó chỉ là bắt đầu cho một chặng đường khác đáng mong đợi.
Giá USD hôm nay 13.4.2024: Đô la tự do đi lên
Hàn Quốc đang trải qua những ngày tang thương sau vụ tai nạn máy bay làm 179 người thiệt mạng khi chuyến bay số hiệu 2216 của hãng hàng không Jeju Air bị trượt khỏi đường băng, lao vào tường rào sân bay và bùng nổ.Sự việc xảy ra vào 9 giờ 7 ngày 29.12 (giờ địa phương) khi chiếc Boeing 737-800 từ Bangkok (Thái Lan) chở theo 181 người hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan (tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc) cách Seoul khoảng 288 km về phía tây nam. Chỉ 2 người sống sót sau thảm kịch là hai tiếp viên làm việc ở khu vực cuối máy bay.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tuyên bố 7 ngày quốc tang bắt đầu từ ngày 29.12 để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Ông cũng chỉ thị kiểm tra an toàn khẩn cấp toàn bộ hệ thống vận hành hàng không của đất nước.Theo Yonhap, đây là vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trên đất Hàn Quốc và là vụ có nhiều người chết nhất liên quan tới một hãng hàng không của nước này.Các cơ quan chức năng cho biết máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn và công việc xác định danh tính người thiệt mạng gặp nhiều khó khăn.Cơ quan chức năng cho rằng sự cố càng đáp, dường như liên quan việc va phải chim, có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay tháp điều khiển không lưu đã cảnh báo với máy bay trên về nguy cơ va chạm chim, trước khi xảy ra tai nạn.Lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay và còn đang tìm hộp chứa dữ liệu ghi âm buồng lái. Có 2 phi công trong buồng lái vào thời điểm tai nạn. Cơ trưởng có kinh nghiệm 6.823 giờ bay trong khi cơ phó có xấp xỉ 1.650 giờ bay.Tờ The Guardian dẫn lời giới chuyên môn cho biết ngành hàng không Hàn Quốc có thành tích cao về an toàn và đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên mà Jeju Air, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc, gặp phải kể từ khi thành lập vào năm 2005.Một ngày sau vụ tai nạn thảm khốc, thêm một máy bay chở khách của Jeju Air cũng gặp sự cố chưa xác định liên quan đến càng đáp. Chuyến bay Jeju Air 7C101 cất cánh vào 6 giờ 37 sáng 30.12 (giờ địa phương) đã được phát hiện gặp trục trặc càng đáp không lâu sau khi cất cánh.Tổ lái quyết định điều khiển máy bay quay về sân bay Gimpo của Seoul và hạ cánh an toàn vào 7 giờ 25 cùng ngày, Yonhap dẫn nguồn tin không nêu tên.Theo nguồn tin, chuyến bay vừa bị ảnh hưởng là dòng Boeing 737-800, và mắc phải lỗi càng đáp như đã xảy ra cho chuyến bay vừa gặp nạn một ngày trước đó ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng.Jeju Air hiện vận hành 39 máy bay Boeing 737 trong số toàn bộ 41 chiếc của đội bay. Đại diện hãng Jeju Air chưa bình luận về thông tin trên.Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae ngày 29.12 đã xin lỗi và gửi lời chia buồn tới các thành viên gia đình nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình.
Hỗ trợ cho những yếu tố trên là các vấn đề về thời tiết và địa chính trị. Cụ thể, trên phạm vi toàn cầu, các dự báo cho thấy El Nino đã kết thúc. Tại Tây nguyên, những cơn mưa chuyển mùa đầu tiên cũng đến khiến nỗi lo nguồn cung thiếu hụt không còn lớn như trước. Ngoài ra, căng thẳng Trung Đông giảm nhiệt cũng góp phần kéo giá cà phê giảm.
Cảnh báo bùng phát bệnh hô hấp ở trẻ lúc giao mùa
Sáng 20.1 (21 tháng chạp), ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đông người đón người thân về quê ăn tết. Các hàng ghế chờ kín người, không còn chỗ trống, nhiều người đành đứng chờ. Người gọi video call, người liên tục nhìn bảng điện tử xem tình hình các chuyến bay của người thân. Nhân viên an ninh sân bay hướng dẫn mọi người đứng đúng vị trí, tránh tình trạng tập trung đông ở các lối ra vào.Nhiều người vì háo hức gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, họ đứng vịn vào thanh chắn, mắt dõi vào phía trong nơi đoàn khách đi ra. Nhiều người mừng rỡ, có những giọt nước mắt rơi xuống trong khoảnh khắc nhận ra bóng dáng của người thân.Bà Bạch Dương (55 tuổi, quê ở Bình Định) cho biết, chuyến bay từ Melbourne (Úc) cất cánh lúc 1 giờ 30 và đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khoảng 8 giờ bay. Đến sân bay, bà đợi con trai bay từ Quy Nhơn vào TP.HCM và sẽ cũng nhau về căn hộ ở TP.Thủ Đức ít ngày. Sau đó, bà sẽ về quê đón tết cùng gia đình khoảng 2 tháng. "Ở Việt Nam tôi còn mẹ 86 tuổi và đông anh em. Gia đình đều ở đây hết, nhớ quê hương nhưng không có tiền về thường xuyên. Tôi phải đi làm, tiết kiệm tiền để dành dụm về quê vào dịp tết. Nếu giàu có chắc tôi về quê hoài, nhưng phải ở lại kiếm tiền lo tương lai cho các con" bà Dương nói. Hơn 15 năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, đây là lần đầu tiên bà Dương về quê đón tết. Những năm trước, để tiết kiệm chi phí bà về Việt Nam vào dịp thường thăm mẹ, anh chị em. "Những lần trước mẹ tôi bị bệnh nên phải về chăm một thời gian rồi quay lại. Giờ để về xem không khí tết ở quê có gì khác hơn so với thời gian trước. Ở sân bay, tôi thấy người đón đông hơn người về. Hồi xưa tôi làm nông nghiệp ở Úc, giờ có tuổi rồi không làm nổi nữa nên định chuyển qua kinh doanh quán cà phê", bà Dương bày tỏ. Sau hơn 3 tiếng ngồi trên máy bay từ Hồng Kông về sân bay Tân Sơn Nhất, anh Nguyễn Nhật Thành (34 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) gặp lại người thân của mình. Họ bắt taxi về nhà hứa hẹn cùng đón cái tết ấm cúng, sưm vầy. "Khoảng 3 tuần nữa tôi sẽ tiếp tục quay lại Hồng Kông để làm việc. 3 năm rồi tôi chưa về quê ăn tết, năm nay tranh thủ, sắp xếp thời gian về với mọi người. Khi đến sân bay, tôi thấy người thân của những người ở nước ngoài đến đón rất đông. Gia đình tôi đã kịp chụp vài tấm ảnh ở sân bay làm kỷ niệm trước khi về nhà", anh Thành cho hay. Ông Đinh Quang Trung (54 tuổi, ở Q.1, TP.HCM) đến sân bay đón con gái ở Nhật Bản về ăn tết. Ở Nhật không đón Tết Nguyên đán nên con gái ông xin nghỉ phép, sắp xếp công việc để được cùng gia đình đón tết. "Lúc nào ga đến quốc tế cũng đông, đặc biệt thời điểm gần tết. Một người về nhưng nhiều người đón, con gái tôi về khoảng 2 tuần. Sáng nay tôi rảnh nên muốn ra sân bay đón con cho vui. Nhà tôi ở gần đường Hàm Nghi, có tuyến xe buýt đi thẳng ra sân bay nên rất tiện. Chuyến bay của con gái chưa hạ cánh nên tôi phải đợi ở đây khoảng 2 tiếng nữa", người đàn ông cho hay. Ông Sang (quê ở Đồng Tháp) đi xe 3 tiếng đến sân bay Tân Sơn Nhất để đón con trai từ Đài Loan về quê ăn tết. Con trai ông đi hơn 7 năm nay, dịp này về quê đón tết cùng gia đình. "Nãy giờ tôi gọi mà chắc con ở trên máy bay không liên lạc được. Ngồi chờ ở đây tôi mua ly cà phê uống cho đỡ buồn ngủ, sáng nay tôi cũng từ quê đi sớm lên TP.HCM đón con", ông Sang nói.