Ống thép Hòa Phát lần đầu tiên vào chuỗi bán lẻ của Nhật Bản
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnVì sao kinh tế đêm chưa thể đột phá?
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:
Tình nguyện mùa đông: Chia sẻ khó khăn với đồng bào miền núi
Trong thời gian nằm điều trị bệnh phổi tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ông T. xuất hiện triệu chứng tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tức và chướng bụng. Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Trường Nam, Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, siêu âm ghi nhận thận phải của người bệnh có khối u, đường kính 3,5 cm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) xác định ung thư ở giai đoạn khu trú, chưa xâm lấn sâu vào thận và chưa lan ra các vùng quanh thận.Theo bác sĩ Nam, phẫu thuật nội soi cắt trọn khối u, bảo tồn thận là phương án điều trị tối ưu cho trường hợp này. Ông T. được tầm soát kỹ các nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp, chảy máu nhiều… do tiền sử nhiều lần cấp cứu, điều trị hồi sức tích cực (ICU) vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mắc thêm bệnh mạch vành, đang sử dụng thuốc chống đông máu.Bác sĩ Nam lựa chọn nội soi qua đường hông lưng nhằm giảm áp lực lên ổ bụng, giảm tác động đến phổi của người bệnh, hạn chế nguy cơ phát sinh biến cố hô hấp trong quá trình phẫu thuật. Quan sát trên màn hình nội soi, ê kíp phối hợp bóc tách, tiếp cận khối u thận. Sau khoảng 180 phút, u được lấy ra ngoài. 3 ngày sau ca mổ, ông T. phục hồi nhanh, không đau, có thể đi lại bình thường và được xuất viện.Theo bác sĩ Nam, trong các loại ung thư thận, ung thư biểu mô tế bào thận như trường hợp ông T. phổ biến nhất, chiếm khoảng 90-95% trường hợp.Ung thư thận giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng, người bệnh thường chỉ tình cờ phát hiện nhờ siêu âm bụng khi khám sức khỏe. Một số trường hợp gặp tình trạng tiểu máu, đau tức hông lưng (có khối u) hay có thể sờ thấy khối u.Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư thận như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, tăng huyết áp… Khi người bệnh có biểu hiện đau nhức xương, ho dai dẳng, khả năng ung thư đã ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác.Bác sĩ Nam khuyến cáo người có những triệu chứng nêu trên cần đến bệnh viện khám để phát hiện bệnh sớm. Nếu ung thư đã tiến triển, xâm lấn sâu, ngoài cắt toàn bộ quả thận chứa khối u, người bệnh có thể cần điều trị hỗ trợ như hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích… Để giảm nguy cơ mắc ung thư thận, chúng ta cần tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng phù hợp, kiểm soát cao huyết áp và tiểu đường (nếu có), hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, khám sức khỏe định kỳ.
Ở độ tuổi 81, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ tại buổi họp báo rằng đây là lần đầu tiên ông có một album tác giả riêng mang tên mình, dù trước đó ông đã làm tới 20 album. Trong đó, "cái thì chung với nhạc sĩ Bảo Chấn, Phú Quang, hay album tổng hợp của các ca sĩ, nhạc sĩ đương thời khác; còn lại đa số là làm album cho các ca sĩ nổi tiếng dù cả album toàn ca khúc Dương Thụ nhưng chỉ là để tên album riêng của chính ca sĩ đó như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Nguyên Thảo, Khánh Linh, Đức Tuấn"...
Đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, 2 người bị xử phạt
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.