Giữ nguyên hạn mức tách thửa như Quyết định 60
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Phía bà Hồng Nhung trình bày yêu cầu khởi kiện, gồm: yêu cầu tòa tuyên hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi giữa ông Võ Văn Ngoan và bà Hồng Loan; xác định ông Ngoan không có hàng thừa kế thứ nhất; yêu cầu bị đơn ra khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm (quận Phú Nhuận, TP.HCM), bàn giao giấy tờ nhà, ô tô cho nguyên đơn.Phía Hồng Loan trình bày yêu cầu phản tố, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn là hàng thừa kế thứ nhất và đã giao nộp đầy đủ cho tòa án các tài liệu xác thực mình là con hợp pháp của NSƯT Vũ Linh. Bà Loan có đơn phản tố, yêu cầu bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Tại phần xét hỏi, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hồng Nhung hỏi bà Hồng Loan về quá trình chung sống giữa bà Loan và NSƯT Vũ Linh, cũng như việc bà Loan là con ruột hay con nuôi của NSƯT Vũ Linh. Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa bao giờ nói tôi là con nuôi".Bà Hồng Loan cho biết thêm, khi bà được 3 tháng tuổi thì đã được ông Trần Quốc Thanh mang về nhà bà nội (mẹ của NSƯT Vũ Linh) để nuôi dưỡng. Vì NSƯT Vũ Linh thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà Loan được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc. Trong suốt quá trình chung sống, giữa bà và NSƯT Vũ Linh không xảy ra mâu thuẫn. Đến năm 17 tuổi, bà Loan lấy chồng và về sống tại nhà chồng, thỉnh thoảng ghé lại thăm NSƯT Vũ Linh.Về vấn đề tang lễ của NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết khi NSƯT Vũ Linh mắc bệnh và sau đó qua đời vào tháng 3.2023, bà cùng gia đình đã tổ chức, lo liệu tang lễ chu đáo. Tuy nhiên, do lúc đó quá đau buồn, bà không nhớ chính xác số tiền mình đã đóng góp cho tang lễ. Riêng về việc xây mộ, bà Loan không biết vì không có quyền tham gia. Khi được hỏi lý do phải kê khai di sản thừa kế, bà Loan cho biết việc này phát sinh từ việc sau khi NSƯT Vũ Linh mất, Hồng Phượng đã lên truyền thông và khẳng định bà Loan là con nuôi. Đồng thời, trong một cuộc họp gia đình, bà Nhung và bà Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà của NSƯT Vũ Linh.Tiếp đó, luật sư hỏi bà Hồng Nhung về quá trình nhận nuôi bà Hồng Loan. Bà Nhung trình bày, năm 1987 ông Thanh mang bà Loan về nhà nuôi. Sau khi mẹ bà Nhung mất, bà cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Hồng Loan.Về việc giấy giao nhận con nuôi, giấy khai sinh thể hiện NSƯT Vũ Linh nhận Hồng Loan là con, bà Nhung khẳng định: "Anh tôi không bao giờ đi làm giấy tờ gì cho cô Hồng Loan. Thời điểm làm giấy tờ ngày thứ bảy, chủ nhật… anh tôi là nghệ sĩ, những ngày cuối tuần đi hát tận hai ca, rất bận nên không thể đi làm giấy tờ. Các giấy khai sinh, giao nhận con nuôi của bà Loan là không hợp pháp nên không có hàng thừa kế thứ nhất".Đồng thời, bà Nhung cho biết thêm, NSƯT Vũ Linh đã từng nói với bà về việc bà Loan làm cho ông đau buồn. Bà Nhung rất thương nên nhiều lần đứng ra hàn gắn tình cảm giữa NSƯT Vũ Linh và bà Loan.Về lý do bà có đơn khởi kiện, yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung cho biết gia đình đã cưu mang bà Loan bao nhiêu năm nhưng cách cư xử của bà Loan rất tàn nhẫn, đã đuổi gia đình bà ra khỏi nhà nên bà phải nhờ pháp luật bảo vệ. Tại phiên tòa, bà Lê Thị Hồng Phượng trình bày, không yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm vì khi còn sinh thời NSƯT Vũ Linh đã nói cho bà căn nhà này và đã kêu bà về ở."Năm 2017, cậu tôi bị bệnh và nhiều lần nói với nhiều người nói cho tôi căn nhà này. Đến năm 2021, cậu tôi kêu tôi quay lại đoạn clip cho tôi căn nhà và tôi đã lập vi bằng. Sau khi cậu mất, gia đình tôi đã họp bàn để mọi người cùng sống chung với nhau trong căn nhà, nhưng đến ngày 27.4.2024, bà Loan đưa giấy đã chuyển nhượng căn nhà và yêu cầu tôi và mẹ ra khỏi nhà", Hồng Phượng trình bày.Bà Phượng cũng cho rằng, các giấy khai khai sinh, giao nhận con nuôi là không hợp pháp. Về việc trả lời với truyền thông NSƯT Vũ Linh không có con ruột, bà Phượng cho rằng do bà Loan đứng trước báo chí nói mình là con ruột nên bà phải lên đính chính để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của NSƯT Vũ Linh.Tòa đang tiếp tục phần tranh luận.Chỉ cạnh tranh, không thay thế
Trên sân Pleiku, người hâm mộ chờ đợi một trận đấu bùng nổ, giàu cảm xúc khi Công Phượng có dịp đối đầu đội bóng cũ HAGL. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra trong hiệp 1. Chất lượng chuyên môn của hiệp đấu này không quá cao, khi CLB Bình Phước quá phụ thuộc vào Công Phượng và những đường lên bóng của đội bóng này trở nên dễ hóa giải. Trong khi đó, khi không được sử dụng các ngoại binh, HAGL cũng không quá vượt trội đối thủ hạng nhất.Trong một thế trận khá tẻ nhạt và đôi bên không có các tình huống phối hợp ấn tượng thì HAGL tạo ra sự khác biệt sau một tình huống cố định. Phút 21, từ cú đá phạt từ bên cánh phải của Minh Vương, bóng khẽ chạm đầu một cầu thủ CLB Bình Phước rồi tìm đến vị trí của Dụng Quang Nho. Sau đó, cựu tuyển thủ U.23 Việt Nam đệm bóng cận thành, mở tỷ số cho HAGL.Sang hiệp 2, thế trận gần như không có sự thay đổi nào. Hai đội vẫn tương đối bế tắc và CLB Bình Phước nhờ đến sai lầm của đối thủ để có bàn gỡ hòa. Phút 55, nỗ lực pressing của Hồ Tuấn Tài khiến Phan Đình Vũ Hải bối rối. Thủ môn của HAGL phá bóng nhưng bóng lại tìm đến vị trí của Công Phượng và tiền đạo này đã lập tức tận dụng cơ hội để ghi bàn. Đây cũng là bàn thắng ấn định tỷ số hòa 1-1 bởi trong khoảng thời gian còn lại của trận đấu, khả năng tấn công của cả HAGL lẫn CLB Bình Phước đều không có dấu hiệu khởi sắc. Hai đội buộc phải bước vào loạt đá luân lưu may rủi. HLV Lê Quang Trãi quyết định tung thủ môn Trần Trung Kiên, người vừa vô địch AFF Cup 2024 vào sân để bắt thay Vũ Hải. Và đây là quyết định sáng suốt. Trung Kiên đã cản phá thành công 2 quả đá 11 m của Huỳnh Tấn Sinh và Hồ Tuấn Tài, góp công lớn giúp HAGL giành chiến thắng 4-3 và đoạt vé vào tứ kết Cúp quốc gia. Cũng trong chiều 12.1, một trận đấu khác tại Cúp quốc gia cũng được định đoạt trong loạt đá luân lưu. Sau khi hòa nhau 1-1 trong 90 phút, CLB Ninh Bình giành chiến thắng 4-2 trước đội Bà Rịa Vũng Tàu.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ 100 tấn củ sắn giúp dân
Không ai trong số những người tham gia bị ung thư tuyến tiền liệt khi bắt đầu nghiên cứu.
Quyết định này đồng nghĩa với việc cầu thủ được hâm mộ nhất bóng đá Việt Nam hiện nay Nguyễn Xuân Son sẽ không được dự SEA Games 33. Kéo theo đó, ngôi sao nhập tịch này cũng khó cạnh tranh danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam sau đây 1 năm. Tuy nhiên, khó người khó ta, đội U.22 Việt Nam không được bổ sung các ngôi sao sáng giá nhất, thì Thái Lan và Indonesia cũng vậy. Những cầu thủ nhập tịch đang thi đấu tại châu Âu của Indonesia sẽ không thể dự SEA Games vì quá tuổi, những tài năng nổi bật nhất của bóng đá Thái Lan như Chanathip Songkrasin hay Theerathon Bunmathan cũng vậy. Sẽ không có chuyện những cầu thủ vừa nêu cố vớt vát danh hiệu cuối sự nghiệp của họ bằng 1 tấm HCV SEA Games 33 năm 2025, trên sân nhà Thái Lan.Đề xuất về độ tuổi U.22 tham dự nội dung bóng đá SEA Games, thay vì U.23 như các kỳ đại hội trước đây, cộng thêm việc không cho phép các đội bổ sung cầu thủ quá tuổi quy định của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và Tổng cục Thể thao Thái Lan (SAT), nhanh chóng được giới bóng đá Đông Nam Á ủng hộ.Lứa tuổi U.22 dự SEA Games đúng với lộ trình dự giải U.23 châu Á 2026 của các đội bóng trong khu vực. Đồng thời, với độ tuổi trẻ này, các tài năng của bóng đá Đông Nam Á có nhiều cơ hội phát triển. Nội dung bóng đá nam SEA Games 33, vì thế, được trả về đúng với giá trị của đại hội, đó là tạo sân chơi cho các tài năng trẻ "tung cánh", đến với những sân khấu lớn hơn, có đẳng cấp cao hơn sau SEA Games.Trong những năm gần đây, lịch thi đấu bóng đá đỉnh cao tại Đông Nam Á ngày một dày đặc. Ngoài giải vô địch bóng đá Đông Nam Á dành cho các đội tuyển quốc gia (AFF Cup), bóng đá trong khu vực còn có thêm giải vô địch các CLB (cúp C1 Đông Nam Á, mùa này mang tên Shopee Cup). Xen kẽ với các giải kể trên, cầu thủ Đông Nam Á còn phải thi đấu vòng loại World Cup, vòng loại Asian Cup, vòng chung kết (VCK) Asian Cup đối với cấp độ đội tuyển quốc gia, các cúp châu Á (AFC Champions League Elite và AFC Champions League 2) đối với các CLB. Yêu cầu về mặt thành tích ở các sân chơi kể trên khiến cho một số đội bóng buộc phải sử dụng những cầu thủ phù hợp, sử dụng nhiều cầu thủ ngôi sao. Riêng với các CLB thi đấu ở Cúp C1 Đông Nam Á và các cúp châu Á, họ phải dùng nhiều ngoại binh để tăng khả năng cạnh tranh thành tích cho CLB của mình. Vì thế, các sân chơi dành riêng cho các cầu thủ trẻ ngày một trở nên quan trọng với các nền bóng đá trong khu vực.SEA Games là 1 trong những sân chơi như thế, dành riêng cho các cầu thủ trẻ ở nội dung bóng đá nam. Việc Ban tổ chức SEA Games 33 năm 2025, giới hạn độ tuổi ở lứa U.22, tạo điều kiện tối đa cho các cầu thủ trẻ được thể hiện, về lâu về dài, có lợi cho sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á! HLV Kim Sang-sik sẽ theo dõi kỹ các giải đấu trong nước, tìm nguồn cầu thủ trẻ, xây dựng lực lượng cho đội tuyển U.22 Việt Nam, hướng về các nhiệm vụ quốc tế trong năm 2025. Khi mùa giải 2024-2025 kết thúc vào tháng 5 năm nay, bộ khung cơ bản của U.22 Việt Nam cơ bản sẽ hình thành, sẵn sàng tham dự vòng loại U.23 châu Á 2026. Sau vòng loại giải châu Á, lực lượng dự SEA Games gần như sẽ được phác thảo. Sau đó là giai đoạn tập huấn chuẩn bị cho SEA Games, nhiều khả năng sẽ diễn ra trong tháng 11.
Đồng Nai: Dự kiến chi 25 tỉ đồng trong 5 năm để khống chế bệnh dại
Cạnh đó, Bộ NN-PTNT sẽ xây dựng được các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả trên 9 nhóm cây trồng chủ lực quốc gia: lúa, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, rau, sắn. Đến năm 2030 sẽ có ít nhất 80% số tỉnh, thành phố xây dựng được mô hình sử dụng phân bón hữu cơ gắn với chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của địa phương.