Giá vàng hôm nay 9.4.2024: SJC tiến sát 83 triệu đồng/lượng
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.Cha mẹ tặng cho nhà để thờ cúng, đem bán được không?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Trường quốc tế AISVN cam kết hoàn trả, hoán đổi cổ phần tiền phụ huynh đóng góp
Trong đó, điểm sáng nổi bật về kết quả kinh doanh được ghi nhận từ mảng Thiết bị điện, Khu công nghiệp và bất động sản. Đây là kết quả kinh doanh ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, cho thấy doanh nghiệp đã thích ứng tốt và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi.Tính riêng quý 4/2024, doanh thu thuần của GELEX đạt 10.142 tỉ đồng, tăng 16,4% so với quý 3 và tăng 25,1% so với cùng kỳ nhờ tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng tốt. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay.Lợi nhuận gộp quý 4/2024 đạt 2.410 tỉ đồng, tăng 45,2% so với quý trước, tăng 108,1% so với cùng kỳ, cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi được cải thiện tích cực. Cả năm, lợi nhuận gộp là 6.766 tỉ đồng, tăng 22,8% so với năm trước.Biên lợi nhuận gộp cải thiện tích cực so với cùng kỳ và các quý đầu năm nhờ mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng phục hồi. Cầu phục hồi, giá bán cải thiện và việc chủ động điều tiết tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối, tồn kho giúp giảm chi phí hiệu quả. Cả năm, biên lợi nhuận gộp là 20%, tăng gần 2% so với năm 2023.Lợi nhuận trước thuế quý 4/2024 đạt 1.346 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 3.616 tỉ đồng, tăng 158,8% so với năm trước nhờ tăng trưởng mạnh của hoạt động kinh doanh cốt lõi bên cạnh lợi nhuận tài chính từ thoái vốn các khoản đầu tư.Trong đó, tăng trưởng ấn tượng đến từ mảng kinh doanh thiết bị điện do GELEX Electric quản lý với các dòng sản phẩm như dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, dây đồng CFT… Đây đều là những thương hiệu uy tín trên thị trường với nhiều năm chiếm thị phần hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giữ vững thị trường trong nước với các mặt hàng chiến lược, các doanh nghiệp mảng thiết bị điện của GELEX còn mở rộng các dòng sản phẩm mới, gia tăng tệp khách hàng và từng bước phát triển thị trường nước ngoài phù hợp.Trong đó, nhiều sản phẩm đã ra đời như dây cáp điện chậm cháy, chống cháy CADIVI, các sản phẩm phòng cháy, thiết bị an ninh, giám sát… Đây đều là các sản phẩm thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường, phục vụ cho lưới điện thông minh đang được GELEX chú trọng phát triển.Theo Báo cáo tài chính của GELEX Electric, năm nay khối thiết bị điện ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.130 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.153 tỉ đồng, trở thành khối có đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Tập đoàn GELEX.Ở lĩnh vực vật liệu xây dựng, năm qua, đơn vị thành viên của GELEX là Viglacera tiếp tục chiến lược "xanh hóa" sản phẩm nhằm đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế. Nhiều sản phẩm như kính siêu trắng, đá nung kết, kính Low E và Solar Control được sản xuất từ dây chuyền kính tiết kiệm năng lượng hay bê tông khí chưng áp đã dần chinh phục thị trường.Mảng Khu công nghiệp và Bất động sản tiếp tục duy trì sức hút với các dòng vốn chất lượng. GELEX cùng đơn vị thành viên đã nâng tầm các khu công nghiệp lên một vị thế mới khi đi đầu trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao.Trong năm, mô hình mới về khu công nghiệp xanh và thông minh được đơn vị thành viên Viglacera kích hoạt tại Thuan Thanh Eco Smart IP, dự án công trình khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao (Angsana Quan Lạn Hạ Long) được bấm nút hoạt động. Viglacera còn bổ sung 839,04 ha đất KCN khi được chấp thuận đầu tư thêm 3 KCN là KCN Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa), KCN Sông Công II (tỉnh Thái Nguyên) và KCN Trấn Yên (tỉnh Yên Bái).Bên cạnh đó, GELEX và Frasers Property Vietnam cũng đã khởi công 4 trung tâm công nghiệp cao cấp theo tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế, phù hợp với mục tiêu bền vững mà Chính phủ đã đề ra.Ở lĩnh vực khác như Hạ tầng tiện ích (các dự án năng lượng và nước sạch) đều được vận hành an toàn, ổn định và tối ưu chi phí.Tại 31.12.2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.803 tỉ đồng. Các hệ số về khả năng thanh toán, hệ số nợ đều được cải thiện tích cực. Các hệ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE được cải thiện tốt.Giá trị thương hiệu GELEX tăng 55%, thuộc Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2024 và được VIS Rating xếp hạng A về độ tín nhiệm. Hình ảnh GELEX sôi nổi cùng nhiều hoạt động với các đối tác như Frasers Property Vietnam, Sembcorp Industries, FPT, GTEL…GELEX cũng đồng loạt triển khai các dự án chiến lược quan trọng như Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai hệ thống Quản trị Nhân sự tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, chuẩn hóa quy trình công bố thông tin, công bố đồng thời bằng tiếng Anh từ 2025…Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng các dự án trọng điểm được triển khai, GELEX đã và đang xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trong các lĩnh vực đầu tư là Thiết bị điện, Hạ tầng Khu công nghiệp, Tài chính ngân hàng và các lĩnh vực mới khác. Trong đó, GELEX sẽ lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hướng đến tổ chức học tập và tiếp tục trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Trên thế giới, trong phiên giao dịch sáng nay (1.4), giá gas giảm nhẹ 1,2% ở mức 1,73 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 5. Giá giảm trong bối cảnh tồn kho dự trữ tăng mạnh và dự báo thời tiết ôn hòa hơn. Các dự báo cho thấy, giá khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng LNG sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024, giá tại châu Âu đã giảm 45% xuống còn 10 USD/mmbtu trong 3 tháng qua.
Có một ‘thương hiệu’ Shakhtar!
Những cây thông ào vào tỉnh ủy