Từ hôm nay, 25 cổ phiếu trên UPCoM bị đình chỉ giao dịch
Khi đậu xe dưới trời nắng gắt, không có bóng râm, nhiệt độ bên trong cabin có thể vượt ngưỡng 80 độ C. Sức nóng cực đoan này không chỉ làm hư hại nội thất mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ những vật dụng tưởng chừng vô hại. Áp suất tăng cao có thể khiến một số đồ dùng phát nổ, thậm chí dẫn đến hỏa hoạn.Bật lửa là một trong những đồ vật dễ phát nổ khi gặp nhiệt độ cao, đặc biệt nếu vỏ bị rạn nứt. Tương tự, pin sạc dự phòng khi bị quá nhiệt có thể phồng rộp và gây cháy. Ngoài ra, các loại bình xịt chứa khí nén như nước hoa dạng lỏng, chất khử mùi nội thất,... cũng có thể phát nổ khi chịu nhiệt độ và áp suất tăng cao.Để hạn chế rủi ro, cần kiểm tra bên trong xe trước khi rời đi, tránh để lại những vật dụng dễ cháy nổ, nhất là trong những ngày nắng nóng.Học sinh Việt Nam đầu tiên nhận học bổng toàn phần hơn 6 tỉ đồng của UConn
Chị Đỗ Thị Nguyệt Ánh, chủ xưởng may Thanh Thanh Liên, đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM, nói: "Các nhân viên đã đồng cam cộng khổ cùng xưởng suốt nhiều năm. Họ đồng cảm nên chấp nhận mức lương sụt giảm. Chúng tôi không ai muốn để nhân viên thiệt thòi. Nên năm 2024, sẽ cố gắng tăng tiền lương cho họ. Rất kỳ vọng tình hình kinh doanh khả quan hơn, nhận được nhiều đơn hàng".
Giáo sư, Hiệp sĩ Anh gốc Việt trao đổi với 300 nhà khoa học Việt Nam
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 2.3.2025.KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Bến xe tiền tỉ thành nơi… mở nhà hàng
Theo ABC News, các luật sư của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump cho rằng tòa án "nên hủy bỏ phiên tòa tuyên án dự kiến diễn ra vào ngày 10.1 và hoãn mọi thời hạn tiếp theo trong vụ án cho đến khi đơn kháng cáo miễn trừ của ông Trump được giải quyết hoàn toàn và dứt điểm". Lập luận này được đưa ra trong một hồ sơ gửi lên tòa án và được Thẩm phán New York Juan Merchan công bố trong ngày 6.1Tuy nhiên, Thẩm phán Merchan đã bác bỏ yêu cầu đó trong một phán quyết vào cuối ngày 6.1. "Tòa án đã xem xét các lập luận của bị cáo và thấy rằng phần lớn đều là sự lặp lại các lập luận đã được đưa ra nhiều lần trước đó", ông Merchan viết.Văn phòng Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg trước đó trong ngày 6.1 đã thúc giục thẩm phán bác bỏ yêu cầu trì hoãn bản án. Các công tố viên lưu ý rằng phán quyết cuối cùng sẽ cho phép ông Trump tiếp tục kháng cáo trong vụ án. Họ cho rằng việc tuyên án phải diễn ra lúc này chính là vì ông Trump cứ liên tục yêu cầu hoãn từ tháng 7.2024 đến nay.Trong một tuyên bố, ông Steven Cheung, người phát ngôn của Tổng thống đắc cử Trump, gọi quyết định tuyên án theo kế hoạch đó là "phi pháp". "Quyết định lịch sử của tòa án tối cao về quyền miễn trừ, hiến pháp tiểu bang New York và các tiền lệ pháp lý đã được thiết lập khác yêu cầu phải bác bỏ ngay lập tức trò lừa bịp vô căn cứ này", ông Cheung nói.Hồi tháng 5.2024, ông Donald Trump bị cáo buộc vi phạm 34 tội danh là làm giả giấy tờ kinh doanh, khiến ông trở thành cựu tổng thống đầu tiên bị kết tội. Vụ việc liên quan đến cáo buộc nhằm che giấu khoản tiền bịt miệng trả cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.Việc tuyên án đã bị trì hoãn nhiều lần do cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 và những nỗ lực của ông Trump nhằm bác bỏ vụ án dựa trên những tuyên bố về quyền miễn trừ của tổng thống. Cuối cùng, Thẩm phán Juan Merchan đã bác bỏ lập luận về quyền miễn trừ vào tháng 12.2024. Thẩm phán Merchan ngày 3.1 nêu rõ ông có ý định không áp dụng án tù, vì các công tố viên "thừa nhận họ không còn coi (án tù) là đề xuất khả thi" sau chiến thắng bầu cử của ông Trump.Nhóm của ông Trump chưa bình luận gì về việc nhà lãnh đạo sắp nhậm chức này có mặt tại tòa hay không. Ông Trump đã được phép hầu tòa trực tiếp hoặc trực tuyến trong phiên tòa diễn ra vào ngày 10.1.