Thực hư chuyện nhân viên phòng công chứng làm không có thời gian đi ăn cơm
VietGoal là trung tâm bóng đá trẻ em được thành lập năm 2012 tại Hà Nội. Sau hơn 10 năm hoạt động, hiện tại VietGoal đã có 144 điểm huấn luyện khắp cả nước, từ Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đến Hưng Yên, Đà Nẵng. Số lượng cầu thủ nhí đang tập luyện thường xuyên tại VietGoal là gần 15.000 em, tập cùng hơn 500 HLV, trong đó có rất nhiều cựu HLV, cầu thủ chuyên nghiệp từng thi đấu có thành tính cao ở các giải đấu trong khuôn khổ quốc tế và quốc gia.Nghiên cứu mới tiết lộ nam hay nữ dễ mắc ung thư hơn
Trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam, tượng Tam thế chùa nào cũng có, hầu hết tượng Phật khoác áo cà sa che kín người hai nửa cân nhau, nhưng kiểu khoác áo cà sa như thế này thì rất hiếm, trên cả nước chỉ có ở bộ Tam thế Phật chùa Côn Sơn và bộ Tam thế Phật chùa Hiệp Thuận (H.Phúc Thọ, Hà Nội).
Những hoạt động Xuân tình nguyện ý nghĩa tại Bình Định
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Kể từ sau chức vô địch lịch sử In-Season Tournament, Los Angeles Lakers bất ngờ thi đấu chật vật tại giải đấu chính thức của NBA. Trong 6 trận đấu gần nhất, đội bóng của ngôi sao LeBron James nhận đến 5 thất bại, trong đó có chuỗi 4 trận thua liên tiếp. Tuy nhiên, đội bóng danh tiếng Lakers đã tìm lại niềm vui chiến thắng trước Oklahoma City Thunder bằng sự thay đổi đội hình rất hợp lý.
Khai mạc giải bóng các CLB Lão tướng tỉnh Khánh Hòa mở rộng năm 2023
Trần Thu Hà (21 tuổi, ngụ P.9,TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), phấn khởi cùng bố mẹ đến Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) TP.Đà Lạt để làm các thủ tục nhập ngũ. Thượng tá Trần Hùng Sơn, Trưởng Ban CHQS TP.Đà Lạt, cho biết năm nay TP.Đà Lạt tuyển 190 quân, đặc biệt năm nay có duy nhất 1 nữ là Trần Thu Hà nộp đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Lãnh đạo Ban CHQS TP.Đà Lạt rất vui và tạo điều kiện để chiến sĩ Thu Hà thực hiện ước mơ của mình. Hà được Ban CHQS TP.Đà Lạt bàn giao trực tiếp cho Học viện Lục quân để đưa về Quân khu 7 huấn luyện trong 3 tháng.Hà cho biết vừa học xong chương trình ĐH ngành văn thư hành chính ở Quảng Ngãi. Khi về lại Đà Lạt chờ nhận bằng tốt nghiệp Hà viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. "Em rất thích màu áo xanh bộ đội, nên em viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Em mong ước trở thành quân nhân chuyên nghiệp vì em nghĩ ngành học mà em đã học cũng cần thiết trong môi trường quân đội và em sẽ cố gắng rèn luyện và phát huy hết khả năng để cống hiến cho đất nước", Hà chia sẻ.Bà Nguyễn Thị Lĩnh (mẹ của Hà - giáo viên Trường TH Thái Phiên,TP.ĐàLạt), cho biết Hà là chị cả trong gia đình, em Hà mới học lớp 7. Khi biết Hà muốn tham gia nghĩa vụ quân sự gia đình ủng hộ và động viên cháu nhập ngũ và đóng góp khả năng, nhiệt huyết của mình phục vụ đất nước. Bà Lĩnh cho biết thêm trong mấy tháng chờ đợi nhập ngũ, Hà đi làm tại một tiệm bánh có mức thu nhập ban đầu 7,5 triệu đồng/tháng; nhưng mấy ngày qua Hà chộn rộn chuẩn bị tư trang để sẵn sàng nhập ngũ.Thiếu tá Vũ Bảo Ngọc (Học viện Lục quân), cho biết thêm năm nay Học viện tuyển 160 chiến sĩ nam và 3 chiến sĩ nữ, trong đó Hà là chiến sĩ nữ duy nhất của TP.Đà Lạt. Ngày mai (13.2) xe Học viện sẽ chở Hà về Trường quân sự Quân khu 7 để được tham gia huấn luyện chiến sĩ mới. Sau đó Hà sẽ về Học viện Lục quân làm lính nghĩa vụ. Cũng theo thiếu tá Vũ Bảo Ngọc, nếu Hà và gia đình có nguyện vọng để Hà trở thành quân nhân chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành nghĩa vụ sẽ qua đợt thi tuyển.Trong số các chiến sĩ mới của TP.Đà Lạt, có 146 người được giao cho các đơn vị quân đội gồm: Lữ tác chiến điện tử 98 (Bộ Tổng tham mưu), Sư đoàn Bộ binh 302, Trung đoàn 94 (Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng), có 44 chiến sĩ làm nghĩa vụ Công an.