Đẩy mạnh du lịch sông nước
Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bạn bè của chú rể tự tay chuẩn bị cổng cưới tặng bạn thân trong ngày trọng đại. Người đi kiếm cây chuối, người chặt tre, người cắm hoa trong không khí vui vẻ, rộn ràng. Cổng cưới hoàn thiện chỉ trong một ngày, ai nấy đều hài lòng với món quà đặc biệt của nhóm bạn dành tặng chú rể. Nhiều người để lại bình luận tích cực về tình nghĩa bạn bè và gửi lời chúc hạnh phúc đến cặp vợ chồng trẻ.Tài khoản Nguyễn Ngọc viết: "Cổng đẹp nhưng hơn hết là sự đoàn kết, tình cảm gia đình hàng xóm láng giềng. Đó mới là ngày vui, chứ đám cưới lộng lẫy xa hoa, khách tới chỉ ngồi ăn cũng không vui lắm". Bạn Việt Linh bày tỏ: "Thích đám cưới như này nè, hồi xưa làm gì có cổng rạp như bây giờ. Toàn thanh niên trai tráng trong xóm tụ tập lại làm, ăn uống với nhau vui hết nấc". Một trong những người làm cổng cưới tặng chú rể là anh Phan Vũ (ở H.Vị Thanh, Hậu Giang), bạn của chú rể Lê Thiện Văn (32 tuổi). Anh Vũ cho biết, trước đám cưới một ngày mọi người sắp xếp thời gian, công việc đến phụ giúp gia đình. Nhóm bạn chỉ mua hoa hồng tươi còn chuối, tre, dừa nước… thì tìm trong xóm. Chú rể là người tổ chức đám cưới cuối cùng trong nhóm bạn chơi chung với nhau nên mọi người muốn phụ giúp để đám cưới trở nên ý nghĩa. "Công đoạn khó khăn nhất là lá chuối và lá tre hay bị khô nên tụi mình phải thay liên tục. Mọi người cùng đoàn kết, chung sức nên việc thực hiện diễn ra nhanh gọn. Cổng cưới tự làm tiết kiệm được khoảng 3 triệu nhưng điều quan trọng là thể hiện tình cảm với người bạn thân", anh Vũ nói. Nhóm bạn chơi chung với nhau từ hồi cấp 3, đến nay đã 12 năm. Hàng xóm, khách mời đến dự ai cũng khen cổng cưới, chụp hình kỷ niệm. Chú rể Thiện Văn cho hay, bản thân rất vui và hạnh phúc khi được bạn bè phụ giúp trong ngày trọng đại. "Ai cũng nhiệt tình đóng góp công sức vào ngày vui của mình. Cây nhà lá vườn có gì mọi người làm đó nhưng kết quả thành công ngoài sức kỳ vọng. Các bạn tự lên ý tưởng, kiếm vật liệu để hoàn thiện. Tôi mua thêm ít hoa tươi về cắm để không gian thêm lãng mạn", anh Văn cho hay. Anh Văn bày tỏ sự trân quý trước tình cảm của bạn bè, khách mời dành cho mình. Ai cũng dành thời gian chụp hình kỷ niệm và lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ. Ở chỗ anh, đa phần đều thuê dịch vụ tiệc cưới tổ chức, ít ai tự làm. Anh Văn và cô dâu yêu nhau hơn một năm trước khi nên duyên vợ chồng. "Nhà cô dâu cách nhà mình khoảng 30 km, nhà gái cũng khen cổng cưới. Tôi vô tình gặp vợ trong một lần đi dự tiệc, hai người nói chuyện, tìm hiểu và nhận thấy có nhiều điểm tương đồng. Tụi mình yêu nhau và giờ đồng hành với nhau trong cuộc sống", chú rể chia sẻ.Harman Kardon trình làng loa di động nhỏ gọn Luna
Hình ảnh những đứa trẻ thơ chụm đầu lại bên ngọn đèn dầu để tìm ánh sáng tri thức hay nói một cách chân phương là học bài và làm bài vào ban đêm là ký ức không thể nào quên của tôi hay những người bạn cùng thời. Năm tháng tuổi thơ của tôi dần trôi qua với lời dặn dò của người lớn: Cố gắng học bài và làm bài vào ban ngày vì ban đêm đèn dầu không đủ ánh sáng, ảnh hưởng đến thị lực. Cũng may, lúc nhỏ bài học không nhiều nên đa số là giải quyết vào ban ngày, khi nào bận rộn lắm mới học vào ban đêm.Những chiếc đèn dầu có nhiều loại với những công năng khác nhau: Đèn hột vịt thường được đặt trên bàn thờ gia tiên, đèn ABC có kích thước lớn hơn đèn hột vịt và thường được để ở phòng khách hay ở giữa nhà. Cả hai loại đèn thông dụng này đều có núm vặn điều chỉnh tim đèn để có được nguồn sáng như ý muốn. Ngoài hai loại đèn này, nhà nào sang hơn thì sử dụng đèn Hoa Kỳ mà theo nhiều người đây được xem như thành tựu nổi bật nhất của đèn dầu Việt Nam. Hầu như, mỗi nhà trong xóm đều có những chai dầu dự trữ đề phòng đèn hết dầu giữa chừng. Có những lúc hết dầu mà chưa kịp mua, thế là chạy khắp xóm để mượn hay xin một ít chế vào đèn để thắp sáng. Thế mới biết ánh sáng thật có giá trị vào những đêm tối! Hình ảnh những chiếc đèn dầu soi sáng con đường quê len lỏi vào trong tâm thức tôi và càng khắc sâu hơn khi tôi được đọc tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam và mãi mãi là những kỷ niệm đáng nhớ của một thời tuổi thơ.Năm tôi học lớp 9, ba sắm được một chiếc bình ắc quy và một chiếc đèn nhỏ. Thế là gian nhà nhỏ bừng lên ánh sáng trắng của bóng đèn sạc bình. Một chiếc bình nhỏ tương ứng với năng lượng và công suất của bóng đèn thắp sáng được trưng dụng thay thế những chiếc đèn dầu ngày xưa là một kỳ công của người dân nông thôn, dĩ nhiên trong đó có cả gia đình tôi. Nghề sạc bình rất thịnh hành vào thời điểm này. Có những nơi hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách. Thế là hẹn lần, hẹn lượt và có nhiều khi là khách giận hờn vì không có bình để thắp sáng đèn vào ban đêm. Chiếc bình ắc quy không những thắp sáng mà có một công dụng nữa đó là sử dụng để xem TV. Những chiếc TV trắng đen ngày ấy khi gần hết bình là cái khung sẽ dần nhỏ lại cho đến khi không còn thấy hình được nữa. Nhiều khi đang xem phim hấp dẫn mà hết bình thì thật là tức anh ách! Nhưng dù sao đi nữa thì chiếc bình ắc quy vẫn được xem là một bước phát triển so với những chiếc đèn dầu."Dòng điện mê say gọi ngày tương lai. Dòng điện bao la, gọi đời bay xa …" - những ca từ trong bài hát Trị An âm vang mùa xuân của cố nhạc sĩ Tôn Thất Lập mà lúc nhỏ tôi nghe các cô chú hát trong những lần hội thi văn nghệ quần chúng đã trở thành sự thật ở xóm tôi, khi những cây cột điện lần lượt được dựng lên. Cả xóm được hòa chung vào lưới điện quốc gia trong khí thế "dòng điện trong ta gọi đời bay xa". Những chiếc đèn dầu, bình ắc quy từ từ trở thành những vật kỷ niệm của một thời đã qua khi được thay thế bằng những chiếc bóng đèn hiện đại với nhiều chủng loại, màu sắc, kích cỡ theo thị hiếu của khách hàng. Đời sống của người dân được nâng chất theo sự phát triển của mạng lưới điện nông thôn. Nếu trước đây, từ trung tâm huyện đi vào xóm là hình ảnh le lói của những ngọn đèn dầu, đèn pin soi đường thì giờ đây với hệ thống đèn đường những người dân xóm tôi yên tâm hơn khi có việc ra khỏi nhà vào ban đêm. Vào những buổi tối thứ bảy trên ti vi có cải lương, bà con trong xóm không sợ cái cảnh phải về nhà sớm giữa chừng khi chưa hết tuồng vì có ông điện lực đảm bảo rồi! Vui nhất là những lần có World Cup hay Euro Cup, cả xóm tôi thật rộn ràng. Ngay cả những người phụ nữ không biết đến bóng đá cũng nôn nao. Họ chuẩn bị đủ thứ, nào là mì gói, cháo ăn liền, cà phê, sữa… để cho cánh đàn ông có sức mà thức cùng bóng đá. Những tối trực tiếp bóng đá, quán cà phê chú Ba luôn đông nghẹt. Thật thú vị khi hàng chục người chụm đầu vào màn hình la rầm trời rầm đất mỗi khi có bàn thắng hay những pha hỏng ăn của cầu thủ. Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu là vui nhất. Thường là một nồi cháo lòng được chuẩn bị từ lúc đầu hôm để làm ấm lòng những tín đồ túc cầu giáo giữa đêm khuya. Nếu không có nồi cháo thì cũng xôi nếp, khoai lang hay mì gói. Tình làng nghĩa xóm thật ấm lòng làm sao với sự lan tỏa tích cực của mạng lưới điện trên khắp mọi miền. Trong dịp tết vừa rồi, ngồi hàn huyên tâm sự với những người bạn cùng thời tất cả chúng tôi đều có chung một suy nghĩ là từ khi mạng lưới điện được phủ sóng thì đời sống vật chất và tinh thần của mọi người được nâng lên dần, trong đó có cả người dân trong xóm tôi hay nói một cách khác là nhờ có điện mà cuộc sống được cải thiện và xa hơn nữa là kinh tế sẽ phát triển tạo tiền đề để đất nước được giàu mạnh hơn. Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng. - Nhận bài thi đến hết ngày 30.04.2025. - Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
Đồng Nai: Công bố tên 525 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật kinh tế tại Trường đại học Tôn Đức Thắng vào tháng 8.2023, Thảo Nguyên đi làm cho một công ty tại Bình Dương và có mức lương khá ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong tâm trí Nguyên vẫn luôn có ước mơ được trở thành chiến sĩ bộ đội, nên cuối năm 2024, Thảo Nguyên đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, để được cống hiến, phục vụ Tổ quốc, trở thành công dân có ích cho xã hội."Sau khi theo dõi công tác khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi năm 2024 qua các kênh báo chí, truyền hình, thấy được hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã không quản ngại gian khổ, tiên phong vào những vùng khó khăn, nguy hiểm nhất để giúp đỡ người dân thì hình ảnh người chiến sĩ bộ đội càng trở lên thiêng liêng và trân quý đối với tôi. Đó cũng là động lực thôi thúc tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ, và tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận được giấy báo trúng tuyển", Thảo Nguyên chia sẻ.Nhận thức rõ môi trường trong quân đội sẽ rất khác biệt với cuộc sống hiện tại và chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thảo Nguyên vẫn giữ ý chí vững vàng và tự tin nhập ngũ sẽ vượt qua được hết khó khăn, thử thách đó để trưởng thành hơn."Khi nhận tin con trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, tôi cảm thấy tự hào vì con đã trưởng thành, có trách nhiệm và sẵn sàng phục vụ đất nước, nhưng đồng thời cũng có nỗi lo lắng vì là con gái, xa nhà, sống trong môi trường mới và đầy thử thách", bà Trần Thị Hồng (mẹ Thảo Nguyên) chia sẻ.Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài cho biết: Năm 2025, địa phương có 22 chỉ tiêu tuyển quân, trong đó có 17 chỉ tiêu quân đội và 5 công an, 100% các bạn trẻ đều có đơn tình nguyện nhập ngũ. Đáng chú ý, Đặng Trần Thảo Nguyên là bạn nữ duy nhất trong đợt này, đồng thời có cha cũng đã phục vụ trong quân đội.Cũng theo ông Dũng, từ tìm hiểu từ gia đình, sau khi tốt nghiệp đại học năm 2023, Thảo Nguyên đã mong muốn nhập ngũ nhưng do trễ so với thời gian xét tuyển, nên năm vừa qua em đã chủ động viết đơn. Đây là một trường hợp điển hình, đáng biểu dương. Chúng tôi cũng hy vọng các đợt tuyển quân những năm tiếp theo sẽ có nhiều bạn nữ tự tin, sẵn sàng nhập ngũ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người công dân.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
‘Trạm cứu hộ trái tim’ vướng tranh cãi vì nam chính ‘gây sốc’
Nghị định 30 quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, gồm: người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).Trong đó, tại khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,25 triệu đồng trở xuống.Khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3 triệu đồng trở xuống.Nghị định 30 cũng nêu rõ, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đây cũng là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.Địa phương sẽ có giấy đề nghị xác định người lao động có thu nhập thấp, quyết định công nhận danh sách người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của T.Ư và địa phương, bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đã xác định nguồn vốn cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là người lao động có thu nhập thấp.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,7 triệu đồng/tháng.Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ.Đáng chú ý, khảo sát cũng chỉ ra mức sống tối thiểu của người dân năm 2024 được xác định là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội, những người có thu nhập trên 5,4 triệu đồng/tháng cũng phải chật vật để trang trải cuộc sống.