Tuyển thủ bóng rổ Việt Nam được chọn dự giải nữ bóng rổ nhà nghề Mỹ
Các chương trình truyền thông giáo dục tài chính này đều được đánh giá cao về hình thức sáng tạo, lan tỏa, nội dung truyền thông đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.
Bức xúc ô tô điện chạy ẩu, phanh gấp và quay đầu ngay trên cầu
Tại buổi trình diễn, nghệ nhân ưu tú ẩm thực Phan Tôn Gia Hiền giới thiệu món "Nem công chả phụng", với nguyên liệu thay thế từ thịt heo, gà, bò, tôm, cá, tạo hình món nem hình công, chả hình phụng.
Giá vàng hôm nay 31.3.2024: Tăng gần 8 triệu đồng trong 3 tháng đầu năm
Hôm nay (11.2), Hoàng Thị Kiều Trinh chính thức bước sang tuổi 24. Dịp này, đối chuyền sinh năm 2001 đăng tải bộ ảnh để chào đón tuổi mới. Bên dưới bài đăng, hoa khôi của bóng chuyền Việt Nam nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè và người hâm mộ.Cách đây tròn 1 năm (tháng 2.2024), Hoàng Thị Kiều Trinh và chuyền hai Đoàn Thị Lâm Oanh đang cùng khoác áo CLB Chonburi E-Tech, thi đấu tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia nữ Thái Lan. Trong đó, Kiều Trinh phần nào gây ấn tượng tại xứ sở chùa vàng về mặt chuyên môn, đồng thời được khán giả mến mộ vì sự xinh đẹp.Trong giai đoạn từ năm 2023 cho đến khi gia nhập CLB của Thái Lan, Hoàng Thị Kiều Trinh cũng có phong độ rất cao, đặc biệt là trong màu áo đội tuyển nữ Việt Nam. Nhưng trong thời gian gần đây, đối chuyền sinh năm 2001 không còn duy trì được phong độ đỉnh cao. Mặc dù vậy, Kiều Trinh vẫn là một VĐV tiềm năng và được kỳ vọng sẽ sớm lấy lại cảm giác tốt nhất.Trong năm 2025, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ chinh chiến ở nhiều giải đấu quốc tế quan trọng như SEA Games 33, giải bóng chuyền vô địch thế giới (tại Thái Lan), SEA V.League và vô địch châu Á.
Almira Bảo Hà, Kelly Ngọc Anh khoe thần thái trên sàn diễn Seoul Fashion Week
Ngày 8.1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 (mở rộng), khóa XII nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại hội nghị, bà Lê Thị Kim Thúy, Phó chủ tịch LĐLĐ TP.HCM đã báo cáo một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp bộ máy của Công đoàn TP.HCM.Cụ thể, dự kiến sau khi sắp xếp, LĐLĐ TP.HCM sẽ còn 4 ban chuyên đề, giảm 3 ban so với hiện tại.Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, số lượng sẽ giảm từ 23 xuống còn 5 đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp sau khi sắp xếp sẽ hoạt động theo mô hình tự chủ và nhân sự tại đây không được tính vào biên chế được giao của LĐLĐ TP.HCM.Riêng với các đơn vị kinh tế, số lượng sẽ giảm từ 6 xuống còn 3 đơn vị trực thuộc.Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, dự kiến giữ nguyên mô hình LĐLĐ cấp huyện để tiếp nhận các công đoàn cơ sở từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thuộc diện sắp xếp, cũng như công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ cấp huyện cũng có trách nhiệm sắp xếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phù hợp việc sắp xếp hệ thống chính trị cấp huyện và tương đương, theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương.Đối với công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp TP.HCM, đóng vai trò là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn này bao gồm 30 công đoàn cơ sở, với khoảng 6.901 đoàn viên thuộc các khối Đảng, HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tư pháp và báo chí, hiện đang trực thuộc Công đoàn Viên chức TP.HCM.Bên cạnh đó, LĐLĐ TP.HCM dự kiến thành lập Công đoàn Chính quyền TP.HCM là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP.HCM, bao gồm 456 công đoàn cơ sở với khoảng 87.919 đoàn viên. Thành phần này được tiếp nhận từ các công đoàn cơ sở khối cơ quan hành chính - ban quản lý, các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương dự kiến giải thể, cùng với các công đoàn cơ sở tại Sở GD-ĐT, Sở Y tế, và các trường đại học, cao đẳng trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM sẽ tiếp nhận các công đoàn cơ sở tại Khu công nghệ cao và trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50% vốn điều lệ từ các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở dự kiến giải thể, có trụ sở đơn vị đang nằm trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hoặc khu công nghệ cao.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến giải thể 23 công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương và sắp lại theo kế hoạch đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc.Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện, LĐLĐ TP.HCM dự kiến giữ lại 10 công đoàn cơ sở hiện có. Đồng thời, tiếp nhận thêm 11 công đoàn cơ sở từ các bệnh viện tuyến đầu, trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, cũng như tiếp nhận Công đoàn Cơ quan Đại học Quốc gia TP.HCM thành công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện LĐLĐ TP.HCM.LĐLĐ TP.HCM cũng dự kiến chuyển giao 58 công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện còn lại về Công đoàn Chính quyền TP.HCM; LĐLĐ cấp huyện hoặc công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố theo trụ sở đơn vị, doanh nghiệp trú đóng.Hiện LĐLĐ TP.HCM quản lý 46 công đoàn cấp trực tiếp trên cơ sở, bao gồm 22 LĐLĐ quận, huyện và TP.Thủ Đức cùng 24 công đoàn ngành, tổng công ty và tương đương.Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cũng đang quản lý 19.324 công đoàn cơ sở với hơn 1,5 triệu công đoàn viên và có 365 cán bộ công đoàn chuyên trách.

Hai nhà vô địch thế giới Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh được chào đón rất nồng nhiệt
'Rót gạo' trong lễ cưới để làm gì?
Con hẻm nhỏ nép mình trên đường Dương Bá Trạc, Q.8, TP.HCM tập trung nhiều quán ăn của cộng đồng người Chăm, chuyên phục vụ các món ăn đặc trưng như cà ri dê, cơm Nasi Lemak, bún nước Kadah, bánh mì Roti, cùng nhiều món ăn phong phú của bà con theo đạo Hồi.Những món ăn truyền thống của cộng đồng Hồi giáo không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa mà còn có hương vị đặc trưng khó quên. Sự kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu trong quá trình chế biến không chỉ tạo nên hương vị hài hòa mà còn phản ánh sự tỉ mỉ trong nghệ thuật ẩm thực của người đạo Hồi.Ngoài các món mặn, nơi đây còn bày bán đa dạng các loại bánh.Nhân dịp tháng ăn chay Ramadan, một trong những thời điểm quan trọng nhất của người Hồi giáo. Điều này càng làm cho khu ẩm thực này trở nên nhộn nhịp. Trong suốt tháng này, tín đồ đạo Hồi kiêng ăn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn để rèn luyện sự kiên nhẫn, lòng thành kính và chia sẻ với những người khó khăn.Quan tâm về văn hóa, tín ngưỡng, nhiều người dân cũng đến con hẻm này tham quan. Với họ, trước là tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của người dân theo đạo Hồi, tiếp đến là thưởng thức những món ăn truyền thống theo kiểu Halal. Những sự kiện như Ramadan không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn trở thành cầu nối để giới thiệu về những nét đẹp trong phong tục, tập quán và ẩm thực của người Hồi giáo đến với cộng đồng. Sự phát triển của các không gian ẩm thực không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch mà còn giúp lan tỏa tinh thần hòa hợp giữa các dân tộc, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đầy màu sắc của TP.HCM.
Celine Dion mong 'phép màu' để chữa khỏi bệnh hiếm
Ngày 2.2, tại hồ Phước Bửu, UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức giải đua thuyền rồng truyền thống lần 5, thu hút hàng nghìn người dân, du khách đến xem và cổ vũ.Tham gia giải đua thuyền rồng truyền thống có 13 đội thi, với gần 200 vận động viên. Chung cuộc, đội thuyền rồng TT.Phước Bửu đã xuất sắc giành giải nhất. Đội thuyền rồng xã Phước Thuận đạt giải nhì và xã Hòa Bình giành giải ba. Ban tổ chức giải đua còn trao các giải khuyến khích và giải phong trào cho các đội thuyền rồng còn lại.Bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc cho biết giải đua thuyền rồng truyền thống đã được huyện tổ chức lần thứ 5."Đây là sự kiện thể thao truyền thống đặc trưng của địa phương. Các đội tham gia đều thể hiện sự chuyên nghiệp. Trước khi giải diễn ra, Ban tổ chức đã sắp xếp lịch, thời gian cho các đội tập luyện. Giải đua cũng là sự kiện văn hóa, thể thao hấp dẫn thu hút du khách đến với địa phương", bà Đài cho hay.
bao nhiêu
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư