Bốn điểm cần quan tâm khi mua smartphone
Trong đêm chung kết Người kể chuyện tình, Trần Minh Dũng trình diễn tiết mục Ngày đó chúng mình. Ngoài chất giọng ấm, phong cách trình diễn lãng tử, nam thí sinh còn bộc lộ khả năng diễn xuất khi hóa thân thành người đàn ông day dứt, nuối tiếc về một mối tình dang dở. Phần trình diễn giúp nam thí sinh nhận lời khen ngợi từ phía ban giám khảo.Theo ca sĩ Ngọc Sơn, phần trình diễn của Trần Minh Dũng tương đối an toàn. Tương tự, danh ca Thái Châu kỳ vọng nam ca sĩ sẽ gây ấn tượng mạnh hơn: “Ca khúc này của nhạc sĩ Phạm Duy khá đơn giản, không gây khó khăn cho ca sĩ. Theo sở thích của tôi, nếu bản phối được làm mới và tốt hơn, có thể tạo ra một phiên bản độc đáo hơn. Tôi mong muốn Dũng có thể phát huy hết tài năng và thể hiện những gì tuyệt vời nhất trong giọng hát của mình”.Danh ca Phương Dung nhấn mạnh đàn em hát “dễ như ăn cháo”. Không dừng lại ở đó, nữ nghệ sĩ còn khen ngợi: “Bạn hát ca khúc Ngày đó chúng mình hay, xuất sắc, không có gì khó khăn cả vì bạn hát với chất giọng nội lực và rất truyền cảm”. Sau hai đêm tranh tài, Trần Minh Dũng được ban giám khảo chấm 89,75 điểm, trở thành quán quân Người kể chuyện tình mùa 8. Trần Minh Dũng sinh năm 1987, quê gốc Cần Thơ. Anh lớn lên trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật nhưng với niềm đam mê ca hát từ nhỏ. Lớn lên, anh quyết tâm đặt chân đến TP.HCM để theo đuổi con đường ca hát. Những ngày đầu, anh gia nhập một nhóm nhạc nam, thử sức với đa dạng thể loại từ nhạc cách mạng, nhạc trẻ đến nhạc sôi động... Tên tuổi của anh được chú ý khi tham gia Nhân tố bí ẩn năm 2016, khi khán giả gọi với danh xưng “Bi Rain Việt Nam”. Sau cuộc thi, Trần Minh Dũng duy trì hoạt động ca hát. Mãi đến khi tham gia Người kể chuyện tình, anh mới giành giải quán quân đầu tiên trong sự nghiệp. Giọng ca 8X chia sẻ: “Lần này tôi quyết định tham gia để đánh dấu sự trở lại và cho tôi thêm một cơ hội. Đặc biệt, tại cuộc thi, tôi còn được hát những ca khúc tôi yêu thích, được thể hiện đúng sở trường. Nhận được giải thưởng này, tôi rất hạnh phúc vì cả cuộc đời đi thi, tôi đều dừng chân từ rất sớm. Tôi xem đây như cột mốc lớn trong sự nghiệp của mình”.Trước khi có được “quả ngọt” trong sự nghiệp, Trần Minh Dũng từng có nhiều năm lận đận trong nghề. Có thời điểm, nam nghệ sĩ quyết định “bỏ phố về quê” vì mông lung, mất định hướng. Nhớ lại giai đoạn khó khăn này, giọng ca 8X chia sẻ anh mất ngủ vì những bình luận tiêu cực về giọng hát lẫn phong cách trình diễn. Thậm chí, nam ca sĩ còn hoài nghi về năng lực của chính mình khi thấy bạn bè đồng trang lứa ngày càng phát triển. Sau khi cân nhắc, nam ca sĩ xin vào làm tại nhà hát Tây Đô với mức lương khiêm tốn. Trong thời gian công tác tại đây, anh còn tranh thủ làm công nhân để có thêm thu nhập. Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Trần Minh Dũng là vào năm 2016, khi anh quyết định tham gia Nhân tố bí ẩn, được ưu ái gọi với danh xưng “Bi Rain Việt Nam”. Đối với Trần Minh Dũng, danh xưng này không khiến anh thấy khó xử. Ngược lại, giọng ca 8X vui và hạnh phúc khi được so sánh với một ngôi sao nổi tiếng. Vốn dĩ hát theo bản năng, chưa từng qua trường lớp đào tạo, anh quyết định theo học các khóa thanh nhạc bài bản. Tuy nhiên, thời gian đầu anh gặp không ít khó khăn khi áp dụng những kỹ thuật mới, vì nó khác biệt hoàn toàn so với lối hát tự nhiên trước đây của mình.Sau nhiều năm đi hát, Trần Minh Dũng thừa nhận nguồn thu nhập cải thiện đáng kể, dù vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ. Tuy nhiên, anh tự hào khi có thể thoải mái chi tiêu, mua sắm quà biếu tặng cha mẹ, người thân. Ngoài công việc ca hát, giọng ca gốc Cần Thơ còn hợp tác cùng bạn để kinh doanh riêng.Ở tuổi 38, trong khi sự nghiệp đang trên đà thăng hoa, Trần Minh Dũng thừa nhận đường tình duyên của bản thân còn nhiều trắc trở. Dù mong muốn có một tổ ấm riêng, anh vẫn cảm thấy “duyên chưa tới” và ngại bước vào một mối quan hệ vì sợ bị bỏ lại. “Cha mẹ anh luôn ủng hộ công việc của con trai, không ép chuyện lập gia đình, nhưng đôi khi cũng nói khéo”, nam ca sĩ hài hước bày tỏ.Bay dù lượn ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Trường hợp của anh Hoàng Long (ngụ Yên Phong, Bắc Ninh), chủ nhân của chiếc Nissan Kicks e-Power là một ví dụ.
Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để trở thành 'thiên đường bò sữa'
Theo ghi nhận, khoảng 14 giờ 45, một số quận trung tâm TP.HCM bắt đầu có mưa rào. Đến khoảng 15 phút sau đó một số quận lân cận như: 10, 5, 6, 8… mưa cũng bắt đầu xuất hiện, từ mưa vừa đến mưa to. Khoảng 15 giờ, các con đường ở khu vực Chợ Lớn như: Lương Nhữ Học, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm… đều hứng cơn mưa khá lớn. Cơn mưa bất ngờ này khiến người đi đường phải tấp nhanh vào lề mặc áo mưa. Một số người đi đường không mang áo mưa buộc phải tìm nơi trú. Đến khoảng 15 giờ 45, cơn mưa kết thúc, trời tan mây và có nắng trở lại. Trước đó, vào tối qua (11.2), ở TP.HCM cũng xuất hiện cơn mưa trái mùa trong thời gian dài. Cụ thể vào, khoảng 19 giờ 10 phút, TP.HCM có mưa trái mùa trên địa bàn các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận và TP.Thủ Đức... Cơn mưa trái mùa khá lớn, nhiều người không kịp trở tay.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, lúc 19 giờ 20 phút, qua theo dõi ảnh trên mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây giông đang phát triển gây mưa rào kèm theo giông, sét cho khu vực TP.HCM gồm: Tân Bình, Gò Vấp, TP.Thủ Đức, Q.12. Ngoài ra, mưa trái mùa xuất hiện ở Bình Dương, Bình Phước.Đài khí tượng này cũng dự báo từ hôm nay tới 15.2, do vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm ảnh hưởng đến đất liền.Dự báo, vùng áp thấp trên Biển Đông di chuyển chậm, khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và trở thành cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm 2025. Hôm nay, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa rào và giông.Ngoài ra, trong 20 năm (2005 - 2025), TP.HCM có 12 năm mưa trong tháng 2, nhưng khả năng đợt mưa trong tháng 2 năm nay sẽ có tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, vượt năm cao nhất là 72,7 mm (2006).
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ", thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng; khi một xe máy dừng chờ đèn đỏ sai quy định va chạm với một ô tô con giữa ngã ba.Vụ việc được xác định xảy ra vào hơn 15 giờ ngày 13.2.2025 trên đường Quang Trung, đoạn qua địa bàn xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên đường Tô Ký. Khi đến khu vực Ngã ba chùa, tài xế cho rẽ trái về hướng Quang Trung. Tuy nhiên, khi đến giữa nga ba, ô tô bất ngờ va chạm với một xe máy đang dừng chờ đèn đỏ.Mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tình huống khá "hi hữu" này gây chú ý bởi chiếc xe máy trong vụ việc dừng chờ đèn đỏ ngay giữa đường, thậm chí trên làn ngược chiều. Trong khi nữ tài xế lái ô tô cũng bất cẩn và không chú ý quan sát nên không phát hiện xe máy phía trước.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống va chạm giao thông sau khi đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền.Đáng chú ý, dù tỏ ra hết sức khó hiểu với cách xử lý của tài xế ô tô, tuy nhiên đa phần người xem đều cho rằng lỗi chính trong vụ tai nạn thuộc về người điểu khiển xe máy, khi cố tình không tuân thủ luật giao thông, dừng đỗ xe ngay giữa giao lộ. Đồng thời lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đổi với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiên xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy (Điểm d Khoản 3 Điều 7).Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế có thể bị phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 7. Đồng thời trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Bầu Thụy đăng ký mua gần 14 triệu cổ phiếu ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.