Loạt cổ phiếu bị hạn chế giao dịch do chậm nộp Báo cáo tài chính năm 2023
Theo PhoneArena, một tin đồn mới nhất từ Hàn Quốc cho biết iPad Pro thế hệ tiếp theo, được cho là sẽ trang bị chip M5 mạnh mẽ, có thể được sản xuất hàng loạt sớm nhất vào tháng 4 năm nay.Điều này đồng nghĩa với việc iPad Pro mới có thể ra mắt sớm hơn dự đoán trước đó là cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.Theo báo cáo, các linh kiện của iPad Pro (2025) sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 4 hoặc tháng 5. Nếu quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, thiết bị có thể sẵn sàng ra mắt chỉ vài tháng sau đó, có thể vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11.2025.Ngoài chip M5, iPad Pro mới cũng được cho là sẽ được trang bị màn hình OLED chất lượng cao, mang đến trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời hơn cho người dùng.Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh đây chỉ là những thay đổi nhỏ. Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu chip M5 có thực sự mang đến những nâng cấp đáng kể so với chip M4 trên iPad Pro (2024) hay không.Hiện tại, Apple vẫn chưa tiết lộ bất kỳ thông tin chính thức nào về iPad Pro thế hệ tiếp theo. Hãy cùng chờ đợi những thông báo mới nhất từ 'táo khuyết' trong thời gian tới.Justin Bieber và Hailey Bieber chuẩn bị đón con đầu lòng
Theo đó, khu phức hợp Tháp Quan sát (Empire City) thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương cùng với 4 dự án khác sẽ được cấp sổ đỏ, được đóng tiền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung cho dự án gồm: khu phức hợp thông minh thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Lotte Properties HCMC làm chủ đầu tư; khu đất 14,8 ha tại phường An Phú, TP.Thủ Đức có chủ đầu tư là Công ty Nguyên Phương; khu phức hợp Tháp Quan sát thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương; khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát và dự án khu thương mại - căn hộ I-Home (Gò Vấp) của chủ đầu tư CT Group. Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án trên sẽ giúp bổ sung vào nguồn thu ngân sách thành phố hơn 18.000 tỉ đồng.Trước đó vào năm 2022, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, chủ đầu tư dự án Empire City kêu cứu vì thủ tục hành chính quá chậm và việc không được cấp sổ đỏ cho các khu đất đã mua.Trong văn bản gửi đến ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Sỹ Nhân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, cho biết công ty đã thực hiện xong việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án từ năm 2017. Đã thi công toàn bộ hạ tầng khu đất được giao, đã xây dựng xong 3 cụm chung cư phức hợp…, với tổng vốn đầu tư đã giải ngân khoảng 13.000 tỉ đồng.Tuy nhiên nhiều năm qua, công ty gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư và đất đai để triển khai giai đoạn 2 do chờ các cấp giải quyết các nội dung kết luận về khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch đầu tư bị tác động mạnh, chi phí vốn gia tăng đáng kể.Việc chậm được cấp sổ đỏ cho các khu đất tại Thủ Thiêm mà công ty đã đóng đủ tiền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư kinh doanh của dự án và thời gian thực tế sử dụng đất ngắn hơn. Đặc biệt là tác động mạnh vào tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, vốn là các tập đoàn phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tài chính đến từ Singapore và Hồng Kông đã gắn kết với Việt Nam lâu dài.Do đó, công ty đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành ưu tiên cấp phép cho dự án MU8 lô 2-18. Cấp sổ đỏ cho dự án bởi đã nhiều năm sau khi hoàn thành đóng tiền sử dụng đất là gần 3.600 tỉ đồng, nhưng công ty mới chỉ được cấp sổ đỏ cho 3 lô đất trên tổng số 9 lô đất được giao.Để có đủ điều kiện triển khai dự án theo tiến độ đầu tư được duyệt và giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị đến UBND TP.HCM chấp thuận cấp sổ đỏ cho các lô đất còn lại hoặc sớm giải quyết cấp trước 1 số lô đất, cụ thể là lô đất 2-13 và 2-18 theo thông báo của Văn phòng UBND TP.HCM năm 2019. Trong văn bản, công ty cam kết, ngay sau khi được cấp sổ đỏ cho các lô đất và hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục xây dựng cơ bản trong phê duyệt và cấp phép theo kiến nghị, công ty sẽ thực hiện các hạng mục còn lại của dự án, bao gồm xây dựng tòa tháp văn phòng trung tâm tài chính quốc tế và triển khai tòa tháp Empire 88 Tower cao 88 tầng trong thời gian sớm nhất.Được biết, cuối tháng 6.2015, UBND TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án cho Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương là liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái với đối tác nước ngoài là Keppel Land (của Singapore) và Gaw Capital Partners (có trụ sở tại Hồng Kông). Tại thời điểm công bố, dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD.Theo quy hoạch, dự án được xây dựng trên diện tích 14,5 ha, nằm ven sông Sài Gòn và trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được thiết kế là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng diện tích sàn xây dựng 730.000 m2, trong đó tòa nhà đa chức năng cao 88 tầng, là công trình điểm nhấn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.Đến tháng 2.2017, UBND TP.HCM ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu phức hợp tòa tháp quan sát tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc toàn khu sau khi điều chỉnh bao gồm tổng diện tích sàn xây dựng trên mặt đất từ 730.000 m2 lên 763.438 m2, hệ số sử dụng đất thuần từ 6,54 tăng lên 6,84 lần, số tầng hầm tăng từ hai lên ba tầng, số lượng nhà ở tăng từ 2.831 căn lên 3.787 căn.Hiện nơi đây đã hình thành 3 cụm chung cư cao cấp với tên gọi Empire City và đã bàn giao cho khách hàng về ở.
29/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục, phát điện lên lưới
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.
21 năm sau vụ khủng bố 11.9: Nỗi đau vẫn còn đó
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.