Trao tiền bạn đọc hỗ trợ những hoàn cảnh thương tâm
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho biết từ tháng 3 đến hết tháng 12 năm 2024, có 352 cán bộ, giảng viên và nhân viên khối giáo dục FPT đã lần lượt tham gia chương trình "Lên ngàn - Làng giáo chinh phục 25 đỉnh cao" trong và ngoài nước, trong đó có "nóc nhà thế giới" Everest và được xác lập kỷ lục Việt Nam.Chương trình này đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục dựa trên tiêu chí "Chương trình chinh phục 25 ngọn núi, đỉnh cao của Việt Nam và thế giới trong một năm có số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên tham gia nhiều nhất".Theo ông Tùng, trong số các hành trình chinh phục 25 đỉnh núi, có những hành trình thách thức ngay cả với dân leo núi chuyên nghiệp, như trại nền "nóc nhà thế giới" Everest Base Camp, hay đỉnh núi cao nhất châu Phi Kilimanjaro, hay ngọn núi lửa nổi tiếng và cũng là đỉnh cao thứ hai tại Indonesia – Rinjani.Ngoài những đỉnh cao nổi tiếng thế giới, cán bộ, giảng viên của đơn vị này cũng chinh phục những đỉnh núi trong nước, từ Bắc vào Nam như Fansipan, Tà Xùa, Ngũ Chỉ Sơn, Tà Năng Phan Dũng..."Từ năm 2019 đến nay, khối giáo dục FPT đã tổ chức chương trình leo núi tập trung trong cùng một khoảng thời gian nhất định, với sự tham gia của toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Gần đây nhất, tháng 11 năm 2024, khoảng 6.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên toàn quốc đã tham gia leo núi trên tinh thần tự nguyện, được hướng dẫn các nguyên tắc an toàn khi và có sự đồng hành, hỗ trợ của các hướng dẫn viên bản địa, chuyên gia tổ chức hoạt động leo núi".Tiến sĩ Tùng cho rằng thông qua hoạt động này, các cán bộ, giảng viên, nhân viên có cơ hội nâng cao sức khỏe, gắn kết mối quan hệ. Ngoài ra, với những đặc trưng của leo núi, một hoạt động đòi hỏi cả về thể chất và tinh thần, người tham gia có thể tự rèn luyện tinh thần bền bỉ, vượt qua những giới hạn của bản thân.
Israel dùng tên lửa siêu âm nặng nửa tấn để tấn công Iran?
So với mẫu cũ, Audi Q3 thế hệ thứ 2 lột xác về kiểu dáng thiết kế
Độc lạ phiên chợ dùng lá cây... thay tiền ở TP.HCM, người dân hào hứng mua sắm
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.
“Bạn chẳng thể nào bắt đầu làm gì đó mới mẻ nếu cứ đắm chìm trong những cuộc vui đã qua. Nếu quỹ thời gian cho phép, nên thiết lập lại các thói quen thường nhật như dậy sớm, ngủ đúng giờ, đọc sách, tập gym, chạy bộ… Tất cả sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng sau nhiều ngày “buông thả”, là một tín hiệu cho não bộ nhận biết rằng bạn đã sẵn sàng quay trở lại với công việc”, thạc sĩ Thành chia sẻ.
Cấm vẫn cứ đậu
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.

Tỉnh Hải Dương sẽ tiếp nhận công trình xây dựng trái phép trên đất bệnh viện
Cao điểm hè có 'mất nhiệt' vì giá vé máy bay?
Đêm 8.3, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã buộc phải được thay ra sớm ở phút 73, trận đấu CLB Bình Dương gặp Thể Công Viettel ở vòng 16 V-League 2024 - 2025, sau tình huống anh trượt chân khiến đầu gối va vào ống quyển của Bùi Tiến Dũng.Pha va chạm khiến Tiến Linh tỏ ra rất đau đớn. Sau trận đấu, đầu gối của anh bị sưng vù, không thể gập lại được khiến đi lại rất khó khăn. Nhưng rất may đến sáng 9.3, đội trưởng CLB Bình Dương dù vẫn sưng nhưng đã bớt đau, có thể đi lại nhẹ.Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ CLB Bình Dương, Tiến Linh may mắn chỉ bị va chạm ở phần mềm, khả năng cao tránh được nguy cơ tổn thương gối.HLV Công Mạnh đã yêu cầu thủ quân CLB Bình Dương nghỉ ngơi, hồi phục tích cực trong lúc chờ tập trung đội tuyển Việt Nam ngày 11.3 tới, sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của VFF.Ở đợt tập trung đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 ở Bình Dương với 26 cầu thủ, HLV Kim Sang-sik triệu tập 4 tiền đạo bao gồm Nguyễn Tiến Linh, Phạm Tuấn Hải, Bùi Vĩ Hào và Đinh Thanh Bình trong khi Nguyễn Đình Bắc tập trung đội U.22 Việt Nam.Hiện tại, vết đau của Tiến Linh sẽ cần theo dõi thêm khiến ông Kim phải tính toán khả năng sử dụng anh ở trận giao hữu gặp Campuchia ngày 19.3 hay không, hoặc chờ bình phục hoàn toàn cho trận chính thức mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Lào ngày 25.3.Thực tế, đây cũng có thể sẽ là cơ hội để đội tuyển Việt Nam thử nghiệm phương án khi không có 2 chân sút tốt nhất là Xuân Son và Tiến Linh. Đinh Thanh Bình hiện đang có 2 bàn giúp CLB Ninh Bình dẫn đầu giải hạng nhất quốc gia, trong khi Phạm Tuấn Hải có 1 bàn cho CLB Hà Nội ở V-League 2024 - 2025.Tuấn Hải đã tỏa sáng trong trận chung kết lượt về với 2 bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-2 ngay tại Rajamangala để vô địch AFF Cup 2024. Chân sút trẻ Bùi Vĩ Hào cũng có cơ hội khi đang đạt phong độ cao, vừa nổ súng ở vòng 16 V-League, trong cảnh thi đấu trước khán giả Bình Dương.
Từ chàng trai tự ti về ngoại hình, trở thành người mẫu ‘đắt show’
1. Mùa hè 2024, tôi có chuyến du lịch tới Thụy Sĩ, Albania và các nước thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Chuyến đi kéo dài 8 ngày. Ngoài hành lý gọn nhẹ hết mức có thể, tôi "thủ" theo 4 tô mì ăn liền và một ít khô bò dằn bụng.Đây là lần thứ ba tôi đi Thụy Sĩ thăm Uyên, cô bạn học thuở thiếu thời, đang sống và làm việc ở Zurich. Chuyến này Uyên rủ đi Lucerne, cách Zurich 40 phút lái xe với một "sứ mệnh" duy nhất: ăn bánh mì Việt Nam. Zurich có nhiều nhà hàng bán bánh mì, nhưng để ngon và gần giống với khẩu vị Việt Nam, thì phải lên Lucerne.Uyên dắt tôi vào tiệm "Banh Mi Pho", mở bán từ năm 1982, nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Tiệm khá đông khách đang xếp hàng chờ tới lượt. Đứng trước cửa, nghe mùi bánh mì nướng kèm thịt thơm lừng là bụng tôi kêu rồn rột. Tiệm còn bán cơm, bún, gỏi cuốn và chả giò. Nhưng bọn tôi đến đây là để ăn bánh mì. Chị chủ quán nhận ra Uyên là người quen, liền hỏi, bữa nay 10 ổ nữa hả em?Quán chỉ còn hai loại thịt là heo quay và xá xíu. Nhìn miếng heo quay giòn rụm, thiệt tình tôi chỉ muốn thò tay vô lấy nguyên miếng nhai ngấu nghiến. Uyên mua mỗi loại 5 ổ, hết 100 quan tiền. Chị chủ chậm rãi xẻ bánh, trét patê, xịt thêm tí xì dầu, rồi từ từ xắt thịt. Kiểu bán hàng là nghệ thuật chứ không cần vội vã, nóng vội, dẫu hàng dài khách đang chờ.Chúng tôi quay lại bờ sông, ngồi bệt trên ghế gỗ, nhâm nhi từng miếng bánh. Bánh mì giòn rụm, thơm lừng mùi lúa mạch, lúa mì của những cánh đồng bạt ngàn châu Âu, nhờ được tưới dòng nước trong veo, mát lạnh. Patê béo, thịt thấm đến nao lòng. Các thứ hương vị hòa lẫn vào nhau, dậy lên trong tôi mùi vị nồng nàn của xứ sở quê hương, từ những ổ bánh mì thời đi học khổ nghèo, 500 đồng chan chút nước thịt, 1.000 đồng có thịt mỡ với xíu mại thôi mà ngon không gì cưỡng nổi.2. Tạm biệt Thụy Sĩ, tôi bay sang Tirana (Albania) rồi mua tour đi Kosovo với Bắc Macedonia; sau đó về lại Tirana, bắt xe buýt qua Montenegro. Ở đó một ngày rồi bay sang Belgrade (Serbia), đất nước cuối cùng của cuộc hành trình. Thời gian không nhiều, nên mỗi chỗ tôi chỉ ở được một đến hai đêm.Vì là xứ lạnh nên người dân các nước Nam Tư (cũ) ăn thịt rất nhiều để đủ năng lượng. Vốn cũng chẳng giàu, nên họ có thói quen muối thịt để giữ tới mùa xuân. Chính vì thế, họ ăn mặn kinh hoàng. Trên bàn ăn lúc nào cũng có hũ muối đi kèm. Các bữa ăn cá thịt thì không nói gì, đằng này soup với yogurt mà họ còn… xịt thêm muối vào thì tôi chịu.Đến Serbia, từ sân bay vào trung tâm thành phố, quốc kỳ được treo trang trọng trên từng cây cột. Khi biết tôi đến từ Việt Nam, từ anh tài xế taxi tới người đi đường hay lễ tân khách sạn, vốn rất lạnh lùng, lại dành nhiều thiện cảm.Ngày kề chót, tôi mua tour lên miền Bắc Serbia, dọc sông Danube hùng vĩ, tới sát biên giới Romania. Hướng dẫn viên tên Marko, khá trẻ, cao gần 2 m. Trong lúc đi vào khu bảo tàng của những người đầu tiên tới định cư ở Serbia, Marko đùa, ở đây an toàn lắm, không có rắn đâu, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng đừng lo, vì tôi đã từng ăn thịt rắn ở Việt Nam rất ngon. Tôi hỏi liền: "Marko từng tới Việt Nam rồi? Tôi là người Việt đây". Như gặp lại một người bạn thân quen, giọng nói của anh ta trở nên vô cùng hào hứng.Trong khi mọi người đi tham quan, tôi với Marko ngồi ngoài nói chuyện. Anh kể cho tôi nghe kỷ niệm hơn 3 năm tươi đẹp ở Việt Nam. Marko dẫn tour sang. Hết tour, tự nhiên không muốn về nhà nữa. Anh đi từ Nam ra Bắc, sống ở mỗi nơi vài tháng. Nhưng lâu nhất là Hà Nội gần một năm vì đại dịch Covid-19. Marko kể về không khí trận chung kết AFF Cup năm 2019. Tôi bảo lần đó mình cũng ở TP.HCM và "đi bão" cả đêm. Rồi anh say sưa kể về phố phường Hà Nội, và nói không nơi nào đẹp bằng Hạ Long...Buổi trưa, Marko chở chúng tôi lên núi, vào nhà hàng nhìn ra sông Danube để thưởng thức bữa ăn truyền thống của người Serbia gồm bánh mì, thịt gà, thịt heo và các loại dưa muối vô cùng mặn. Ngon thì có ngon, nhưng sau 6 ngày lang thang qua những con đường, góc phố còn dấu vết hằn sâu của chiến tranh và thoang thoảng mùi thuốc súng, 4 hộp mì gói mang theo cũng đã ăn sạch rồi, tôi thèm đồ Việt tới nao lòng. Hôm trước, ở Podgorica (Montenegro), tôi có ghé nhà hàng Chi Le Ma ăn tô phở xào kiểu Hạ Long. Nhưng thiệt tình ngoài vị mặn kinh hoàng của loại nước tương xịt trên mớ bánh phở, tôi không chút ấn tượng gì hết.Tôi hỏi Marko, nhà hàng Istok có ngon không, nghe nói phở ở đó ăn cũng được. Marko cười tươi, cũng không đến nỗi. Tạm biệt anh chàng hướng dẫn viên cao nhồng, tôi bảo khi nào sang Việt Nam cứ nhắn, biết đâu lúc ấy tôi đang ở bển cũng không chừng. Không kịp về khách sạn tắm rửa, tôi mở Google Maps đi tới Istok - một nhà hàng có bán món phở.Tới nơi, bên ngoài hết chỗ, mà toàn khách Tây trẻ tuổi. Cảm giác xúc động ngập tâm hồn khi thấy mấy cái lồng đèn Hội An được treo trước cửa lung linh màu sắc. Trên tường, bảng hiệu 1 sao của Michelin 2024 kiêu hãnh đập ngay vào mắt. Bước vô trong, nhìn quanh, ngay bức tường chính, họ sắp xếp những đôi đũa dọc kèm cái nón lá. Phía bên này là những bức tranh cổ động thời bao cấp với những câu khẩu hiệu khiến tôi bật cười: "Trồng nhiều đỗ tương", "Phát triển chăn nuôi gà" và bức tranh "Hội chợ Hà Nội từ hai mươi bẩy tháng một đến mười một tháng chạp năm 1932" được treo trang trọng.Sau khi gọi tô phở bò kèm ly cam vắt và háo hức đợi chờ các kiểu, tôi hỏi nhân viên phục vụ, chủ quán này là người Việt Nam đúng không? Cậu bé Serbia lắc đầu, không phải đâu, ổng là người Serbia. Còn vợ anh ấy? Cũng Serbia luôn. Hai người không liên quan gì tới Việt Nam hết.Tô phở bò nóng hổi được bưng ra kèm ít cọng ngò, giá và mấy miếng ớt. Thịt bò họ làm kiểu barbacoa của người Mexico (thịt được bọc lại nướng thật chín, thật mềm, có thể kéo sợi, hoặc người ta đào cái hố dưới mặt đất rồi đốt lửa nướng cho thật mềm), kèm đĩa tương ớt, tương đen, và hai miếng chanh to. Cậu bé phục vụ bảo muốn ăn ngon thì bỏ một ít tương đen với tương đỏ vào phở, còn một ít để chấm thịt. Tôi phì cười khi nghe người Tây chỉ mình cách ăn phở.Tôi húp một miếng nước lèo với bao hồi hộp và mong đợi. Trời ơi mặn! Mặn không thể nào tả được! So với mấy đĩa thức ăn mặn chát bữa giờ thì cũng một chín một mười. Tôi hiểu vì sao tô phở nhỏ vậy mà được cho tới… hai miếng chanh. Không chần chờ gì nữa, tôi nặn hết vô. Nhờ thế mà vị mặn giảm đi rất nhiều lần.Trong vòng 10 phút, tôi đã húp tới miếng nước lèo cuối cùng. Không thể so sánh với những tô phở nóng hổi dọc chiều dài đất nước quê nhà hay nồi nước dùng ngọt dịu vị xương do chị tôi nấu ở Mỹ. Chỉ biết rằng đây là tô phở ở đất nước lạ xa, ít người Việt du lịch tới. Tại thành phố được xây dựng lên từ bao đổ nát của chiến cuộc, tôi đã ăn được tô phở nóng hổi và ngắm nhìn những hình ảnh thân quen trên các bức tranh treo tường.
kết quả bóng đá nét
Chùa Giám (hay còn gọi là Nghiêm Quang tự, ở xã Định Sơn, H.Cẩm Giàng, Hải Dương) là ngôi chùa cổ, được khởi dựng vào thời Lý, thờ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, chùa được xây dựng lại với quy mô kiến trúc to đẹp. Trong chùa chứa tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, được công nhận là bảo vật quốc gia.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư