Cha mẹ tặng cho nhà để thờ cúng, đem bán được không?
Tờ The Guardian ngày 30.1 dẫn lời Lãnh đạo Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Washington DC (Mỹ) John Donnelly cho rằng không còn người nào sống sót trong vụ máy bay chở 64 người va chạm với trực thăng quân sự tại khu vực thủ đô Mỹ.Vụ việc xảy ra vào ngày 29.1 (giờ địa phương) khi chiếc máy bay của hãng American Eagle - công ty con của American Airlines - đang tiến đến Sân bay quốc gia Ronald Reagan, chở theo 64 người lao xuống sông Potomac do va chạm trên không trung với một chiếc trực thăng quân sự Black Hawk đang bay huấn luyện.Phát biểu trong cuộc họp báo cùng các quan chức khác, ông cho biết cảnh báo rơi máy bay vang lên vào lúc 20 giờ 48 ngày 29.1. Những người ứng cứu đầu tiên chứng kiến gió mạnh, mặt nước đóng băng và họ đã làm việc suốt đêm trong điều kiện đó."Chúng tôi không cho rằng có bất cứ người nào sống sót", ông nói và cho hay lực lượng chức năng đã tìm thấy 27 thi thể từ máy bay chở khách và 1 thi thể từ trực thăng. Ông cho rằng lực lượng chức năng sẽ tìm thấy thi thể của tất cả nạn nhân, nhưng "sẽ mất một chút thời gian, có thể cần thêm một số thiết bị nữa".Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy cho hay cả máy bay phản lực của American Airlines và trực thăng quân sự đều thực hiện "chuyến bay theo mô hình chuẩn""Đêm qua trời quang mây tạnh, trực thăng bay theo đúng mô hình chuẩn. Nếu bạn sống ở khu vực Washington DC, bạn sẽ thấy các trực thăng hay bay ngược xuôi khu vực dòng sông (Potomac)", CNN dẫn lời ông phát biểu."Chuyến bay của American Airlines hạ cánh theo mô hình chuẩn khi đến khu vực Sân bay quốc gia Ronald Reagan (DCA), vì vậy điều này không có gì bất thường khi một máy bay quân sự bay trên sông và máy bay hạ cánh tại DCA", ông Duffy cho biết.Ông cho hay xác 2 máy bay đều đã được định vị, với chiếc máy bay chở khách lật ngửa, gồm 3 phần, ở khu vực nước sâu tới thắt lưng. "An toàn là điều mà chúng ta trông đợi. Mọi người đi máy bay ở Mỹ đều mong rằng chúng ta bay an toàn", ông nói và cho hay Tổng thống Donald Trump và cơ quan hữu trách "sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng tôi có câu trả lời cho các gia đình và cho người đi máy bay".Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có thể đảm bảo an toàn cho mọi hành khách hàng không hay không, Bộ trưởng Duffy khẳng định là có. "Chúng tôi có những chỉ dấu ban đầu về những gì đã xảy ra ở đây, và tôi có thể nói với bạn một cách hoàn toàn tự tin rằng chúng tôi có không phận an toàn nhất thế giới", ông phát biểu.Theo tờ The Guardian, đây là vụ tai nạn máy bay thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ kể từ năm 2009.Trong cuộc họp báo, CEO Robert Eisen của American Airlines cho biết vụ tai nạn là "thảm khốc" và "chúng tôi vô cùng đau buồn cho gia đình và những người thân yêu của hành khách cùng thành viên phi hành đoàn"."Vào thời điểm này chúng tôi không biết tại sao máy bay quân sự lại đi vào đường bay của máy bay chở khách", ông phát biểu.Về phần mình, CEO Jack Carter của Cơ quan Quản lý Sân bay đô thị Washington cho hay sân bay Ronald Reagan sẽ mở cửa lại vào 11 giờ ngày 30.1 (giờ địa phương). Ông cảm ơn những người vẫn còn đang tham gia công tác phục hồi sau vụ việc. "Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhưng không may là chúng tôi không thể cứu được một ai cả", ông nói.Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Washington DC Muriel Bowser cho hay mọi người "cảm thấy đau buồn sâu sắc" sau vụ tai nạn. Bà cho hay Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) sẽ là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho hay quân đội sẽ phối hợp với NTSB và Cục Hàng không liên bang để điều tra vụ việc.Lý do khiến 10 người du học Mỹ, 5 người chọn STEM
"Xin chào các bạn trẻ, tôi là Liang Wenfeng từ DeepSeek. Tôi vừa trả lời một câu hỏi và lại nhìn thấy một câu khác, tôi không thể không trả lời tất cả vào đêm giao thừa", Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek mở đầu bài chia sẻ vào thời khắc chuyển giao năm mới, hôm 29.1.Dù được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ như "niềm tự hào của Trung Quốc", "người vẽ lại bản đồ AI toàn cầu", Liang vẫn khiêm tốn nói rằng ông và đội ngũ chỉ đang đứng trên vai người khổng lồ. "Trong cộng đồng mã nguồn mở, chúng tôi chỉ tinh chỉnh lại một chút và tìm cách xây dựng lại mô hình lớn của quốc gia", nhà sáng lập DeepSeek nói.Chia sẻ về điều ấn tượng nhất sau thành công của mô hình AI R1, Liang kể về việc một nhà phát triển khiếm thị đã dùng API (giao diện lập trình ứng dụng) của DeepSeek để tạo ra một ứng dụng "điều hướng bằng mùi". Ngôi sao mới nổi của Trung Quốc kể: "Khi anh ấy trình diễn cách xác định cửa hàng trên đường phố thông qua các rung động tần số khác nhau, toàn bộ khán phòng im ắng đến mức có thể nghe thấy tiếng quạt card đồ họa đang chạy. Mắt tôi nhòa đi khi thực sự hiểu rằng sự vĩ đại chưa bao giờ là một mô hình cụ thể mà nằm ở những gợn sóng thiện lành được tạo ra bởi hàng triệu người dùng bình thường".Nhà sáng lập DeepSeek nói "quyền bình đẳng về tri thức và thông tin" là động lực thúc đẩy chúng tôi mỗi ngày. "Ba năm trước, trong một nhà kho nhỏ, chúng tôi đã viết lên tấm bảng trắng về mục tiêu của nhóm: 'Hãy để trẻ em ở những ngôi làng miền núi xa xôi nhất được tiếp cận với những trợ lý AI thông minh như kỹ sư ở Thung lũng Silicon'", kỹ sư tuổi 40 kể. Ông nói tiếp: "Dù ước mơ này còn xa vời nhưng mỗi lần thấy những ảnh chụp màn hình về DeepSeek được mọi người chia sẻ, tôi lại thấy tất cả số tóc trên đầu đã rụng đều xứng đáng".Khi DeepSeek gây sốc khắp thế giới, Liang Wenfeng được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là sự vĩ đại của "phương Đông huyền bí". Nhưng Liang không nghĩ vậy. Ông nói: "Hãy dành những tràng pháo tay tán dương cho mọi nhà phát triển Trung Quốc - những người đang viết lại các quy tắc". Cha đẻ của DeepSeek tuyên bố họ sẵn sàng trở thành đối thủ của tất cả trong thị trường còn "hoang dã" này. Điều ông thực sự muốn làm là thắp lên ngọn lửa về sự tò mò, lòng kiên trì của các kỹ sư AI. Có lẽ trong tương lai không xa, khi robot của các startup Trung Quốc mô phỏng dáng đi của ông chủ và lưu trữ trên đám mây mới giao diện não - máy tính, chạy công cụ nhận thức của DeepSeek và sử dụng thế giới ảo được xây dựng bởi các lập trình viên Trung Quốc, thế giới sẽ chứng kiến sức mạnh phi thường của AI - những thứ tưởng chừng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng sẽ sớm vén làn sương mù, bước ra đời thật. "Cuối cùng, tôi xin bổ sung một thông tin tuyển dụng. Hoan nghênh mọi người tham gia vào đội ngũ của DeepSeek. Chúc mọi người năm mới vui vẻ và có thêm nhiều sản phẩm", Liang nói.Bài viết của Liang Wenfeng ngay lập tức được chia sẻ khắp các mạng xã hội, diễn đàn công nghệ của Trung Quốc. Nhiều người tin rằng sự thành công và cách tiếp cận khác biệt của DeepSeek sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới, có thể định vị lại bản đồ công nghệ toàn cầu, thách thức vị thế của phương Tây nói chung, nước Mỹ và Thung lũng Silicon nói riêng trong kỷ nguyên mới.
Mì quảng ở Sa Huỳnh
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Trước thắc mắc trên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chủng cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt dịch hoặc đại dịch cúm. Virus cúm biến đổi nên hằng năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu có thể gây ra dịch cúm năm kế tiếp, đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm. Hơn thế nữa, miễn dịch bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy, để được bảo vệ tốt nhất bạn cần tiêm cúm nhắc lại mỗi năm.Tùy theo cơ địa của mỗi người và sự phù hợp của chủng cúm lưu hành so với vắc xin được tiêm mà người đã tiêm vắc xin có thể vẫn bị nhiễm cúm tuy nhiên tỷ lệ bị cúm và bị các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp sẽ giảm đi rất nhiều so với người không tiêm vắc xin.Khoảng 2 tuần sau khi tiêm, vắc xin phòng cúm sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ bởi những chủng virus có trong vắc xin. Trước thời điểm này bạn vẫn có nguy cơ nhiễm cúm.Tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ không giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và ngược lại, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ không giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19.Bác sĩ Hiền Minh cho biết, so với người chưa tiêm, người đã tiêm vắc xin cúm có những lợi ích sau:Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com.Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Điều gì khiến game thủ 'mê mẩn' Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới?
Kết nối smartphone, cho phép nghe nhạc, gọi điện, nhắn tin, sử dụng bản đồ, ra lệnh bằng giọng nói