Những tấm lòng vàng 9.2.2023
Nghệ sĩ Vũ Thanh cho biết, bác sĩ chẩn đoán vợ ông bị nhiễm trùng hệ thần kinh, viêm phổi, viêm đường ruột nặng. Bên cạnh đó, bà còn mắc nhiều bệnh nền. Hiện ca sĩ Lệ Hải vẫn hôn mê, đang được điều trị để có thể tiến hành phẫu thuật não trong tuần này. Nghệ sĩ Vũ Thanh tâm sự, các bác sĩ chẩn đoán tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật của vợ ông là 50%, khó có thể phục hồi hoàn toàn. Theo diễn viên Vật chứng mong manh, suốt 3 tháng qua, ca sĩ Lệ Hải phải nhiều lần nhập viện vì bệnh tật. Bà bị viêm đa khớp nặng, gây khó khăn trong việc đi lại. Trong một lần bước lên bậc thềm, bà bị ngã, dẫn đến mẻ xương sống, sau đó tai biến nhẹ. Thời gian qua, cuộc sống của gia đình nghệ sĩ Vũ Thanh gặp nhiều khó khăn. Ông cho biết gia đình bên vợ có hỗ trợ một khoản. Một số bạn bè, đồng nghiệp đề nghị quyên góp tiền, tổ chức đêm nhạc gây quỹ, song Vũ Thanh từ chối vì ngại ồn ào. "Trước đây, chúng tôi có mở quán bún để kiếm tiền trang trải. Nhưng giờ có tuổi rồi, sức khỏe yếu nên chúng tôi giao lại cho con cháu quản lý. Tôi có đi quay một số chương trình, đi diễn, cũng như buôn bán nước mắm. Dù khó khăn, tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức để cùng vợ vượt qua giai đoạn này", nam nghệ sĩ chia sẻ. Ca sĩ Lệ Hải sinh năm 1948, từng là ca sĩ phòng trà nổi danh. Nghệ sĩ Vũ Thanh sinh năm 1959, là nghệ sĩ đa năng khi có thể hát tân nhạc, cải lương, làm ảo thuật, diễn chính kịch, tấu hài, viết kịch bản... Vũ Thanh kết hôn với ca sĩ Lệ Hải hơn 40 năm. Để có được một gia đình hạnh phúc, cả hai từng trải qua giai đoạn sóng gió, lạc mất nhau bởi người thứ ba. Ở tuổi xế chiều, vợ chồng nghệ sĩ ở nhà thuê, vẫn bươn chải mưu sinh.Xem xét dừng bố trí cán bộ làm việc sáng thứ bảy tại BHXH một số tỉnh
Ngày 5.1, Sở VH-TT tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình, cho biết võ cổ truyền Bình Định có từ ngàn xưa, thời cha ông đi mở cõi, có mặt ở nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và được lưu truyền đến ngày nay. Không chỉ là hoạt động thể thao rèn luyện thể lực, trí lực, tâm lực mà võ cổ truyền Bình Định còn trở thành linh hồn của đất và người Bình Định, chứa đựng nhiều đạo lý, triết lý sống.Theo ông Thanh, tỉnh Bình Định đã triển khai đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền; hỗ trợ kinh phí duy trì, trao truyền, phát triển các lò võ tiêu biểu, các câu lạc bộ võ thuật; tổ chức biên soạn và đưa võ cổ truyền vào truyền dạy trong trường học, tạo điều kiện để phát triển thể dục, thể thao. Qua đó, tìm kiếm, phát hiện những tài năng trẻ để kịp thời bồi dưỡng, rèn luyện, đưa vào các đội tuyển của tỉnh…Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung khoa học như: võ cổ truyền Bình Định từ góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy di sản võ - bài học từ các nước; võ cổ truyền Bình Định - bản sắc địa phương, sự biến đổi và hội nhập; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh đương đại: trường hợp võ cổ truyền Bình Định và các di sản khác.Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết Việt Nam tự hào có 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phong phú và đa dạng của di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam, mà còn là cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ di sản, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc.Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, hội thảo này mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là dịp để các nhà khoa học quốc tế và trong nước cùng nhau nhận diện giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung, võ cổ truyền Bình Định nói riêng, hướng tới việc hoàn thiện hồ sơ võ cổ truyền Bình Định đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là nhiệm vụ quốc gia, không chỉ nhằm mục đích bảo vệ di sản cho thế hệ hiện tại và tương lai mà còn là cơ hội để giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam với thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ di sản văn hóa toàn cầu."Chúng tôi tin rằng, các nhà khoa học, các võ sư và cộng đồng thực hành di sản sẽ có những đóng góp thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn cho những định hướng bảo vệ và phát huy giá trị võ cổ truyền Bình Định, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, giao lưu văn hóa và quảng bá sâu rộng di sản võ thuật truyền thống", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.Bình Định hiện có 136 võ sư, võ sư cao cấp, đại võ sư, 110 chuẩn võ sư, 254 huấn luyện viên, 4.474 võ sinh tập luyện thường xuyên (không tính các võ phái Bình Định dạy võ trong nước và nước ngoài).
Tượng vàng 'quái vật Godzilla' được rao bán với giá 700 triệu đồng
“Các sở, ngành cũng cần kết nối với các bộ, ngành T.Ư để hỗ trợ nguồn lực, hướng dẫn địa phương trong quá trình thực hiện. Phấn đấu đến năm 2024, toàn bộ 13/13 huyện, thị, thành đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM”, ông Lĩnh chia sẻ.
Theo PhoneArena, một tin đồn mới nhất từ Hàn Quốc cho biết iPad Pro thế hệ tiếp theo, được cho là sẽ trang bị chip M5 mạnh mẽ, có thể được sản xuất hàng loạt sớm nhất vào tháng 4 năm nay.Điều này đồng nghĩa với việc iPad Pro mới có thể ra mắt sớm hơn dự đoán trước đó là cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.Theo báo cáo, các linh kiện của iPad Pro (2025) sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 4 hoặc tháng 5. Nếu quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, thiết bị có thể sẵn sàng ra mắt chỉ vài tháng sau đó, có thể vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11.2025.Ngoài chip M5, iPad Pro mới cũng được cho là sẽ được trang bị màn hình OLED chất lượng cao, mang đến trải nghiệm hình ảnh tuyệt vời hơn cho người dùng.Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh đây chỉ là những thay đổi nhỏ. Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu chip M5 có thực sự mang đến những nâng cấp đáng kể so với chip M4 trên iPad Pro (2024) hay không.Hiện tại, Apple vẫn chưa tiết lộ bất kỳ thông tin chính thức nào về iPad Pro thế hệ tiếp theo. Hãy cùng chờ đợi những thông báo mới nhất từ 'táo khuyết' trong thời gian tới.
Doanh nhân Hồ Quang Mẫn tiết lộ bí quyết sống khỏe
Tờ Mint ngày 3.1 đưa tin viên kim cương 7,5 carat trị giá 20.000 USD (khoảng nửa tỉ đồng) mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tặng Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden là món quà đắt tiền nhất mà gia đình Tổng thống Joe Biden nhận được từ các lãnh đạo nước ngoài trong năm 2023.Thông tin được công bố ngày 2.1 trong kê khai kế toán hằng năm của văn phòng lễ tân thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Bên cạnh viên kim cương, Đệ nhất phu nhân Mỹ còn nhận chiếc trâm cài 14.063 USD từ đại sứ Ukraine, vòng tay, trâm cài và album ảnh trị giá 4.510 USD từ vợ chồng lãnh đạo Ai Cập.Tổng thống Biden nhận nhiều quà giá trị, gồm một album ảnh trị giá 7.100 USD của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, tượng chiến binh Mông Cổ 3.495 USD của Thủ tướng Mông Cổ, chiếc bát bạc 3.300 USD của Quốc vương Brunei, chiếc khay bạc 3.160 USD từ Tổng thống Israel và một khung tranh 2.400 USD từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Viên kim cương được để lại Cánh Đông của Nhà Trắng, văn phòng của đệ nhất phu nhân, để trưng bày trong khi các món quà khác được chuyển cho Cục Văn khố quốc gia.Theo luật, toàn bộ quà tặng trị giá hơn 480 USD phải được kê khai. Những món quà đắt tiền thường được trao lại cho Cục Văn khố hoặc được sử dụng để trưng bày. Lãnh đạo và các quan chức được tặng quà có quyền mua lại những món quà này với giá thị trường, dù chuyện này hiếm khi xảy ra, đặc biệt là với những món cao cấp.Cũng theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhiều nhân viên Cục Tình báo trung ương (CIA) khai báo đã nhận những món quà giá trị như đồng hồ, nước hoa và trang sức. Tuy vậy, gần như toàn bộ số quà này bị tiêu hủy, ước tính trị giá hơn 132.000 USD.