$422
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hack. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hack.Ngày 1.2, UBND H.Kon Plông (Kon Tum) cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính đến ngày 31.1, tức mùng 3 tết) đã có khoảng 200.000 lượt du khách đến với Măng Đen, doanh thu đạt hơn 71 tỉ đồng.Cũng theo UBND H.Kon Plông, trên địa bàn có 139 cơ sở lưu trú với 1.250 phòng, công suất phục vụ 6.000 lượt khách/ngày đêm. Trong đó, các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung ở TT.Măng Đen (H.Kon Plông). Bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết năm nay khách đến Măng Đen đông hơn vì hoa anh đào nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lý do quan trọng hơn là Khu du lịch Măng Đen đã xây dựng được thương hiệu là điểm đến "an toàn, thân thiện, mến khách"; có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; cách phục vụ chu đáo với phương châm lấy khách là trung tâm phục vụ. Thương hiệu này đã được khẳng định trong lòng du khách.Cũng theo bà Mân, khu du khách đến với Măng Đen, người đồng bào tại chỗ cũng đã được hưởng lợi thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, biểu diễn cồng chiêng, kinh doanh đặc sản địa phương. Nhờ đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng Đen sẽ tích cực bảo tồn văn hoá, giúp văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số được lưu truyền rộng khắp.Để bảo đảm có chỗ cho khách lưu trú, H.Kon Plông đã huy động phòng nghỉ dự phòng ở khu vực lân cận, sẵn sàng đưa khách về ở nếu cơ sở lưu trú tại Măng Đen quá tải. Cùng với đó, UBND H.Kon Plông đã tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ tại 2 địa điểm là chợ phiên Măng Đen và khu phố đêm Măng Đen (TT.Măng Đen) phục vụ du khách xuyên suất trong dịp tết. Tại đây, các ca sĩ, nghệ sĩ, ban nhạc nhóm múa biểu diễn các tiết mục đặc sắc. Đan xen trong các chương trình này là các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn nhạc cụ saxophone, t'rưng, đàn đá… Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đúng vào dịp hoa anh đào ở Măng Đen nở rực rỡ đã thu hút đông đảo du khách tới ngắm hoa anh đào. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của hack. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ hack.Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). ️
Sáng 9.1, đoàn công tác Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM phối hợp Công an TP.Thủ Đức và các đơn vị chức năng tổng kiểm tra an toàn về PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại cảng Cát Lái (thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn).Thông tin với đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn PCCC, đại tá Bùi Sĩ Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết cảng Cát Lái có mật độ khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất nước, hoạt động xếp dỡ hàng hóa diễn ra 24/24, trung bình mỗi ngày có gần 20.000 lượt phương tiện vận tải, thời gian cao điểm lên tới 25.000 phương tiện ra vào cảng.Cảng có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM và cả nước. Chính vì tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, lãnh đạo cảng đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.Phương tiện và lực lượng PCCC tại chỗ được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại luôn trong trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, ứng cứu nhanh khi gặp sự cố cháy nổ tại cảng.Tại buổi kiểm tra, đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó trưởng PC07 đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và phương tiện, thiết bị của lực lượng PCCC tại chỗ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.Phó trưởng PC07 nhấn mạnh dịp tết cận kề, lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ của cảng cần hết sức cảnh giác, chú ý đến công tác phòng ngừa sự cố cháy nổ, thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị, dụng cụ PCCC.Đại tá Huỳnh Ngọc Quan đề nghị đơn vị chú ý đến các vị trí, khu vực trọng yếu, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao thì cần tăng cường lực lượng và phương án để chủ động ứng phó, xử lý với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra như khu vực tiếp nhiên liệu, vận chuyển xăng dầu trong cảng, chú ý hệ thống điện, nguồn điện dự phòng; sắp xếp, bố trí gọn gàng hàng hóa trong kho, phòng ngừa sự cố cháy nổ.Trước đó, đoàn cũng đã kiểm tra an toàn PCCC tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Bến xe Miền Tây. Qua đó, đoàn công tác nhắc nhở khắc phục những hạn chế, đảm bảo an toàn, phòng cháy nổ dịp tết. ️
Dẫn đầu là cặp tiền đạo Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam trong sơ đồ 4-4-2 do ban tổ chức AFF Cup công bố. Các cầu thủ còn lại góp mặt gồm Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Hai Long ở hàng tiền vệ.Ở hàng thủ là trung vệ Bùi Tiến Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh. Trong khung thành không ai khác là thủ môn Nguyễn Đình Triệu.Chỉ có 2 cầu thủ Thái Lan góp mặt trong đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 là hậu vệ Nicholas Mickelson và trung vệ Pansa Hemviboon. Các đội Philippines và Singapore đều đóng góp 1 cầu thủ, lần lượt là tiền vệ Sandro Reyes và Kyoga Nakamura.Đây là sự lựa chọn được cho rất hợp lý, khi đội tuyển Việt Nam có hành trình thi đấu và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024 hết sức thuyết phục, với tổng cộng 7 trận thắng và chỉ có 1 trận hòa. Ghi tổng cộng 21 bàn, chỉ để lọt lưới 6 bàn. Đặc biệt từ vòng bán kết và chung kết, đội tuyển Việt Nam toàn thắng cả 2 lượt trận với đội Singapore và Thái Lan để có lần thứ 3 đăng quang ngôi vô địch khu vực.Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải và là vua phá lưới với 7 bàn. Trong khi tiền đạo Tiến Linh cũng đóng góp 4 bàn. Quang Hải góp 2 bàn, trong khi Hai Long là cầu thủ ghi bàn ấn định tỷ số 3-2 cho đội tuyển Việt Nam phút 90+20 ở trận chung kết lượt về ngày 5.1, với cú sút từ giữa sân để bóng từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của các hậu vệ Thái Lan lao về cản phá trong vô vọng.Ở hàng thủ, trung vệ Bùi Tiến Dũng và thủ môn Đình Triệu là những bức tường vững chắc giúp đội tuyển Việt Nam trở thành đội có hàng phòng ngự tốt nhất tại AFF Cup 2024.Đội hình tiêu biểu AFF Cup 2024 được lựa chọn dựa trên kết quả bỏ phiếu của độc giả trên trang chủ giải đấu từ ngày 6.1 đến 16.1. ️