Suarez từ chối theo chân Ronaldo đến châu Á để gia nhập CLB của Brazil
Các sinh viên trong đội bóng của Trường đại học Thủy Lợi
Lao động Việt Nam sang Úc làm nông nghiệp cần những điều kiện gì?
Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), vé bán online trận đội tuyển Việt Nam gặp Lào ở vòng loại Asian Cup 2027 (diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 trên sân Gò Đậu) đã bán hết trước hạn thông báo 2 ngày. Như vậy, thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ nhận sự cổ vũ của hơn 18.000 người hâm mộ. Từ lâu, sân cỏ miền Nam nói riêng và sân Bình Dương nói chung "vắng bóng" đội tuyển Việt Nam. Vì thế, người hâm mộ tại đây khao khát được tận mắt chứng kiến Quang Hải và các đồng đội thi đấu và chắc chắn bầu không khí sẽ rất cuồng nhiệt. Tình cảm của người hâm mộ miền Nam dành cho đội tuyển Việt Nam cũng rất lớn. Trong buổi tập đầu tiên vào chiều 12.3, rất đông người hâm mộ đã đến sân phụ CLB Bình Dương, đứng vây kín xung quanh sân để xem các ngôi sao tập luyện. Đây chính là động lực cực lớn để đội tuyển Việt Nam tập luyện hăng say, hướng đến những kết quả ấn tượng trong khoảng thời gian sắp tới.
Tuyển sinh ĐH: Chọn ngành ‘hot’ hay ngành ít thí sinh đăng ký?
Ông Nam thay mặt lãnh đạo thành phố, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư đã quan tâm, tạo mọi điều kiện để tổ chức sân chơi bổ ích này cho tuổi trẻ học đường tham gia; đồng thời ghi nhận, biểu dương các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố với sự quyết tâm, nỗ lực rất cao, đã tích cực chuẩn bị chu đáo để cùng tổ chức thành công giải chạy hôm nay; biểu dương nhân dân TP.Hải Phòng với sự nhiệt tình, chào đón, đã tham gia cổ vũ cho các vận động viên thi đấu.
Gần 16 giờ ngày 9.3, Đội CSGT Phú Lâm (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp lực lượng chức năng xã Lê Minh Xuân (H.Bình Chánh) cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe máy và xe container xảy ra tại giao lộ Trần Văn Giàu - Láng Le Bàu Cò - Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh, TP.HCM) .Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, xe container biển số 50H - 753.21 chạy trên đường Trần Văn Giàu, hướng từ Long An đi TP.HCM. Khi đến giao lộ đường Trần Văn Giàu - Láng Le Bàu Cò - Vĩnh Lộc (xã Lê Minh Xuân giáp với xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh, TP.HCM) xe container xảy ra tai nạn với xe máy biển số 59N2 - 822.89 do người nữ cầm lái (chưa rõ hướng di chuyển). Hậu quả, vụ tai nạn khiến người nữ chạy xe máy tử vong tại chỗ.Tại hiện trường, xe máy nằm kẹt dưới gầm xe container và cách thi thể người nữ khoảng 30 m. Giao thông qua khu vực bị ùn ứ. Nhận tin báo, Đội CSGT Phú Lâm phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết hiện trường, điều tiết giao thông. Công an cũng tiến hành trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giữa xe máy và xe container cũng như xác định danh tính người tử vong.Người dân cho biết, hằng ngày khu vực giao lộ Trần Văn Giàu - Láng Le Bàu Cò - Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh) có mật độ phương tiện tham gia đông, đặc biệt là các phương tiện xe kích thước lớn như xe tải, xe container... Tuy nhiên, nhiều trường hợp người dân chạy xe máy ngược chiều tại giao lộ này để vào đường Võ Hữu Lợi gây cản trở giao thông. Nhiều xe máy di chuyển đúng chiều trên đường Trần Văn Giàu (hướng Long An đi TP.HCM) phải di chuyển ra phía ngoài ở làn ô tô để tránh các xe di chuyển ngược chiều, gây mất an toàn giao thông, dễ dẫn đến các sự cố, tai nạn.
Ra mắt đồng hồ thông minh Amazfit Active và Amazfit Balance
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.

Chồng mất trước vợ, khi nào người con được mở thừa kế di chúc?
Gần 300 du khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc?
Theo hợp đồng được ký kết, hai bên cùng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt trong các khu đô thị, khu dân cư; xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Hai đơn vị này có thể thực hiện các dự án với quy mô có giá trị từ vài triệu USD đến vài chục triệu USD. Qua hợp đồng này, hai bên đặt kỳ vọng từ nay đến năm 2028 có thể triển khai các dự án với tổng vốn đầu tư từ 200 - 300 triệu USD.Khang Nam là tập đoàn đa ngành của Việt Nam, hoạt động trong một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, môi trường… Trong khi đó, Tập đoàn Econet chuyên về kỹ thuật nước và môi trường. Thế mạnh của Econet là cung cấp thiết bị, thiết kế các giải pháp, kỹ thuật xử lý nước sạch, nước thải từ dân dụng đến công nghiệp. Thiết bị của Econet có thiết kế riêng, chất lượng tốt, nhờ đó có cạnh tranh cao.Econet có lịch sử thành lập và phát triển mạnh tại Phần Lan. Econet đã và đang thực hiện nhiều nhà máy xử lý nước thải khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Trong kỷ nguyên mới, 2 tập đoàn hy vọng có thể cùng nhau phát triển xa hơn nữa. Ông Nguyễn Phi Long - Tổng giám đốc Khang Nam Group nhấn mạnh: "Sự ký kết này là một phần nỗ lực rất quan trọng của 2 tập đoàn, là bước ngoặt để Khang Nam khẳng định trên ngành môi trường. Econet có thế mạnh về giải pháp công nghệ và giải pháp tài chính, có thể thúc đẩy các dự án về môi trường phát triển".
Nguyễn Thùy Linh 'duyên nợ chồng chất' với tài năng trẻ cầu lông Indonesia
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm năm 2024, cả thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn như biến động chính trị, cạnh tranh chiến lược… tác động tới phát triển đất nước, hoạt động của doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2025, thế giới đã xuất hiện những khó khăn, những diễn biến mới phức tạp nên các doanh nghiệp cần luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi lúc nào cũng có khó khăn xuất hiện.Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các vướng mắc về thể chế đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" nhưng cũng là "đột phá của đột phá".Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, năm 2025 điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực. Nếu cứ tăng trưởng "bình bình" thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Do đó, T.Ư đã ban hành Kết luận 123 yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số: như các địa phương, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp FDI phải đồng bộ tăng trưởng. Phân tích kỹ, đánh giá ứng phó tình hình hiện nay như thế nào khi có kịch bản xấu xảy ra, Thủ tướng đặt vấn đề.Hiện chúng ta đang triển khai quyết liệt một số dự án rất lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, nhà máy điện hạt nhân; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế; tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả…Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn nói trên của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân "xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi". Người đứng đầu Chính phủ lấy ví dụ, vừa qua đã đề nghị Tập đoàn Trường Hải (THACO) nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu và tiến tới sản xuất đầu máy cho đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn Hòa Phát làm ray đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn FPT tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, thiết kế chip bán dẫn…Báo cáo tình hình doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, lực lượng doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.Theo ông Dũng, năm 2024, môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách đột phá. Bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo "luồng xanh" cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp...Để đạt được mức tăng trưởng 2 con số thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần tăng khoảng 11%/năm. Bên cạnh các giải pháp chung cho cộng đồng doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, các doanh nghiệp lớn cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế.Đồng thời, phát huy vai trò "doanh nghiệp dẫn đầu", chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị.
gamevui
Ngày 7.2, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM ký văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa. Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Theo dữ liệu công bố (ngày 31.1.2025) của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2.9.2024 - 26.1.2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ ngày 23 – 29.12.2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp mắc.Tại Việt Nam, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có 1 bệnh nhân đang phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).Tại TP.HCM, theo thống kê, báo cáo của Trung tâm kiểm soát bật TP.HCM và các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm, đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện bất thường trong công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm.Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. Vì vậy, TP.HCM chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của dịch bệnh.Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.Sở Y tế TP.HCM giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM chủ trì, phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút (SVP) trên địa bàn. Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.Đề nghị cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn báo cáo các ca bệnh hoặc nghi ngờ bệnh viêm phổi do vi rút, cúm về trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư