T&T Group trao 5 tỉ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Công ty Monster Box, chuyên làm về lĩnh vực sáng tạo, ở Q.10 (TP.HCM) đã tạo ra một môi trường làm việc khiến không ít người phải ghen tị. Đỗ Trình Dương (25 tuổi), nhân viên nội dung của công ty, cho biết thay vì phải chờ đợi mệt mỏi đến giờ tan ca và đối mặt với cảnh kẹt xe quen thuộc như bao người bạn khác, Dương lại được tự do ra về vào lúc 15 giờ 45.“Việc về sớm không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được cảnh ùn tắc giao thông hàng ngày. Về trước giờ cao điểm, mình có thể thư giãn, tận hưởng trọn vẹn buổi chiều và tối", Dương hào hứng chia sẻ. Anh bạn còn cho rằng chính những giờ nghỉ dài vào buổi chiều và tối này giúp Dương cảm thấy ngày làm việc tiếp theo trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn bao giờ hết.Theo Dương, chế độ đãi ngộ tại công ty không chỉ là chuyện giờ giấc làm việc linh hoạt mà còn đi kèm với các tiện ích như phòng gym, bể bơi miễn phí và các thiết bị giải trí như game VR hay Nintendo Switch. Tuy nhiên, Dương đặc biệt ấn tượng với văn hóa làm việc tại công ty. Ở chỗ làm của anh, công việc được chia rõ ràng: Làm ra làm, chơi ra chơi."Công ty mình chỉ làm việc từ 8 giờ sáng đến 15 giờ 45 chiều, 5 ngày mỗi tuần và công ty không yêu cầu nhân viên mang công việc về nhà. Chính chế độ này giúp tất cả nhân viên của công ty có thời gian để tham gia các hoạt động ngoài công việc như bơi lội, chơi bóng đá hay đơn giản là thư giãn với bạn bè", Dương nói.Anh Lê Hữu Lâm (33 tuổi), giám đốc điều hành của Monster Box, chia sẻ rằng trong giai đoạn đầu, công ty cũng áp dụng giờ hành chính như bao công ty khác. "Thực ra, không có một điều bất ngờ nào trong quyết định giảm giờ làm này ngoài việc mình và anh Liêm (người đồng sáng lập) tin rằng đây là lựa chọn đúng đắn và muốn thử xem hiệu quả ra sao. Sau một thời gian thử nghiệm, chúng mình nhận thấy sự thay đổi tích cực và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Chính vì vậy, chúng mình quyết định giữ nguyên tắc này như một phần trong văn hóa công ty và đã duy trì trong suốt 5 năm qua", anh Lâm chia sẻ.Anh Lâm cũng nói thêm: "Cả mình và anh Liêm đều tin rằng ngoài công việc, mỗi cá nhân trong công ty cần thời gian để học hỏi, nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình hay theo đuổi những đam mê khác. Vì vậy, việc bắt buộc mọi người làm việc dài giờ sẽ là điều vô lý. Monster Box chỉ đơn giản là hiện thực hóa điều mà mọi người cần. Đó là có thời gian để phát triển toàn diện hơn ngoài công việc".Bản thân anh Lâm cũng tận dụng thời gian sau giờ làm để đi tập gym. "Một số nhân viên của mình chọn học thêm, đi dạy, làm dự án cá nhân, dành thời gian cho gia đình hoặc chơi game. Điều quan trọng là mọi người có thể lựa chọn làm những gì họ muốn hoặc cần làm, hay đơn giản là nghỉ ngơi, vui chơi, thay vì phải cạn kiệt sức lực và thời gian cho công việc chính", anh nói.Theo anh Lâm, một trong những yếu tố giúp công ty của anh duy trì sự thành công là họ luôn đảm bảo chất lượng công việc không bị ảnh hưởng dù thời gian làm việc được rút ngắn. "Việc giảm giờ làm không làm giảm hiệu suất công việc, ngược lại còn giúp chúng mình duy trì sự sáng tạo và hiệu quả công việc", anh Lâm khẳng định.Anh Lâm giải thích rằng con người không phải là những cỗ máy. Việc làm việc quá nhiều giờ đôi khi sẽ dẫn đến kiệt sức, giảm khả năng sáng tạo và gây ra những rủi ro không đáng có. "Đặc biệt đối với những người làm sáng tạo như chúng mình, việc có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục là vô cùng quan trọng", anh Lâm nói thêm.Vị lãnh đạo nói rằng công ty duy trì được chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhờ vào việc nhân viên được phép dành thời gian cho các hoạt động ngoài công việc. Công ty hiện đang phát triển tựa game đầu tay "Rune Seeker" và một nền tảng hỗ trợ dạy, học ngôn ngữ trên toàn cầu. Mặc dù sản phẩm chưa ra mắt chính thức, nhưng công ty đã đạt được một giải thưởng khởi nghiệp có tiếng, chứng minh cho thấy chất lượng công việc không hề bị giảm sút.Anh Lâm hy vọng rằng xu hướng giảm giờ làm sẽ trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong tương lai. "Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là AI, con người sẽ được giải phóng khỏi những công việc mệt mỏi và có thêm thời gian để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Mình mong rằng trong tương lai, mỗi người chỉ cần làm việc 4 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 6 giờ. Đây là một khái niệm về tương lai mà Monster Box đang hướng tới, nơi mà mọi người không chỉ làm việc hiệu quả mà còn có thể tận hưởng cuộc sống đầy đủ hơn", anh nói.Trần Văn Tiến (25 tuổi), nhân viên công ty, cũng không giấu nổi sự hài lòng với thời gian làm việc của công ty. "Khi bạn làm việc đến 20 giờ tối mỗi ngày, bạn chỉ có vài giờ rảnh rỗi. Nhưng nếu bạn về sớm lúc 15 giờ 45, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thậm chí vào những ngày bận rộn, mình vẫn có thể sắp xếp thời gian cho các hoạt động cá nhân, gặp gỡ bạn bè hay tham gia các sự kiện xã hội", Tiến nói.Trộm lộng hành, người dân lo lắng
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 37 giây ghi lại cảnh 2 người đàn ông bị 2 người đàn ông khác liên tục đánh, đá vào mặt. Nhóm này còn cầm cây tấn công nạn nhân. Khi nạn nhân ngã trên đường nhóm người lao đến dẫm, đạp.Theo đó, sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Thị Trọn (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) vào chiều 2.1.Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi đó, hai người đàn ông chở nhau trên xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Trọn. Khi vừa qua giao lộ Nguyễn Thị Trọn - Lê Thị Ngay (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) một đoạn thì hai người này bị hai người đàn ông khác chạy xe máy đến tấn công."Họ xông vào quán tôi lấy 2 khúc mía đánh, đập hai người kia. Mía gãy, họ vào lấy cây chày đập đá bằng gỗ của quán để đánh. May mà lúc đó tại xe nước mía không có dao", một người dân kể lại.Toàn bộ vụ việc đánh người được người dân dùng máy điện thoại ghi lại và gọi báo công an. Đoạn clip khi đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.Chiều cùng ngày, Công an xã Vĩnh Lộc A phối hợp Công an H.Bình Chánh đến ghi nhận hiện trường. Một trong hai người đàn ông bị đánh cũng được công an đưa đến hiện trường để ghi nhận sự việc.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người đàn ông ngoài 45 tuổi (người bị đánh) cũng không biết lý do tại sao mình bị đánh. "Tôi với bạn định vào mua nước mía uống thì họ chạy xe đến đánh luôn", người đàn ông nói.Chiều tối cùng ngày, nguồn tin Báo Thanh Niên cho biết, công an cũng đã xác định được những người liên quan đánh 2 người đàn ông trên. Hiện công an đang điều tra làm rõ.
Lan tỏa thông điệp “Ngọn nến điện tử” đến với người trẻ khắp nơi
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
(Thanh Thảo - Quảng Ngãi 6.10.2008)
Giới siêu giàu chi đậm ủng hộ ứng viên trong bầu cử giữa kỳ Mỹ
Điều gì thúc đẩy để anh trở thành nhà thiết kế áo dài?Lý do để tôi gắn bó với áo dài là nhờ sự may mắn khi các sản phẩm sáng tạo được đón nhận ngay từ ngày đầu. Ca sĩ Thùy Dung là người nổi tiếng đầu tiên mặc trang phục của tôi trên sóng truyền hình. Đó là một thiết kế đầm dạ hội cách tân từ áo dài nằm trong bộ sưu tập đồ án tốt nghiệp.Năm 2005, bộ sưu tập áo dài đầu tiên của tôi được đăng trên tạp chí Mốt, bộ sưu tập thứ hai trình diễn ở Festival Huế 2006. Sau này nhìn lại, tôi tự nhận đó là những mẫu áo dài khá "ngô nghê" nhưng chúng giúp tôi có được những khách hàng đầu tiên. Nhiều người biết đến tôi từ đó, họ vẫn gắn bó và đi cùng đến ngày hôm nay, khi tôi đã có một hành trình dài với áo dài Việt.Vì sao áo dài thập niên 1930 trở thành thương hiệu gắn với tên tuổi của Vũ Việt Hà?Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Từ năm 2007, tôi vẽ phác thảo, lên mẫu thật dựa vào tranh của các danh họa. Tôi theo đuổi công việc này ròng rã nhiều năm, vừa làm vừa đào sâu nghiên cứu, cải tiến, tinh chỉnh chi tiết, cập nhật xu hướng rồi từ đó hoàn thiện phom áo dài mang nét riêng.Ngoài phom dáng, điểm đặc biệt nhất trên áo dài xưa của tôi là chất liệu. Tất cả đều do tôi nghiên cứu và chọn lựa. Từ vải thổ cẩm đến tơ lụa, sợi gai, tơ dứa, tơ sen… đều do tôi tuyển chọn từ sợi thô, áp dụng cách dệt thủ công, nhuộm màu tự nhiên theo kỹ thuật của nghệ nhân làng nghề…Trong suốt 9 năm tham gia Vietnam Designers House (mô hình thành lập năm 2010, quy tụ nhiều nhà thiết kế Việt trưng bày và bán các thiết kế mới), trong khi mọi người đều làm áo dài chiết eo truyền thống thì tôi vẫn chọn áo dài xưa. Thời đó giá bán một chiếc áo tương đương 1 tháng lương của nhân viên văn phòng, nhưng tôi vẫn bán được dù chỉ 1 - 2 chiếc mỗi tháng. Tôi xem đó là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa.Với số lượng bán ra khiêm tốn như vậy, làm sao anh sống được với nghề thiết kế?Tôi may mắn khi luôn nằm trong top các nhà thiết kế có doanh thu cao nhất nhì Vietnam Designers House. Tôi có đầm dạ hội, váy dạo phố cùng nhiều loại trang phục khác và chúng mang đến kinh tế để tôi nuôi đam mê áo dài.Mãi đến khoảng 6 năm trở lại đây, áo dài suông thập niên 1930 mới trở thành trào lưu được yêu thích. Việc những người đẹp nổi tiếng như Tăng Thanh Hà, nghệ sĩ múa Linh Nga mặc chụp ảnh tết hay đi chơi xuân càng góp phần lan tỏa mạnh hơn. Áo dài xưa đã tìm được chỗ đứng riêng.Hiện tại, tôi đã tự tin hơn với áo dài. Tôi vẫn say sưa nghiên cứu, tìm tòi các chất liệu mới và luôn đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Tôi rất trân trọng công việc này, mỗi bộ sưu tập là một câu chuyện, mỗi chiếc áo dài là một sản phẩm văn hóa truyền thống mang hơi thở cuộc sống.Tháng 6.2024, anh có màn xuất hiện ấn tượng tại Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM. Vì sao đến mùa diễn thu đông tổ chức tại thủ đô Hà Nội anh lại vắng mặt?Tôi nhập viện gần 1 tháng sau khi vắt kiệt sức lực để làm cùng lúc 3 - 4 bộ sưu tập diễn ở tuần lễ thời trang, Festival Huế, lễ hội văn hóa…, tôi làm các bộ sưu tập nhỏ, các đơn hàng và thêm công việc giảng dạy. Vốn dĩ là người đam mê thể thao, ngày nào không tập là thấy uể oải không có sức khỏe, thiếu sự phấn chấn, sáng tạo, vậy mà tôi vẫn bị kiệt sức. Tôi nhận ra rằng không có sức khỏe thì không có gì cả, kể cả sức sáng tạo cũng sẽ thui chột.Thêm vào đó, 100% nguyên liệu cho bộ sưu tập mới tôi đặt hàng từ đồng bào vùng Tây Bắc. Đợt bão lũ lớn năm 2024 đã ảnh hưởng đến tiến độ. Hai yếu tố này khiến tôi hiểu rằng mình phải chậm lại. Tôi dừng kế hoạch ra bộ sưu tập mới ở sự kiện tại Hà Nội nhưng sẽ trở lại mạnh mẽ ở thời điểm gần Tết Nguyên đán và mùa xuân 2025.Anh quan niệm thế nào về sự bay bổng sáng tạo, đặc biệt trong sáng tạo áo dài?Có vô số nhà thiết kế làm áo dài, do đó để tạo dựng được thương hiệu không dễ. Tôi nghĩ để thành công đôi khi phải trả giá, phải đánh đổi bằng sức khỏe, thời gian, tiền bạc và cả sự thiệt thòi về mặt gia đình. Tuy nhiên, nếu kiên trì, đặt cái tâm vào công việc và có một chút may mắn thì thành quả rất xứng đáng.Tôi quan niệm mỗi lần ra mắt, bộ sưu tập mới phải dung hòa được các yếu tố về thẩm mỹ, hiệu ứng thị giác, mang đến cảm xúc và có tính ứng dụng trong cuộc sống. Có những thiết kế của tôi bị nhận xét quá bay bổng, quá nghệ thuật, nhưng thực ra tôi đã tự cân chỉnh giữa sáng tạo và ứng dụng. Thiết kế thời trang không chỉ để thỏa mãn cái tôi mà còn phải mang đến giá trị cho người mặc thực tế.Đâu là chất liệu quý hiếm mà anh tâm đắc khi đưa lên áo dài?Tôi làm áo dài từ thổ cẩm, tơ tằm, tơ dứa, sợi gai, tơ sen…, đều là những chất liệu tự nhiên và quý hiếm. Vải tơ sen được tôi phát hiện trong chuyến đi về làng Phùng Xá, Hà Tây. Từ hơn 11.000 cây sen và hàng trăm công thợ mới làm ra được 1 mét vải.Do quá kỳ công nên tơ sen vô cùng đắt đỏ và chỉ được làm thành khăn choàng. Vải tơ sen có ưu điểm vượt trội về độ co giãn, mặt vải mộc mạc và tỏa mùi sen thơm ngát. Tôi kết hợp tơ sen với tơ tằm và sợi bố để làm nên bộ sưu tập Nối dài - vẫn là các thiết kế áo dài theo phom áo dài cổ thập niên 1930 trong bộ ảnh chụp Linh Nga và mẫu nhí Minh Thảo.Cuộc sống đầy ắp và bộn bề là vậy, nhưng được biết anh vẫn thường xuyên đi dạy?Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội là cái nôi nuôi dưỡng đam mê thời trang của tôi từ thuở sơ khai. Năm 2014, tôi nhận được lời mời từ khoa Mỹ thuật ứng dụng và trở lại trường giảng dạy thiết kế thời trang với lòng biết ơn và tri ân ngôi trường này.Công việc giảng dạy không đơn giản, chiếm nhiều thời gian, nhưng ngược lại, các bạn trẻ cho tôi những bài học mới. Tôi học từ họ sự nhanh nhạy, cập nhật nhanh xu thế mới, có được nhiều ý tưởng mới, và qua đó có thể chuyển hóa được các giá trị cũ mới đan xen.Anh có lời khuyên nào dành cho nhà thiết kế trẻ? Họ cần gì để thành công?Thời tôi đi học hơn 20 năm trước không có mạng xã hội, internet chưa phát triển, nên rất thiếu thông tin về thế giới. Hiện nay, bạn trẻ có nhiều công cụ hỗ trợ, họ vừa nhanh nhạy, vừa nắm bắt xu hướng tốt, nhưng lại hơi vội vàng. Tôi cho rằng bạn trẻ cần chăm chỉ, kiên trì, lao động bền bỉ để có nền móng vững mới mong gặt hái thành công lâu dài.Còn công việc làm mentor cho các cuộc thi trang phục văn hóa dân tộc?Các cuộc thi tôi làm mentor gần đây là Hoa hậu Quốc gia Việt Nam, Vietnam Next-Gen Fashion cũng giống như công việc giảng dạy. Tôi được tiếp xúc với các nhà thiết kế trẻ và đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ vì các bạn rất tài năng. Họ mang đến cho tôi sự hứng thú, tôi học hỏi từ các bạn trẻ, do vậy việc này rất xứng đáng để dành thời gian.Tuy bận rộn là vậy nhưng tôi luôn dành ưu tiên cho việc cần thiết nhất. Ngày nào tôi ở Hà Nội thì vẫn sáng đưa con đi học, chiều đón con về. Đó là niềm hạnh phúc mà tôi trân trọng và muốn đóng góp cùng gia đình.Tết của gia đình anh sẽ như thế nào?Khác với xu hướng chung của xã hội khi tết ngày càng bị coi nhẹ thì tôi và gia đình vẫn giữ nét truyền thống tết xưa của người Hà Nội. Ở tuổi này tôi vẫn được phân công rửa lá dong gói bánh chưng. Vài năm gần đây, gia đình tôi có thói quen đi sắm tết vùng cao, cả nhà đi mua gạo nếp nương, thịt gác bếp, hoa đào rừng… về ăn tết.Được sum họp quây quần bên người thân, có mặt bên gia đình mang đến sự đầy đủ về tinh thần và làm nên hạnh phúc của tôi. Cơ duyên để tôi gắn bó sâu sắc với áo dài xưa bắt nguồn từ các tư liệu lịch sử và mỹ thuật. Khi xem tranh của các danh họa nổi tiếng Việt Nam như Mai Trung Thứ, Lê Phổ…, tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh các cô gái mặc áo dài. Tôi xem đây là những phác thảo thời trang chân thực, rõ nét nhất về áo dài xưa của người Việt và cũng chính là tư liệu quý để khai thác, sáng tạo.Vũ Việt Hà sinh ra và làm việc tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp năm 2001. Với hơn 2 thập niên làm việc không ngừng, anh ghi dấu ấn với nhiều bộ sưu tập ấn tượng như Ngày trở về, Chuyện tình cao nguyên đá, Mộng xưa, Thiên di, Về quê, Ký gửi người Mông vào tương lai, Cô ấy là ai… Ngoài giới thiệu bộ sưu tập mới tại các tuần lễ thời trang, anh đều đặn tham gia các mùa Festival áo dài, Festival Huế, sự kiện Ngày Việt Nam tổ chức ở nhiều quốc gia. Giải thưởng đầu tiên anh giành được là giải Viện thiết kế Murase tại cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2004.Tôi có cơ hội hợp tác với anh Vũ Việt Hà từ năm 2017, khi chụp bộ ảnh với người mẫu là Hoa hậu Ngọc Hân. Kể từ đó, tôi nhiều lần từ Nam ra Bắc, theo anh lên Tây Bắc hay sang Dubai (UAE) để chụp những bộ sưu tập mới mà anh giới thiệu tại các sự kiện thời trang, văn hóa và ngoại giao của Việt Nam.Điều tôi ấn tượng nhất, anh là nhà thiết kế hiếm hoi luôn tìm kiếm và phát triển các chất liệu mới. Anh đã kinh qua những chất liệu quý hiếm mang tính độc bản như thổ cẩm, tơ dứa, tơ sen… Và tôi bị áp lực phải thể hiện được sự khác biệt, độc đáo đó qua hình ảnh theo cách đẹp nhất. Mỗi lần chụp là một lần thử thách nhưng tràn đầy cảm hứng vì áo dài của anh có chất riêng, phom dáng hoài cổ, nhưng được làm mới cực kỳ thú vị.Ngoài ra, Vũ Việt Hà là một nhà thiết kế trí thức, có nền tảng kiến thức và văn hóa vững chắc, luôn có thể thăng hoa với sáng tạo. Anh là một trong những nhà thiết kế Việt Nam làm tốt nhất công việc phát triển văn hóa và bản sắc Việt.Nhiếp ảnh gia Kiếng Cận