Kênh tắc nghẽn vì rác và cỏ dại
Những nhân vật tuổi Tỵ nổi tiếng nói trên hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, y tế hoặc nghệ thuật. Sau đây là một số nét nổi bật về những nhận vật nổi tiếng này.Ông Tập Cận Bình, sinh ngày 15.6.1953, năm Quý Tỵ. Ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 23.10.2022, và tái đắc cử Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp vào ngày 10.3.2023. Khi ông Tập tái đắc cử Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3, Tân Hoa xã đưa tin dưới sự lãnh đạo của ông, nền kinh tế Trung Quốc đang tiến bước trên một mô hình hiện đại hóa chưa từng thấy trước đây. GDP của Trung Quốc đã tăng lên 121.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 17.370 tỉ USD) từ mức 53.9000 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012.Vị nguyên thủ quốc gia tuổi Tỵ thứ hai là ông Volodymyr Zelensky, sinh ngày 25.1.1978, nhằm ngày âm lịch là 17.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông trở thành tổng thống của Ukraine kể từ ngày 20.5.2019 cho đến nay. Trước khi nhậm chức, ông đã nổi tiếng với tư cách là một người dẫn chương trình, diễn viên, diễn viên hài và đạo diễn.Ngoài ra, Tống thống Zelensky được tạp chí Time (Mỹ) vinh danh là Nhân vật của năm 2022. Ông Emmanuel Macron, sinh ngày 21.12.1977, năm Đinh Tỵ. Ông Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp vào ngày 14.5.2017, khi chưa tròn 40 tuổi sau nỗ lực tranh cử mà nhiều người từng cho rằng khó có thể thành công. Khi đó, ông Macron còn trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong số những nước quyền lực nhất thế giới, theo Reuters. Ông đã đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2022.Ông Macron kết hôn với bà Brigitte Trogneux, người lớn hơn ông 24 tuổi và là cô giáo cũ của ông tại một trường trung học. Bố mẹ ông phản đối quyết liệt mối tình này, nhưng trước sự kiên định của ông Macron, cuối cùng họ phải chấp nhận cho hai người kết hôn vào năm 2007.Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sinh ngày 3.3.1965, năm Ất Tỵ. Vào năm 2017, ông Tedros, người Ethiopia, đã làm nên lịch sử khi trở thành người châu Phi đầu tiên đắc cử chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với nhiệm kỳ 5 năm. Ông Tedros đã tự mô tả là “người con của chiến tranh”, theo AFP. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tedros chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế lớn. Năm 2018, dịch Ebola bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo và mất đến 2 năm mới được kiểm soát. Năm 2020, Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và tàn phá thế giới.Vào tháng 5.2022, ông được các nước thành viên của WHO bầu chọn cho nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, khi không có ứng viên nào tranh cử với ông Tedros cho vị trí tổng giám đốc WHO, trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc đối phó đại dịch Covid-19.Taylor Alison Swift sinh ngày 13.12.1989, năm Kỷ Tỵ. Cô trở thành tỉ phú vào tháng 10.2023, là nghệ sĩ âm nhạc đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng tỉ phú của tạp chí Forbes, chủ yếu dựa trên các bài hát và màn trình diễn của cô. Tính đến ngày 20.1.2025, tài sản của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ này là 1,6 tỉ USD, theo Forbes.Taylor Swift cũng được tạp chí Time vinh danh là Nhân vật của năm 2023, trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất hiện hai lần trên trang bìa Nhân vật của năm kể từ khi Time bắt đầu truyền thống bình chọn nhân vật của năm từ năm 1927. Swift lần đầu được vinh danh là Nhân vật của năm vào năm 2017, khi cô được công nhận là một trong những người phá vỡ sự im lặng mà đã truyền cảm hứng cho phụ nữ lên tiếng về hành vi sai trái về tình dục.Những cố lãnh đạo sinh năm Tỵ của một số nước có cố Chủ tịch nước Trung Quốc Mao Trạch Đông (sinh ngày 26.12.1893, năm Quý Tỵ) và cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29.5.1917, năm Đinh Tỵ). Ngoài ra, những cựu lãnh đạo một số nước sinh năm Tỵ gồm có cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (sinh ngày 6.5.1953, năm Quý Tỵ) và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (sinh ngày 14.9.1965, năm Ất Tỵ).Quyền Linh lợp mái tôn, mua xe mới cho cô bé mồ côi không biết mặt cha
“Chỉ còn hơn hai tháng nữa là chúng ta sẽ phải chia xa. Các em rồi sẽ trưởng thành và có hướng đi, hành trình mới. Thầy mến chúc các em sẽ luôn chân cứng đá mềm, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chúng ta sẽ luôn nhớ nhau”, thầy Dương nhắn nhủ đến với học trò.
Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có
Hôm nay 4.2 (mùng 7 tháng giêng), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu ở sân Triệu Miếu và Thế Miếu bên trong Đại nội Huế. Nghi lễ do lãnh đạo trung tâm chủ trì, cùng sự tham gia của đội nhã nhạc theo nghi thức của triều Nguyễn.Trước nghi thức hạ nêu là các nghi lễ cúng nêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, cử chuông trống... Sau khi cây nêu hạ xuống, kim ấn được lấy ra khỏi hộp, đánh dấu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc.Kết thúc lễ hạ nêu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng đã khai ấn và tặng chữ cho du khách tham quan. Thư pháp ghi sẵn các chữ "thịnh vượng", "cát tường", "phúc", "lộc", "thọ"…, sau đó dùng ấn đóng dấu vào rồi tặng du khách.Háo hức xếp hàng xin chữ đầu năm, anh Lê Văn Toàn (47 tuổi, du khách đến từ Gia Lai) cảm thấy may mắn khi bất ngờ nhận "lộc" đầu năm. "Nghi thức diễn ra rất sớm nhưng tôi may mắn khi được tham gia và chứng kiến. Cầu mong một năm mới quốc thái, dân an, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người", anh Toàn nói.Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, lễ hạ nêu báo hiệu mọi người trở lại với cuộc sống thường nhật. Về phương diện văn hóa, nghi lễ giới thiệu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước biết thêm về sinh hoạt của tết xưa ở chốn cung đình, những giá trị truyền thống và gia tăng trải nghiệm trong ngày đầu xuân.
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
Việt Nam trúng 8/17 gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.