Sinh viên phản ánh trường thay đổi mức học bổng, và đây là lý do...
Trong khi đó, nếu chưa mua vé trước, mà muốn trở lại TP.HCM học tập, làm việc, khởi hành từ sân bay Chu Lai bằng những chuyến bay từ hãng Vietjet Air thì rất khó khăn. Bởi trên ứng dụng của hãng bay này thông báo, từ ngày 15 – 21.2 đã "hết chỗ".Tăng cơ bắp, cân bằng dinh dưỡng với đạm đậu nành
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.
Tháng 5: Vì sao giá gas thế giới giảm mạnh mà trong nước chỉ giảm nhẹ?
Bộ TT-TT vừa công bố danh sách 904 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật năm 2024, đề nghị không phát hành sản phẩm quảng cáo. Đáng chú ý, trong 904 website mới được bổ sung vào danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm, phần lớn các trang web có tên trong danh sách đều là những trang web cá độ bóng đá, hoặc kêu gọi cờ bạc dưới hình thức trò chơi điện tử như: alo***in.com; mu***casino.org, bong**.com; nhacai**88.com, 365**cuoc.net, game**idoithuong.city, 1*bet.com, go*8.cc, ri*game.life…Ngoài ra, một số website có dấu hiệu lừa đảo hoặc giả mạo những trang web có uy tín để thực hiện lừa đảo như dichvucong.dulieuquocgia.com, sachdoanhnhan.vn, kienthietvietnam.com, liveshownhacviet.com, xosobentre.net…Đáng chú ý, hầu hết các trang vi phạm, hầu hết sử dụng tên miền quốc tế .net, .com, .top, .win…Theo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), việc công bố danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật nhằm thực hiện quy định tại Nghị định 70 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 quy định chi tiết thi hành luật Quảng cáo.Cùng với việc công bố danh sách các website vi phạm pháp luật trên trang abei.gov.vn, Bộ TT-TT cũng đề nghị người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo không phát hành sản phẩm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử này.Với mục tiêu bảo đảm an toàn thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hàng, góp phần phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn và lành mạnh, Bộ TT-TT khuyến nghị các đơn vị xem xét lựa chọn quảng cáo trong White List (danh sách nội dung "đã được xác thực" trên mạng sử dụng cho hoạt động quảng cáo).Theo thống kê, đến nay, White List đã được mở rộng lên 8.000 website, báo điện tử, kênh nội dung, tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng đã được xác thực.
Ngày 7.1, TAND cấp cao tại TPHCM bước qua phần xét hỏi đối với 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đồng phạm.Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) và bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) đều giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Trong đó, bị cáo Hà nhận trách nhiệm là người đứng đầu, nhưng không đồng ý về chịu trách nhiệm chung số tiền 40 tỉ đồng như bản án sơ thẩm đã quy kết. Bởi bị cáo cho rằng mình "không đòi hỏi cũng như không đưa ra bất cứ yêu cầu về quyền lợi riêng nào".Cũng theo bị cáo Hà, ngay khi giữ chức cục trưởng, bị cáo đã thiết lập đường dây nóng, có lịch tiếp công dân hằng tuần để nhận phản ánh của người dân về tiêu cực. Ngoài ra, bị cáo còn chỉ đạo xây dựng cải cách và sửa đổi phần mềm kiểm định xe cơ giới nhằm bịt lỗ hổng về an ninh, đảm bảo về an toàn thông tin, vừa giúp cho doanh nghiệp, vừa chống tiêu cực.Bị cáo Trần Kỳ Hình khai chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 7,1 tỉ đồng hưởng lợi cá nhân, chứ không chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền tham ô của Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Anh Quân (cựu quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới) cũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Quân bị TAND TPHCM tuyên phạt 14 năm tù về tội "nhận hối lộ". Bị cáo khai nhận hối lộ mỗi một bộ hồ sơ từ 1 - 3 triệu đồng.Như Thanh Niên thông tin, tháng 8.2024, xét xử sơ thẩm TAND TP.HCM phạt bị cáo Trần Kỳ Hình 19 năm tù về tội "nhận hối lộ" hơn 7,1 tỉ đồng, 6 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", tổng hợp hình phạt chung là 25 năm tù.Tòa phạt các bị cáo Đặng Việt Hà 19 năm tù về tội "nhận hối lộ"; Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông) 4 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì hành vi cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện.Với 251 bị cáo còn lại, HĐXX tuyên phạt từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 30 năm tù.Bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định. Hình đã nộp lại 2,85 tỉ đồng và 12.000 USD khắc phục hậu quả.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Bản án này đã bị Viện KSND TP.HCM kháng nghị vào tháng 9.2024, vì cho rằng mức hình phạt mà TAND TP.HCM đã tuyên đối với 18 bị cáo trong vụ án là quá nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe phòng ngừa. Ngoài ra, còn có khoảng 140 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Vụ án có khoảng 100 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.Theo kế hoạch, phiên tòa được xét xử kéo dài từ ngày 6.1 - 17.1.
Nỗ lực vực dậy sức mua, nhiều mẫu ô tô tăng ưu đãi, giảm giá
Tại hội nghị tổng kết Bộ TT-TT sáng nay 29.12, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TT-TT và Bộ KH-CN sau khi hợp nhất sẽ mang tên Bộ KH-CN và TT.Bộ KH-CN quản lý về phát triển công nghệ nói chung. Còn Bộ TT-TT quản lý công nghệ thông tin, công nghệ số là công nghệ cốt lõi, nền tảng cho các ngành, các lĩnh vực khác và cũng là các công nghệ năng động quan trọng nhất hiện nay. Theo Bộ trưởng Hùng, tên của Bộ TT-TT thực ra là Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, nhưng vì Quốc hội thấy cả 2 bộ đều có chữ công nghệ nên đã cắt đi chữ công nghệ và tên Bộ trở thành Bộ TT-TT. Công nghệ chính là điểm chung tạo ra hiệp lực, cộng lực và cộng hưởng của 2 bộ. Chữ "truyền thông" trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có 2 nghĩa: viễn thông và media tức là các phương tiện truyền thông như: báo chí, phát thanh truyền hình, truyền thông xã hội.Người đứng đầu Bộ TT-TT lý giải thêm, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ KH-CN và TT, vừa bao quát hết lĩnh vực của 2 bộ, vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai bộ là công nghệ. "Trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ số thuộc quản lý của Bộ TT-TT từ nay sẽ tiếp cận được nhanh hơn với các kết quả nghiên cứu của Bộ KH-CN, làm cho khoa học, công nghệ gần với doanh nghiệp; đồng thời đưa nhanh hơn, kết quả nghiên cứu KH-CN, các sản phẩm phục vụ cuộc sống", Bộ trưởng Hùng nhìn nhận.Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 - Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với nhiều quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn, có tính cách mạng, giống như Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp cách đây 40 năm, nhưng lần này lại cho KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Bộ mới hợp nhất là Bộ KH-CN và TT sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa nghị quyết đặc biệt quan trọng này. Nghị quyết 57 xác định bộ ba: KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột chính để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của làm chủ KHCN để làm chủ tiến trình chuyển đổi số Việt Nam, giao các doanh nghiệp nòng cốt làm các dự án lớn về chuyển đổi số, giá các doanh nghiệp nòng cốt làm chủ các công nghệ chiến lược.Đây là một mũi tên trúng hai đích, vừa làm chủ tiến trình công nghệ chuyển đổi số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước. Từ nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận lấy sứ mệnh Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ là Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Từ nay, chuyển đổi số đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân."Chuyển đổi số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phát triển đột phá. Chúng ta kỳ vọng chuyển đổi số sẽ góp phần đặc biệt quan trọng để Việt Nam vươn mình đứng dậy mạnh mẽ, trở thành nước XHCN phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam mới tròn 100 năm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.