Nhiều phần quà ý nghĩa đến với học sinh tỉnh Bến Tre
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.Horasis châu Á 2023: hội thảo mô hình kiến tạo cộng đồng thông minh Bình Dương
AMP là giải thưởng kiến trúc toàn cầu nhằm tôn vinh sự sáng tạo và đổi mới trong thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, kiến trúc cảnh quan, sản phẩm kiến trúc và nhiếp ảnh kiến trúc. Trước đó, VTN Architects đã có 3 năm liên tiếp (từ 2020 - 2022) giành chiến thắng giải thưởng AMP với các công trình như Khách sạn Chicland, Nocenco Café, Nhà cộng đồng Casamia…
Mưa trái mùa giải nguy cho hàng trăm ngàn ha cây ăn trái miền Tây
Trước ngày đón Xuân Son trở về, vợ và con của anh đã dọn dẹp, cùng nhau trang trí lại nhà cửa theo chủ đề tết. Đã 5 năm kể từ khi chuyển đến Việt Nam thi đấu nhưng đây là cái Tết Nguyên đán đầu tiên mà Xuân Son đón với tư cách là người Việt Nam. Một tin vui ngày cuối năm âm lịch với Xuân Son là anh đã có lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội tháng 12.2024 (theo thống kê của chuyên trang BuzzMetrics) nhờ màn trình diễn chói sáng ở AFF Cup 2024. Anh đứng thứ 4 trong danh sách này. Con số này là minh chứng cho sức "nóng" mà Xuân Son đã tạo ra và mức độ yêu mến của người hâm mộ dành cho anh.Trước giờ ra viện, Xuân Son chia sẻ những hình ảnh tích cực trên trang cá nhân. Anh xuất hiện với hình ảnh tươi vui và vẫn tiếp tục tập các bài phục hồi sau phẫu thuật. Cả Xuân Son và vợ là chị Marcele đều rất hào hứng đón năm mới Ất Tỵ dù nam tiền đạo chắc chắn sẽ gặp bất tiện trong việc đi lại ít nhiều vì chấn thương. Đón tết ở nhà, Xuân Son cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ cũng như hạn chế tăng cân quá đà vì không thể tập luyện như bình thường.Theo BS-CKII Vũ Tú Nam, trưởng khoa Phẫu Thuật Nội soi khớp & Y học Thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, ca phẫu thuật của Xuân Son đòi hỏi sự hoàn thiện và tính cá thể hoá trong từng khâu. Chấn thương của Xuân Son không chỉ là gãy đơn giản mà là gãy thân xương phức tạp, có mảnh rời lớn 7cm và nguy cơ các đường nứt tách thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Việc kết hợp xương với kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình lành xương tự nhiên và các cấu trúc lành xung quanh.Thách thức lớn nhất là tính toán chi tiết tất cả các bước, từ loại đinh, kích thước đinh, vị trí đinh, đến kỹ thuật nắn chỉnh qua da mà không cần mở đến vịt gãy. Nhờ sự hợp tác giữa các phòng ban cùng công nghệ mô phỏng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.ThS.BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion lab kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, cho biết, việc khi nào Xuân Son có thể quay lại tập luyện phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thời gian và quá trình hồi phục. Tối thiểu, Xuân Son có thể tập luyện cường độ cao sau 6 tháng, nhưng trung bình phải mất đến 9 tháng để trở lại sân bóng chính thức.BS Hồ Ngọc Minh đánh giá rằng với chấn thương này, Xuân Son có đủ khả năng lấy lại phong độ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, vận động viên và ban huấn luyện. Thành tựu trước đây đã minh chứng: nhiều vận động viên như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều đã quay lại đỉnh cao sau các chấn thương nặng. Điều này tăng cường niềm tin về sự phục hồi thành công cho Xuân Son.Xuân Son nhận được sự hỗ trợ từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), CLB, Bệnh viện Vinmec cũng như nguồn động viên, quan tâm lớn từ người hâm mộ trong quá trình hồi phục. Các nguồn lực tài chính, kỹ thuật và tâm lý đều được huy động để đảm bảo anh có thể quay lại thi đấu trong điều kiện tốt nhất.Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng Xuân Son sẽ lại vượt qua tất cả thách thức, phục hồi ngoạn mục và tiếp tục toả sáng trên sân cỏ trong tương lai.
Đây cũng là một trong những sự kiện thường niên của ROG, thu hút hơn 1.000 người tham dự, bao gồm cộng đồng game thủ, giới công nghệ và các KOL tham gia sự kiện này tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Tân, TP.HCM.Hành trình phát triển của ROG từ năm 2006 đến nay được ghi nhận qua hàng loạt sản phẩm công nghệ nổi bật. Những thiết bị tạo dấu ấn như ROG GX700 - laptop gaming đầu tiên tích hợp tản nhiệt nước, ROG Mothership với thiết kế độc đáo dạng đứng, hay ROG Zephyrus Duo 16 - laptop gaming hai màn hình, ROG Flow Z13 - gaming tablet mạnh mẽ, giúp ROG tạo ấn tượng mạnh mẽ trên thị trường công nghệ.Trong năm 2024, ASUS ROG tiếp tục ra mắt các sản phẩm mới như ROG Strix SCAR 18, ROG Zephyrus G14/G16 và TUF Gaming A14, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của người dùng ở cả phân khúc cao cấp lẫn phổ thông. Đồng thời, ROG cũng phát triển hệ sinh thái công nghệ tích hợp, bao gồm phần cứng, thiết bị ngoại vi và các giải pháp như ROG Nebula Display và ROG Intelligent Cooling.Ngoài ra ROG cũng mang tới cơ hội cho các game thủ kết nối với những đại sứ thương hiệu ở lĩnh vực âm nhạc và thời trang trên khắp thế giới như Alan Walker, Asa Butterfield, Troy Baker hay Steven Ogg.Tại ROG Day Season 3, các hoạt động tri ân đã tạo nên những điểm nhấn khó phai như Bức tường danh vọng - nơi TrueFan cùng nhau tham gia tạo dựng logo ROG hoàn chỉnh. Logo này vừa là biểu tượng của thương hiệu và biểu trưng cho sự gắn kết và tinh thần "For Those Who Dare" của cộng đồng ROG.Sự kiện ROG Day Season 3 không chỉ là dịp giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới mà còn là cơ hội giao lưu giữa cộng đồng game thủ và các đại diện thương hiệu. Một trong những điểm nhấn của chương trình là sự tham gia của đội tuyển GAM Esports, mang đến những trận đấu giao hữu sôi động, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham dự.
Chọn học ngành 'nóng' sẽ dễ có việc làm?
Hơn 10 năm qua, Thu đã cùng các thành viên trong CLB đã thực hiện nhiều chương trình, giúp đỡ cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa như: Làm sân chơi thiếu nhi, nhà nội trú, thư viện, sửa chữa trường học, tặng quà, trao học bổng, hỗ trợ mai táng.