Làm gì để người dân ĐBSCL thoát nghèo?
Chiều 3.3, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, sau hợp nhất giữa Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, bộ có 23 đơn vị. Trong đó 19 đơn vị giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước.Tại hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng cũng trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với một số trường hợp cán bộ theo chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy. "Nhiều người đã gắn bó cả đời mình với Bộ Xây dựng và Bộ GTVT. Việc tự nguyện xin nghỉ trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, hy sinh của cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy", ông Minh nói.Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, đợt sắp xếp, quyết định cho cán bộ nghỉ trước tuổi theo Nghị định 178 là đợt đầu tiên. Ông cũng đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan tiếp tục rà soát, xây dựng các tiêu chí đánh giá khi tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ, tinh giảm biên chế.Sau kiện toàn, Bộ Xây dựng có 8 thứ trưởng gồm các ông: Nguyễn Văn Sinh, Bùi Xuân Dũng, Phạm Minh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Danh Huy, Nguyễn Xuân Sang, Lê Anh Tuấn và Nguyễn Tường Văn. Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm mới đây được điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.Về cơ cấu tổ chức, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị trực thuộc, gồm: Văn phòng; Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Vụ Vận tải và An toàn giao thông; Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng.Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng; Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; Cục Phát triển đô thị; Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng; Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản; Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin; Báo Xây dựng; Tạp chí Xây dựng và Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.Ngoài ra, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng; các Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.Hành trình của eSports Việt Nam trước SEAGames 32: Từ 'vô danh' đến chính danh
Dù có thành tích đối đầu không tốt với Thái Lan nhưng đội tuyển Việt Nam đang có phong độ cao ở AFF Cup 2024. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang bất bại (5 thắng, 1 hòa) và sở hữu hàng thủ tốt nhất giải đấu (chỉ thủng lưới 3 bàn). Ngoài ra, ở trận chung kết lượt đi, đội tuyển Việt Nam sẽ được thi đấu trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ). CNN Indonesia đánh giá, những cơ sở trên sẽ giúp đội tuyển Việt Nam có nhiều ưu thế hơn Thái Lan.“Cuộc tái đấu này không chỉ là trận chiến giữa 2 đội tuyển mạnh nhất khu vực, mà còn là màn so tài giữa 2 phong cách bóng đá khác nhau. Đội tuyển Việt Nam với sự kỉ luật và chặt chẽ đối đầu với sự linh hoạt, sáng tạo của Thái Lan. Trên đường tới trận chung kết, Việt Nam tỏ ra ấn tượng hơn Thái Lan. Ở vòng bảng, Việt Nam chỉ có một trận hòa trước Philippines. Sau đó, họ đã tỏ ra mạnh mẽ ở bán kết, thắng với tỷ số chung cuộc 5-1 trước Singapore. Trong khi đó, Thái Lan phải chịu một thất bại trong cuộc chiến giành quyền vào chung kết với Philippines. Thậm chí, họ còn phải đá thêm hiệp phụ. Xét ở khía cạnh phong độ, chất lượng đội hình cũng như tinh thần, đội tuyển Việt Nam đang được đánh giá nhỉnh hơn so với Thái Lan”, tờ CNN Indonesia nhận định.Tờ báo của xứ vạn đảo dự đoán, nếu có thắng lợi ở trận lượt đi, đội tuyển Việt Nam nhiều khả năng sẽ trở thành nhà vô địch của AFF Cup 2024. Tờ CNN Indonesia nhấn mạnh: “Kể từ khi AFF Cup áp dụng thể thức chung kết lượt đi sân nhà và sân khách (2004), phần lớn các đội thắng trận lượt đi sẽ trở thành nhà vô địch: 7/8 đội đã làm được điều này. Ngoại lệ duy nhất xảy ra ở trận chung kết AFF Cup 2016. Khi đó, đội tuyển Indonesia đã thắng Thái Lan 2-1 ở trận chung kết lượt đi nhưng cuối cùng lại không thể vô địch vì thua 0-2 ngay trên sân nhà đối thủ. Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam đang có nhiều lợi thế ở khía cạnh này. Nếu thắng trận lượt đi, đây sẽ chìa khóa để họ mở ra cánh cổng đến với chức vô địch ”. Sau chiến thắng 2-1 ở chung kết lượt đi AFF Cup 2008, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa một lần đánh bại được Thái Lan ở trận đấu chính thức. Thậm chí, trong “kỷ nguyên vàng” mà HLV Park Hang-seo dẫn dắt, đội tuyển Việt Nam cũng chỉ một lần đánh bại Thái Lan (thắng 1-0 ở giải giao hữu King’s Cup 2019). Tuy nhiên, tờ Bola Times dự đoán, trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để đội tuyển Việt Nam thay đổi lịch sử.“Lối chơi của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik rất tổ chức. Họ chơi kỷ luật, tận dụng triệt để các tình huống cố định và phản công lợi hại. Đây được dự báo sẽ là một thách thức lớn cho Thái Lan trong trận chung kết, nhất là khi đội tuyển xứ Chùa vàng không có sự ổn định ở hàng thủ. Khi gặp Philippines ở bán kết, những điểm yếu của Thái Lan đã lộ rõ. Đội tuyển Việt Nam có nhiều thời gian chuẩn bị và chắc chắn họ đã có giải pháp để khai thác. Trận lượt đi trên sân Việt Trì sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để Việt Nam thay đổi lịch sử, phá dớp trước Thái Lan”, tờ Bola Times dự đoán. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Da nhạy cảm có nên dùng sản phẩm chăm sóc da chứa Retinol?
Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội dẫn đầu bảng C sau hai lượt đấu tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), sau chiến thắng trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (2-0) cùng trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.Tuy nhiên, chưa thể nói màn thể hiện của đại diện miền Bắc là mãn nhãn. Thầy trò HLV Phạm Minh thắng trận gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai nhờ sai lầm khó tin của đối thủ trong những giây cuối cùng. Sau đó ở trận gặp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Duy cùng đồng đội dù được đánh giá cao hơn về kinh nghiệm lẫn con người, nhưng không thể tạo ra thế trận lấn lướt, thậm chí bị... ép ngược trong những phút cuối và suýt nữa thua trận.Với vị thế ứng viên vô địch, hiển nhiên người hâm mộ chờ đợi nhiều hơn ở Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù rằng "đường dài mới biết ngựa hay", song ngay từ lúc này, đội bóng đến từ thủ đô cần khẳng định sức mạnh, trước mắt là ở trận gặp Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM lúc 15 giờ 30 hôm nay (9.3), rồi mới tính đến vòng tứ kết.Với 3 điểm sau 2 trận cùng vị trí thứ ba, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã ở rất gần tứ kết. Dù vậy, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà có lẽ còn nhắm tới tham vọng lớn hơn thế: thắng Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội để có cơ hội đoạt ngôi đầu. Sau cú ngã trước Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở trận ra quân, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã xốc lại tinh thần khi hạ đương kim hạng ba Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai ở lượt đấu thứ hai. Lối đá chặt chẽ và phản công hiệu quả từng giúp đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đánh bại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã trở lại. Nếu chơi đúng sức, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có thể lấy ít nhất 1 điểm. Chờ xem khi đã vào phom, đại diện miền Nam có thể làm được gì!
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Những lưu ý về dữ liệu khi Việt Nam chuyển đổi số
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.