Những lý do cần thay thế máy Mac cũ
Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, với nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong số này có vi phạm nồng độ cồn.Hiện nay, vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng: chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở; vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở; vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Nghị định 168/2024 quy định tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng cao nhất hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe; vi phạm ở ngưỡng cao nhất hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Như vậy, Nghị định 168/2024 chia 2 hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn: ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai thì được áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe thay cho tước giấy phép lái xe, riêng ngưỡng cao nhất vẫn áp dụng tước giấy phép lái xe.Điều này có sự khác biệt so với dự thảo trước đây, Bộ Công an từng đề xuất áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe cho cả 3 ngưỡng vi phạm nồng độ cồn, trong đó ngưỡng thấp nhất trừ 2 điểm, ngưỡng thứ hai trừ 10 điểm, ngưỡng cao nhất từ 12 điểm.Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá Nghị định 168/2024 duy trì hình thức xử phạt tước giấy phép lái xe đối với vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng cao nhất cho thấy quan điểm nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối với hành vi này. Quy định tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng nhằm đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa. Với các ngưỡng thấp hơn thì được áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe, thể hiện sự phân hóa mức độ vi phạm.Theo Bộ Công an, mỗi năm có hơn 500.000 trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, khiến người lái xe không được phép điều khiển phương tiện, tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày. Nhiều người vi phạm bỏ giấy phép lái xe không đến nhận, tồn đọng rất lớn, gây lãng phí, tăng chi phí, nhân lực…Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe nhân văn hơn, mỗi lần bị trừ điểm như là "tiếng chuông" cảnh báo giúp người lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm thì người lái xe vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động tham gia giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có giấy phép lái xe vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi. Người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Giấy phép lái xe sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm giấy phép lái xe.Nghỉ dưỡng độc đáo từ rẻo cao Tây Bắc đến các vùng biển trắng nắng vàng
Theo đó, diện tích đất dự kiến mở rộng di tích lịch sử Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ là 2.430 m2 (của 4 hộ gia đình và 1 doanh nghiệp). Tại thời điểm hiện nay, tổng trị giá bồi thường về đất và tài sản trên đất khoảng gần 5 tỉ đồng, chưa tính kinh phí đầu tư mở rộng khuôn viên.
Vụ nữ sinh bị đánh ở Quảng Bình: Công an triệu tập nhóm người hành hung
Như Thanh Niên ngày 2.2 đã thông tin, liên quan vụ dùng súng hoa cải bắn trộm, xẻ thịt 6 con trâu, Công an H.Hải Lăng (Quảng Trị) đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 6 nghi phạm để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.Bước đầu, cơ quan điều tra xác định vào ngày 26.1, Trần Văn Huy, Trần Thiện, Nguyễn Văn Hòa (cùng 35 tuổi), Phạm Văn Thắng (28 tuổi), Lê Văn Phúc, Nguyễn Khắc Tiệp (cùng 36 tuổi, cùng ở xã Hải Sơn, H.Hải Lăng) đến khu vực rừng khe Dốc Dài thuộc xã Hải Sơn bắn trộm 6 con trâu để lấy thịt.Trước đó, Công an H.Hải Lăng nhận đơn trình báo của ông Nguyễn Văn Viết (thôn Tây Chánh, xã Hải Chánh, H.Hải Lăng) về việc gia đình ông và 2 hộ khác bị mất trộm 6 con trâu, có tổng trị giá khoảng 120 triệu đồng.Theo lời khai ban đầu của các nghi phạm, thấy trâu của người dân chăn thả ở vùng đồi núi, xa khu dân cư, vài ngày mới trông coi một lần nên nảy sinh ý định trộm cắp, xẻ thịt đem bán kiếm tiền tiêu xài.Sau khi dùng súng hoa cải bắn hạ 6 con trâu, cả 6 nghi phạm xẻ thịt lấy đi phần đùi, lưng rồi đem bán cho người dân trong vùng với giá 160.000 đồng/kg. Tổng cộng, 6 nghi phạm bán được gần 40 triệu đồng.Dù nhận tin báo vào ngày 28.1 (tức 29 tháng Chạp) nhưng cán bộ, chiến sĩ Công an H.Hải Lăng, công an các xã trên địa bàn cùng các lực lượng, chính quyền địa phương liên quan đã xác định phải khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc xuyên tết.Công an H.Hải Lăng cho biết vụ việc đang được mở rộng điều tra. Qua vụ việc này, Công an H.Hải Lăng khuyến cáo người dân không thả rông gia súc trong rừng; phải có biện pháp trông coi, bảo vệ tài sản của gia đình, tránh vụ việc tương tự xảy ra.
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Cắt tóc 0 đồng ở phố
U.17 Việt Nam là đội tuyển sẽ nổ phát súng đầu tiên cho bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025, khi chuẩn bị bước tới vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Tại sân chơi này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.Đây là bảng đấu được đánh giá là khó nhằn với U.17 Việt Nam, bởi U.17 Nhật Bản là đương kim vô địch giải đấu, trong khi các đội trẻ đến từ Úc, UAE đều thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất khu vực. Tuy nhiên ở sân chơi trẻ, bất ngờ có thể xảy ra. Năm 2016, U.17 Việt Nam cũng nằm cùng bảng U.17 Nhật Bản và U.17 Úc, nhưng sau đó đã đoạt vé vào tứ kết.Nếu lặp lại thành tích vào tứ kết ở giải năm nay, U.17 Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé dự U.17 World Cup. Bởi vậy, công tác chuẩn bị đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành từ bây giờ.Băng ghế huấn luyện của U.17 Việt Nam sẽ thay đổi "thuyền trưởng". Ban đầu, HLV Cristiano Roland (người dẫn dắt đội suốt nửa năm qua) được chờ đợi sẽ huấn luyện U.17 Việt Nam ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Song, ông Roland vừa được bổ nhiệm ngồi ghế giám đốc kỹ thuật CLB Đà Nẵng, nên sẽ không nắm quyền tại U.17 Việt Nam.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, VFF đang lên danh sách ứng viên cho ghế HLV trưởng U.17 Việt Nam. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là một chiến lược gia Nhật Bản, từng dẫn dắt đội U.16 Nhật Bản và có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, giảng dạy bóng đá và làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Ứng viên này đang được các phòng ban chuyên môn của VFF nghiên cứu kỹ lưỡng để tuyển chọn cho U.17 Việt Nam.Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 9 năm, một đội trẻ nam của Việt Nam được huấn luyện bởi chiến lược gia Nhật Bản. Quãng thời gian gần nhất một HLV Nhật Bản bén duyên với bóng đá trẻ nam của Việt Nam là giai đoạn 2014 - 2016, khi ông Toshiya Miura kiêm nhiệm HLV trưởng của cả đội tuyển quốc gia, U.23 và Olympic Việt Nam. Sau thời ông Miura, vị trí HLV trưởng các đội U.17 và U.20 Việt Nam thường được giao cho thầy nội. HLV Hoàng Anh Tuấn là người giàu kinh nghiệm nhất với các đội tuyển trẻ Việt Nam, cũng là "thuyền trưởng" của U.17 Việt Nam tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Các đội tuyển U.17 và U.20 Việt Nam được xem như cái nôi rèn giũa nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Dù vậy trong năm 2024, ghế HLV ở các đội này liên tục đổi chủ.Đơn cử ở đội U.17 Việt Nam, HLV Trần Minh Chiến đã dẫn dắt cầu thủ tham dự giải Đông Nam Á trong năm 2024, nhưng sau đó người cầm lái ở vòng loại U.17 châu Á 2025 lại là HLV Roland.Hay ở đội U.20 Việt Nam, ông Hứa Hiền Vinh là người huấn luyện ở các giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á. Sau khi đội dừng bước ở vòng loại, chiếc ghế này hiện để trống.Để đảm bảo sự ổn định và xuyên suốt cho các đội tuyển trẻ, VFF cần bổ nhiệm HLV làm việc lâu dài, với chiến lược nhất quán để định hình lối chơi cho các cầu thủ trẻ. HLV đội trẻ cùng với HLV Kim Sang-sik cũng cần làm việc chặt chẽ để đảm bảo sự thông suốt, giúp các tài năng trẻ có hành trang vững vàng cho mục tiêu khoác áo đội tuyển Việt Nam sau này.