VNG đồng hành cùng Esports tại SEA Games 32
Từng giành hạng ba mùa trước, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai được kỳ vọng sẽ tranh chức vô địch TNSV THACO Cup 2025. Tuy nhiên, họ nhận thất bại 0-2 trước Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội trong trận ra quân bảng C chiều 3.3.Bước ngoặt trận đấu đến từ sai lầm đáng tiếc của thủ môn Nguyễn Đức Công. Khi không chịu áp lực nào trong vòng cấm, anh chần chừ không bắt bóng, tạo cơ hội cho Đỗ Minh Tú cướp bóng và ghi bàn mở tỷ số. Sai lầm này khiến Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai mất tinh thần, dẫn đến bàn thua thứ hai ở phút 80.Đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội tạm dẫn đầu bảng C. Trong khi đó, thầy trò HLV Lê Hữu Phát cần xốc lại tinh thần để hướng đến trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM vào ngày 6.3. Nếu không chắt chiu cơ hội, họ có nguy cơ dừng bước sớm.
Cồn bãi giữa dòng Gianh: Cồn Cưỡi tiếng thở dài nơi sông nước
Năm ngoái, hai đội đã cống hiến một màn rượt đuổi tỷ số nghẹt thở, Trường ĐH Tây Đô lội ngược dòng ngoạn mục giành chiến thắng 5-2 sau khi bị dẫn trước trong hiệp 1. Liệu lần gặp lại này, Trường ĐH FPT Cần Thơ có thể phục thù?Trong 3 lần dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, Trường ĐH FPT Cần Thơ dù không đặt nặng thành tích nhưng luôn ra sân với tinh thần cởi mở, đề cao giao lưu học hỏi; đồng thời có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho giải đấu. Nhờ có sân bóng 11 người nên việc tập luyện của các cầu thủ rất thuận lợi và lối chơi của đội ngày càng có sự ăn ý, gắn kết hơn. Tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III- 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), Trường ĐH FPT Cần Thơ sẽ tiếp tục mang đến giải tinh thần chơi bóng văn minh, lành mạnh, "nói không với thẻ phạt". Mục tiêu của đội vẫn là thi đấu hết mình, thể hiện sự tiến bộ qua từng năm.Trong khi đó, Trường ĐH Tây Đô, được đánh giá mạnh hơn thể hiện rõ quyết tâm tiến sâu tại giải đấu năm nay, cho dù lực lượng bị ảnh hưởng khi nhiều trụ cột tốt nghiệp và chấn thương.Mặc dù chưa từng chạm tay đến tấm vé vàng ở 2 mùa giải trước, nhưng với lối đá máu lửa, Trường ĐH Tây Đô được các đội bóng trong khu vực Tây Nam bộ đánh giá cao. Đặc biệt, tại mùa giải năm 2024, Trường ĐH Tây Đô đã khiến đối thủ rất mạnh là Trường ĐH Trà Vinh (đội sau đó giành vé vào vòng chung kết) phải rất vất vả mới có thể giành chiến thắng tối thiểu 1-0.Năm nay, Trường ĐH Tây Đô sẽ gặp lại Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH FPT Cần Thơ và tân binh Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tại nhóm 2. Ban huấn luyện Trường ĐH Tây Đô cho rằng đội đã bốc được một lá thăm may mắn khi rơi vào nhóm đấu "dễ thở" hơn hẳn nhóm đấu còn lại (gồm Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long và Trường ĐH Đồng Tháp). Lịch thi đấu cũng rất thuận lợi khi đội sẽ gặp những đối thủ có trình độ tăng dần, qua đó giúp Trường ĐH Tây Đô có thêm thời gian rút ra kinh nghiệm và đưa ra những đấu pháp hiệu quả hơn.Với mối duyên nợ từ năm trước, trận đấu giữa Trường ĐH FPT Cần Thơ và Trường ĐH Tây Đô hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và kịch tính. Đặc biệt cả hai đội đều sẽ có hàng ngàn cổ động viên nhà tiếp lửa để thực hiện mục tiêu chiến thắng, tạo đà cho hành trình chinh phục tấm vé duy nhất của khu vực vào VCK giải bóng đá TNSV THACO cup 2025.
ĐH số 1 tại Úc dự kiến mở rộng phạm vi tuyển thẳng học sinh Việt Nam
Chị Ngọc cho biết vì lượng khách đông nên mỗi ngày chuẩn bị khoảng 30 kg chè mới đủ bán và luôn hết hàng. Những dịp lễ tết, lượng khách đến chợ đêm đông đúc, lúc nào chị cũng làm món không kịp nghỉ tay.
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
‘Đại gia’ ngành trang sức thế giới chọn đất lành Việt Nam
Chiều 18.2, ông Võ Duy Yên, quyền Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, cho biết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng gần 19.000 lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất, Vsip Quảng Ngãi và các khu công nghiệp khác.Để tuyển dụng lao động, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 2 đợt Ngày hội việc làm ở TP.Quảng Ngãi và H.Tư Nghĩa. Theo đó, có gần 1.800 lao động được tuyển dụng trực tiếp; còn lại hàng ngàn hồ sơ xin việc, các doanh nghiệp sẽ tổ chức phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp lao động cho đơn vị mình.Theo ông Võ Duy Yên, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp mở thêm một số đợt giao dịch việc làm giữa các doanh nghiệp và người lao động trong và ngoài tỉnh này.Theo nhu cầu lao động năm 2025, có hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tuyển hàng chục ngàn lao động, trong đó yêu cầu có trình độ bằng cấp, chứng chỉ hơn 34%, còn lại là lao động phổ thông.Cụ thể, doanh nghiệp tuyển dụng các ngành nghề như: dệt may, hàn, điện, đồ gỗ nội thất, xây dựng, linh kiện điện tử, luyện cán thép… đảm bảo mức lương người lao động đạt từ 7 - 11 triệu đồng/tháng.Riêng Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tuyển 16.300 lao động. Cụ thể, tuyển hơn 4.200 nghề sắt thép, cơ khí, hàn, điện; gần 4.000 lao động ngành sản xuất nội, ngoại thất; gần 3.000 lao động lĩnh vực giày, da; hơn 3.500 may mặc và còn lại là các ngành nghề khác.Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Ngãi, sắp đến, tỉnh Quảng Ngãi còn nhu cầu tuyển dụng rất lớn, nhất là khi Khu công nghiệp Vsip 2 Quảng Ngãi; dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty thép Hòa Phát Dung Quất… xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM gửi thư ngỏ đến phụ huynh Trường quốc tế AISVN
Hải Phòng: Phạt 2 người đăng tin sai sự thật về vụ cưỡng chế thu hồi đất
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Mỹ lo ngại Nga hỗ trợ Trung Quốc phát triển kho vũ khí hạt nhân
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
kết quả xổ số tp hcm hôm nay
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư