Cần có bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng cho đào tạo y khoa
Đầu năm mới, nhiều sao Việt như Midu, Lan Ngọc, Đăng Khôi... dành thời gian cho gia đình, trải nghiệm các hoạt động đi chùa, chúc tết... Trên trang cá nhân, họ đăng tải khoảnh khắc đoàn viên, đồng thời có những lời nhắn nhủ đầy tình cảm đến khán giả trong ngày đầu năm Ất Tỵ.Rùng rợn cảnh tài xế xe container tạt đầu, ‘dằn mặt’ người phụ nữ lái xe máy
Một dấu ấn của năm 2024 là thêm nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra ở cấp chính phủ và cấp trường học tại Việt Nam. Chẳng hạn, đây là năm đầu chính quyền bang New South Wales (Úc) tổ chức triển lãm du học ở Việt Nam, và cũng là lần đầu Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan chính phủ khác của nước này tổ chức buổi hướng nghiệp và tư vấn du học nghề cho người Việt.Ngoài ra, đây cũng là năm đầu cơ quan giáo dục Macau (Trung Quốc) cùng toàn bộ các trường ĐH tại đặc khu hành chính này đến Việt Nam tư vấn tuyển sinh, và nhiều trường ĐH trong tốp hàng đầu thế giới ở Malaysia, Hàn Quốc... cũng lần đầu đến Việt Nam tư vấn. ĐH Quản lý Singapore hồi tháng 4 cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này.Về mặt chính sách, một số quốc gia du học cũng đưa ra các quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Mỹ và New Zealand đang đẩy nhanh hơn nữa thời gian xử lý đơn xin visa (thị thực) du học cho người Việt. Nhiều khu vực tại Hàn Quốc thì xây dựng các đơn vị đặc thù để hỗ trợ du học sinh sinh sống ở địa phương, trong đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế Busan (BISSC) là mô hình tiên phong đang được nhiều nơi khác học hỏi.Trong khi đó, Hồng Kông mới đây cho phép du học sinh tự do làm thêm, thay vì bị giới hạn 20 giờ mỗi tuần chỉ trong khuôn viên trường hay phải thực tập liên quan đến chuyên ngành trong năm học và vào kỳ nghỉ hè như trước. Singapore hồi tháng 8 cũng nới lỏng quy định định cư, cho phép người có thẻ sinh viên xin thường trú nhân tại quốc đảo này nếu đậu ít nhất một kỳ thi quốc gia hay nếu đang tham gia một chương trình tích hợp.Không chỉ "nới cửa" tuyển sinh, chính phủ và trường học ở nhiều nước cũng tăng mạnh học bổng cấp cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Như ở New Zealand, chính phủ nước này hồi tháng 11 công bố trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt (NZUA) với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam.Chung động thái, chương trình học bổng GREAT do chính phủ Anh phối hợp thực hiện với Hội đồng Anh mới đây đã mở đơn đăng ký trở lại, tăng thêm 3 suất cho người Việt với giá trị mỗi suất tối thiểu là 10.000 bảng Anh (320 triệu đồng). Chương trình này các năm gần đây cũng liên tục tăng suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, hiện số lượng đã gấp 3 lần so với năm đầu triển khai.Nhiều trường ĐH và CĐ tại các nước đông du học sinh Việt như Mỹ, Canada cũng đang tăng số lượng lẫn giá trị học bổng cho người Việt, theo chuyên gia. Bên cạnh đó, những điểm đến châu Á như Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức cũng có nhiều suất học bổng từ chính phủ hay các trường ĐH, với giá trị lên đến toàn phần.Bên cạnh những tín hiệu chào đón du học sinh, không ít quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định thắt chặt, thậm chí hạn chế sinh viên quốc tế đến học nhằm giảm lượng người nhập cư. Sớm nhất trong số đó là Anh, khi nước này đầu năm nay cấm sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, trừ những ai học các khóa nghiên cứu sau ĐH hay do chính phủ tài trợ, cùng nhiều quy định khác với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm.Chung mục tiêu, Canada năm qua liên tục ban hành nhiều quy định thắt chặt, từ hạn chế cấp giấy phép du học, tăng chuẩn ngoại ngữ và các yêu cầu khác với giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, đồng thời ngưng cho phép người Việt du học diện miễn chứng minh tài chính. Mặt khác, quốc gia này mới đây đã cho phép du học sinh làm thêm nhiều hơn, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước.Hà Lan gần đây ban hành dự luật Cân bằng quốc tế hóa với mục tiêu giảm chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh và tăng học phí với du học sinh. Trong khi đó, sau thời gian dài chờ đợi, Úc chính thức không thông qua dự luật áp trần tuyển sinh và thay đổi chính sách cấp visa du học. Song, điều này khiến không ít cơ sở giáo dục và công ty du học e ngại vì sợ chính quyền đương nhiệm sẽ dùng chính sách mới để giới hạn tuyển sinh.Tại Trung Quốc, từ năm 2024, chính phủ nước này yêu cầu tất cả du học sinh muốn xin học bổng chính phủ hay xin học vào một trong 142 trường thuộc dự án "Song nhất lưu" phải thi tuyển sinh ĐH với hình thức trực tuyến tại nhà hoặc trực tiếp tại trường ở Trung Quốc và quy định này chỉ áp dụng với hệ cử nhân. Tùy vào chuyên ngành ứng tuyển và ngôn ngữ đào tạo, thí sinh sẽ được chia vào phân ban với số môn thi tương ứng.Những thay đổi chính sách nêu trên trong năm qua đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng của các điểm đến du học phổ biến, theo các báo cáo được thực hiện trong năm qua. Đơn cử, khảo sát từ 1.082 công ty du học từ 68 quốc gia, vùng lãnh thổ do tập đoàn giáo dục Navitas thực hiện mới đây cho thấy du học sinh trên toàn cầu đang ít yêu thích Úc, Anh và Canada hơn trước.
Cà Mau: 12 con cá sấu xổng chuồng là tin thất thiệt
"Tình yêu văn chương của tôi được hình thành từ nhỏ nhờ ba mẹ tôi, vốn xuất thân từ nghề giáo luôn rất thích đọc để nâng cao kiến thức. Vì vậy, giờ đây dù đã trưởng thành, tôi vẫn thường ngắm nhìn mẹ đọc sách báo sau mỗi bữa cơm mà rưng rưng vì xúc động".
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Những tấm lòng vàng 17.7.2022
Ngoài khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, trái cây họ cam quýt còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng khác liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới từ 30 đến 50 tuổi, khiến tuyến tiền liệt bị viêm và đau đớn, theo Healthline.