Độc lạ cái tên 'có một không hai' của chàng trai gen Z
Khó đi tiểu là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến tiền liệtChàng trai chụp ảnh cưới cùng một bệnh nhân suy thận lâu năm
Thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, số lượng tàu cá các tỉnh miền Trung neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang rất lớn. Đây cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra những vụ cháy, gây thiệt hại lớn tài sản. Ông Phạm Trung Thành, Phó trưởng ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ tàu cá là do chập điện từ bình ắc quy, chủ tàu quên khóa van bình gas… Đặc biệt, gần đây các vụ cháy xảy ra do sự cố từ dây điện pin năng lượng mặt trời được lắp cố định trên tàu."Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn đến cháy tàu cá còn do người trông coi tàu nấu nướng hoặc tổ chức ăn uống trên tàu. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm cấm việc nấu nướng, tổ chức ăn uống trên tàu để tránh nguy cơ cháy nổ và mất an ninh trật tự", ông Thành nhấn mạnh.Theo ông Thành, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ban quản lý phối hợp các lực lượng tăng cường kiểm tra tàu cá neo đậu tại âu thuyền nhằm kịp thời nhắc nhở các chủ tàu về công tác PCCC.Thiếu tá Lê Tuấn Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ trên sông (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Đà Nẵng), cho biết khu vực âu thuyền tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do mật độ tàu cá tập trung đông bốc dỡ hàng và neo đậu để về quê nghỉ tết."Tính tới ngày 23.1, tại âu thuyền có gần 1.000 tàu đang neo đậu, con số này còn tăng lên trong những ngày cận tết. Một số tàu không có chủ tàu ở lại trông coi trong dịp tết mà thuê người khác trông coi. Vì vậy, cần tuyên truyền nâng cao ý thức và giám sát người ở lại tàu để phòng tránh cháy, nổ", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Theo thiếu tá Lê Tuấn Anh, lực lượng chức năng đã tổ chức cho chủ tàu, người trông coi tàu ký cam kết trách nhiệm để góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ xảy ra trong những ngày tết."Các chủ tàu được yêu cầu tháo cọc tiếp điện ra khỏi bình ắc quy, khóa van bình gas, luồn dây điện từ pin mặt trời vào ống nhựa chống cháy, tắt bộ năng lượng khi không sử dụng… Đa số chủ tàu đã ký cam kết thực hiện", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Có thâm niên hơn chục năm hành nghề trông coi tàu dịp lễ tết tại âu thuyền Thọ Quang, ông Lê Thanh Tuấn (61 tuổi, trú Q.Sơn Trà) cho biết sau nhiều vụ cháy tàu cá xảy ra ở âu thuyền, ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc an toàn PCCC vì một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn."Việc cơ quan chức năng yêu cầu ký cam kết đã nhắc nhở trách nhiệm của chúng tôi trong bảo quản tài sản, tàu thuyền của người khác", ông Tuấn nói.Công an TP.Đà Nẵng vừa tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, tại chợ Cồn (Q.Hải Châu) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Với nhiều điểm đổi mới, buổi diễn tập đã tạo ra thử thách thực tế hơn cho các lực lượng tham gia.Khác với các lần diễn tập trước đây, vị trí đám cháy giả định không được cố định trước mà do lực lượng tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên, thời gian diễn tập cũng không được báo trước.Cụ thể, các đội chuyên trách đã chọn một ki ốt bất kỳ ở chợ Cồn để tạo đám cháy, từ đó kiểm tra thực tế khả năng ứng phó tức thời của lực lượng chữa cháy cơ sở và phương tiện tại chỗ. Đặc biệt trong buổi diễn tập, các xe chữa cháy chuyên nghiệp được xuất phát tại đơn vị, sau khi nhận lệnh điều động từ Trung tâm 114, như một vụ cháy thật. Cách tổ chức diễn tập này giúp đánh giá toàn diện các yếu tố như thời gian xuất phát, khả năng sẵn sàng chiến đấu và mức độ phối hợp giữa các đơn vị.Buổi diễn tập không chỉ kiểm tra khả năng xử lý tình huống, hoạt động còn góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp chỉ huy, điều hành giữa lực lượng PCCC cơ sở và các đơn vị chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với mọi sự cố thực tế.
Tại sao du khách Trung Quốc ngày càng ít ra nước ngoài?
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Ngày 2.2, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tham dự buổi họp mặt truyền thống cách mạng và dâng hương tại Đền tưởng niệm khu lịch sử truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.Tham dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị; PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc; nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; thượng tướng Trần Đơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng… cùng các vị lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng.Tại Đền tưởng niệm khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (ở H.Củ Chi), đoàn đã dâng hoa, dâng hương, dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các lãnh đạo Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định qua các thời kỳ; các bậc tiền nhân và đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, các căn cứ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã được xây dựng từ rất sớm; là nơi quân và dân ta đã trực tiếp đương đầu với mọi âm mưu, thủ đoạn và sự tấn công ác liệt của địch. Đồng thời, đây cũng là nơi triển khai thực hiện nhiều chủ trương, quyết định chiến lược quan trọng của Trung ương. "Người dân TP.HCM luôn khắc ghi và tự hào về truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; trân trọng và biết ơn sự hy sinh cao cả của các mẹ Việt Nam anh hùng, của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Cùng với sự phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, TP.HCM luôn quan tâm thực hiện các phong trào văn hóa - xã hội, hướng về người dân, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình của người dân thành phố", ông Nghị chia sẻ. Năm 2024, TP.HCM cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm khoảng 7,17%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 502.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 27% tổng thu ngân sách cả nước. TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng, đầu tư xây dựng đường vành đai 3, nút giao thông An Phú; hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị metro số 1, khởi động xây dựng metro số 2; thúc đẩy các tuyến cao tốc kết nối vùng thành phố, đường vành đai 4...Trong năm 2025, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM nhìn nhận đây là một năm rất quan trọng của TP.HCM để tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ thành phố."Năm 2025, TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm, tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của thành phố. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố và chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là các công trình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước. TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.Trước đó, các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hương linh các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, đoàn đã thành tâm dâng doa, dâng hương, dành phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Siết buôn lậu bằng cách 'nới cửa' nhập khẩu nguyên liệu vàng
Sáng 21.2, tỉnh Bình Dương tổ chức họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương; cùng lãnh các ban ngành, thường trực các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết trong năm 2024, đội ngũ nhà báo, phóng viên đã tuyên truyền, phổ biến nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.Báo chí dành nhiều thời lượng để thông tin về các sự kiện chính trị quan trọng, các chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, công tác đảm bảo an sinh xã hội… giúp người dân hiểu rõ, đồng thuận cao với các chủ trương, chính sách lớn của Bình Dương.Ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng báo chí đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về những nỗ lực của Bình Dương trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; khơi thông các nguồn lực, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.Ông Lộc cũng ghi nhận và đánh giá cao các tác phẩm, tin, bài kịp thời phản ánh thực tiễn năng động, sáng tạo và những khó khăn, vướng mắc của Bình Dương trong quá trình thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách của T.Ư, góp phần giúp cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo, rà soát, giải quyết kịp thời, hiệu quả.Theo ông Lộc, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị, dấu mốc kỷ niệm trọng đại của đất nước; cũng là năm Trung ương có những quyết sách mang tính lịch sử, như luồng gió mới, khơi dậy mọi nguồn lực, cơ hội, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới."Bình Dương xác định đây là năm của những đột phá đổi mới, quyết liệt sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 2025 - 2030", ông Nguyễn Văn Lộc phát biểu.Ông Lộc khẳng định, để hiện thực hóa những mục tiêu này của Bình Dương, sự đồng hành của báo chí vô cùng quan trọng. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương gửi thư cảm ơn đến các cơ quan thông tấn, báo chí và những nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho Bình Dương.