Thương mại Nga - Trung cao kỷ lục, chiều hướng ngược lại với Mỹ - Trung
Với đạo diễn quá cố Isao Takahata, ông để lại các tác phẩm như: Grave of the Fireflies (1988), Only Yesterday (Chỉ còn là hôm qua, 1991), The Tale of the Princess Kaguya (Chuyện nàng công chúa Kaguya, 2012)...‘Vũ khí công nghệ’ phòng chống Covid-19 đoạt giải ‘Make in Vietnam’ có gì đặc biệt?
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà tập thể cán bộ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã đạt được, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của ngành y tế. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự quyết tâm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng trong việc tập trung xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra các dự án Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.Tổng Bí thư đề nghị, với vai trò là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối của quân đội và cả nước, trong những năm tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đổi mới quản lý.Trong đó, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tạo sự đột phá quan trọng về chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc phục vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, quan điểm phục vụ bệnh nhân tận tụy và chấp hành tốt các chế độ chuyên môn; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến.Để giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển bền vững, Tổng Bí thư đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học và tập thể cán bộ thầy thuốc bệnh viện tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.Tổng Bí thư lưu ý, bệnh viện cần không ngừng giữ vững và nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn về mọi mặt, lấy người bệnh làm trung tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị; kết hợp chặt chẽ giữa điều trị với nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, mở rộng thêm các chuyên ngành đào tạo về y khoa, tạo điều kiện thu hút đội ngũ y, bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học y học hiện đại, đưa nền y tế nước nhà tiến xa hơn nữa.Đối với công trình Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Tổng Bí thư yêu cầu, lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện cần quan tâm làm tốt công tác kỹ thuật để vận hành công trình đảm bảo an toàn, đúng quy định, khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, tránh lãng phí, thất thoát.Đồng thời, giáo dục cán bộ nhân viên có ý thức tốt trong bảo quản, vận hành, sử dụng có hiệu quả, hiệu năng, an toàn và chất lượng công trình để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bộ đội và nhân dân.Các cơ quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ bệnh viện tiếp tục được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để ngày càng phát triển, sớm đạt tầm đẳng cấp quốc tế.Tòa nhà Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư có quy mô gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi, diện tích sàn 19.684m2, bố trí 23 buồng bệnh (4 buồng bệnh VIP-A, 11 buồng bệnh VIP-B, 8 buồng bệnh VIP-C). Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm có quy mô 1 tầng hầm kết nối với đường hầm cụm công trình trung tâm và 7 tầng nổi với tổng diện tích sàn 15.379 m2 trên diện tích đất xây dựng 2.079 m2, bố trí 145 giường bệnh (có thể tăng lên 200 - 300% khi có dịch bùng phát), trong đó có 3 - 5 giường điều trị cách ly cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội khi cần. Hai tòa nhà còn có hệ thống kỹ thuật đồng bộ.
Tiền chảy mạnh vào chứng khoán
Theo ông Amit Kumar, chuyên gia thận tại Bệnh viện quốc tế SHALBY Sanar (Ấn Độ), trong những ngày lạnh, mọi người có xu hướng ít hoạt động thể chất hơn. Điều này không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.Đồng thời, việc giảm cường độ hoạt động có thể dẫn đến thay đổi trong dòng chảy của nước tiểu, yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi. Mất nước là tình trạng phổ biến vào mùa đông do mọi người uống ít nước hơn. Điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo ra môi trường lý tưởng cho sự hình thành sỏi thận.Việc tiêu thụ quá mức các thực phẩm từ hạt, đậu phộng, rau bó xôi, thịt, phô mai và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Những thực phẩm này thường giàu oxalat và protein, có thể tạo thành sỏi thận. Sự kết hợp của các yếu tố này trong điều kiện nước tiểu đậm đặc làm gia tăng khả năng kết tinh khoáng chất bên trong thận.Sỏi thận thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng, bao gồm đau nhói ở lưng, hông và bẹn, buồn nôn, nôn mửa, nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu do máu. Một số trường hợp còn gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu hoặc gây đau khi đi tiểu. Trên là những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận cần được xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.Một trong những cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ hình thành sỏi thận là duy trì cơ thể đủ nước. Bạn nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp pha loãng nước tiểu và giảm nguy cơ kết tinh khoáng chất. Việc duy trì chế độ ăn cân đối cũng rất quan trọng. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu oxalat như rau bó xôi và giảm lượng protein động vật như có thể giúp giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Ngoài ra, hoạt động thể chất đều đặn không chỉ cải thiện tiêu hóa mà còn duy trì dòng chảy nước tiểu khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tích tụ khoáng chất trong thận.Béo phì được coi là một nguy cơ cao dẫn đến sỏi thận, vì vậy việc duy trì cân nặng hợp lý là điều cần thiết. Dù canxi rất cần thiết cho sức khỏe xương, nhưng việc bổ sung quá mức thông qua các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Liên quan thông tin 2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia, chiều 18.2, một lãnh đạo Công an H.Cái Nước (Cà Mau) khẳng định là sai sự thật.Công an địa phương cũng có báo cáo ban đầu về vụ việc gây hoang mang dư luận này. Cụ thể, khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, Công an TT. Cái Nước nhận được tin báo có vụ bắt cóc xảy ra trên địa bàn. Ngay khi tiếp nhận, đơn vị đã tiến hành mời những người có liên quan về trụ sở làm việc.Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y. (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V. (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y. và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 cùng ngày, ông N. đón Y và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, L.N.Y không đồng ý lên xe để đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước. Lúc này, L.N.Y đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin đồn "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.Như Thanh Niên thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người dân tại TT.Cái Nước tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái để đưa sang Campuchia. Thông tin này được chia sẻ chóng mặt, gây hoang mang dư luận.Hiện, Công an TT. Cái Nước đang phối hợp đội nghiệp vụ Công an H.Cái Nước làm việc với những người có liên quan vụ việc để xác định rõ bản chất, nội dung và xử lý đúng quy định.
Cụ ông U90 trồng sứ 'khủng' bán mỗi chậu cả trăm triệu đồng
Lãnh đạo 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đặc biệt ở Brussels (Bỉ) vào hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo AP. Hội nghị diễn ra sau khi thông tin Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu không còn có thể chắc chắn về sự bảo vệ của Washington.Tham dự hội nghị nói trên, các nhà lãnh đạo EU được cho là đặt mục tiêu ủng hộ các biện pháp táo bạo nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và cam kết hỗ trợ Ukraine. Phát biểu trước toàn dân vào tối 5.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU sẽ "thực hiện những bước quyết định". "Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự... nguồn tài trợ chung lớn sẽ được cung cấp để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu", AP dẫn lời ông Macron. Trước đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm huy động tới 800 tỉ euro (862,9 tỉ USD) cho quốc phòng của khối này.Tổng thống Macron còn tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng sự bảo vệ từ kho vũ khí hạt nhân của Pháp dành cho các đối tác châu Âu, dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của thời điểm này, theo Reuters. "Tương lai của châu Âu không nhất thiết phải được quyết định ở Washington hay Moscow", ông Macron nhấn mạnh. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết trên X.Về Ukraine, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo EU đều muốn trấn an ông Zelensky rằng Kyiv vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của châu Âu sau cuộc tranh cãi giữa ông với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2. Tuy nhiên cho đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể nhất trí về đề xuất của người phụ trách chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas về việc đưa ra con số viện trợ quân sự sẽ cam kết cho Ukraine, theo Reuters. Các quan chức đã đề xuất rằng EU nên cam kết cung cấp ít nhất 20 tỉ euro trong năm nay, giống như năm ngoái.Các nhà lãnh đạo dự kiến kêu gọi "thúc đẩy nhanh chóng công việc về các sáng kiến nhằm phối hợp tăng cường hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", theo một bản dự thảo Reuters có được. Trong bài phát biểu tối 5.3, ông Macron tuyên bố lực lượng quân sự châu Âu có thể được gửi đến Ukraine nếu một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay nước này sẵn sàng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, theo Reuters.Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe ngày 5.3 thông báo Mỹ đã tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, 2 ngày sau khi có thông tin đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Kyiv. Reuters dẫn một nguồn thạo tin khẳng định chính quyền Trump đã dừng "mọi thứ", trong đó có cả dữ liệu được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga. Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ dừng chia sẻ thông tin tình báo sẽ gây tổn hại đến khả năng của Ukraine tấn công các lực lượng Nga và tự vệ. "Thật không may, sự phụ thuộc của chúng tôi về vấn đề này khá lớn", nhà nghiên cứu Mykola Bielieskov tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Ukraine bình luận.Trong khi đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak hôm 5.3 viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh và sự thống nhất về lập trường" với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz và họ đã lên lịch một cuộc họp giữa các quan chức Ukraine và Mỹ "trong tương lai gần để tiếp tục công việc quan trọng này". Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Washington đang xem xét lại việc tạm dừng tài trợ cho Kyiv và các cuộc đàm phán giữa hai bên về một thỏa thuận khoáng sản vẫn đang diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 5.3, khi được hỏi về việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot và vũ khí khác của Đức sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Michael Stempfle trả lời rằng dù Berlin đã chuyển giao nhiều hệ thống cho Ukraine, nhưng vẫn có "giới hạn tự nhiên đối với việc này". Ông Stempfle nhấn mạnh Đức cần tập trung vào khả năng phòng thủ của nước này và các đồng minh châu Âu, theo Đài RT.Đức là một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kyiv khoảng 47 tỉ USD, theo chính phủ Đức. Viện trợ của Đức dành cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard, tên lửa chống tăng Panzerfaust 3, tên lửa phòng không Stinger và pháo phòng không tự hành Gepard.