Chuyển nhượng mùa đông: Coutinho sắp tái ngộ Steven Gerrard, Eriksen đến Monaco
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.Lâm Thanh Nhã - Trương Thanh Long vướng tin đồn 'phim giả tình thật'
Bố và mẹ đều là quân nhân công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ Lê Thị Thảo Nhi (trú tại khu phố 2, P.3, TP.Đông Hà) đã yêu thích màu áo xanh Bộ đội Cụ Hồ và nuôi dưỡng ước mơ được nối tiếp truyền thống gia đình. Năm 2015, khi Thảo Nhi học lớp 7, anh trai học lớp 11 thì một biến cố lớn ập xuống gia đình, người bố qua đời đột ngột do bạo bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi người mẹ là thiếu tá Nguyễn Thị Hà (nhân viên quân y, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), phải một nách nuôi 2 con nhỏ, trong khi bản thân lại bị bệnh tim, điều trị dài ngày.Hiểu hoàn cảnh gia đình, mất bố khi tuổi còn nhỏ, thương mẹ thường xuyên ốm đau, anh em Thảo Nhi đã luôn ý thức cố gắng học tập và chịu khó đỡ đần cho mẹ trong mọi việc gia đình. Tốt nghiệp THPT, anh trai lớn Lê Đức Hưng đã quyết tâm ôn thi và đỗ vào Trường sĩ quan Công binh, hiện nay đang giữ chức vụ Đại đội phó, Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Năm nay, vừa tốt nghiệp đại học, Thảo Nhi cũng tình nguyện nhập ngũ. "Gia đình rất vui mừng và tự hào khi con gái được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Mong sao con gái giữ vững bản lĩnh, nỗ lực nhiều hơn để có thể rèn luyện, sớm thích nghi với môi trường mới, phát huy truyền thống gia đình", thiếu tá Nguyễn Thị Hà chia sẻ.Những ngày đầu xuân, đến thăm gia đình thiếu tá Hà, ai cũng cảm nhận được niềm vui ấm áp, lan tỏa trong ngôi nhà nhỏ. Tết năm nay, gia đình chị đón nhận niềm vui lớn khi con gái Thảo Nhi chuẩn bị lên đường nhập ngũ.Thảo Nhi chia sẻ thêm về quyết định của mình: "Sinh ra trong gia đình quân nhân nên từ nhỏ em đã phần nào làm quen và ý thức được những khó khăn, vất vả của người lính. Được vào môi trường quân đội, với em là một vinh dự lớn. Em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong đợi của gia đình và mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình, được phục vụ lâu dài trong quân đội". Chỉ còn ít ngày nữa, Thảo Nhi sẽ lên đường nhập ngũ. Dẫu biết rằng môi trường quân đội đối với nữ tân binh còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng có sự quan tâm của các cấp, sự động viên khích lệ của người thân và truyền thống gia đình, Thảo Nhi đã sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho ngày tòng quân.
Cầu Gianh, điểm đen ùn tắc trên QL1
SCMP dẫn báo cáo ngắn gọn trên trang web của Cơ quan Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc (SAMR) cho biết họ đã khởi xướng cuộc điều tra đối với Google - gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. "Động thái này là một phần trong phản ứng của Trung Quốc với mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt", SCMP bình luận. Reuters dẫn lời SAMR cho biết cơ quan này nghi ngờ Google vi phạm luật chống độc quyền và một cuộc điều tra đã được tiến hành theo luật. Tuy nhiên Bắc Kinh không đưa ra các vi phạm cụ thể.Google chưa đưa ra bình luận chính thức về việc này.Google bắt đầu hiện diện tại Trung Quốc từ năm 2006 khi ra mắt công cụ tìm kiếm tiếng Trung Quốc google.cn. Theo AP, sau khi đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn tại Trung Quốc, chiếm 36% thị phần vào năm 2009. Vào năm 2010, để ứng phó với một cuộc tấn công mạng và tránh kiểm duyệt, Google tuyên bố không muốn chặn các kết quả tìm kiếm và đóng công cụ này tại Trung Quốc. Sau đó Google bị chặn bởi hệ thống Great Firewall (Vạn Lý Trường Thành trên mạng). Hầu hết dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps đều không khả dụng tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty công bố ra mắt một trung tâm trí tuệ nhân tạo nhỏ tại Trung Quốc. Theo bài đăng trên blog, dự án đã bị giải thể hai năm sau đó và công ty không tiến hành nghiên cứu AI tại Trung Quốc.Mặc dù các dịch vụ của Google không thể truy cập được ở Trung Quốc, công ty vẫn duy trì sự hiện diện tại quốc gia này, chủ yếu tập trung vào mảng bán hàng và kỹ thuật cho doanh nghiệp quảng cáo. Công ty cũng có nhân viên làm việc về các dịch vụ Google Cloud và các giải pháp cho khách hàng. Google có văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.Theo AP, cuộc điều tra chống độc quyền có thể sẽ tập trung vào hệ điều hành Android của Google dành cho smartphone. John Gong, chuyên gia chống độc quyền tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế, cho biết từ lâu các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã phàn nàn về hoạt động kinh doanh của Google. Hầu hết nhà sản xuất phải trả phí để có thể được dùng hệ điều hành Android trên thiết bị của họ. "Giờ đây, Google đã bị điều tra, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối. Mọi điều còn có thể thương lượng được", Gong nói.Trước đó, Google đã bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền ở Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vì lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.Ngoài Google, trong tuyên bố mới nhất Bộ Tài chính Trung Quốc cũng thông báo áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô.Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với một số kim loại quan trọng như vonfram, tellurium, bismuth, molypden và indium. Chủ sở hữu của Calvin Klein là PVH và công ty công nghệ sinh học Illumina cũng bị đưa vào danh sách "các thực thể không đáng tin cậy".Cuối năm ngoái, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Nvidia. Đây được xem là đòn trả đũa với các lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ. Intel cũng bị yêu cầu xem lại các vấn đề về an ninh vào cùng thời gian.
Trong buổi ghi hình chương trình Gala Việc tử tế với chủ đề Yêu lắm Việt Nam ơi do VTV tổ chức, hàng loạt nghệ sĩ thân thuộc của miền Bắc đã có dịp hội tụ để tôn vinh những "người hùng thầm lặng" có đóng góp thiện nguyện nổi bật, giúp đỡ cộng đồng trong năm 2024. Các nghệ sĩ Minh Hòa, Nguyệt Hằng, diễn viên Anh Thơ, Thanh Hương, Quách Thu Phương, Thục Anh, Sỹ Hưng, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp... đều mặc áo dài do Ngọc Hân thiết kế tại buổi quay hình. Những mẫu áo dài này nằm trong hai bộ sưu tập mới nhất của nàng hậu. Hồi cuối tháng 12.2024, Ngọc Hân từng giới thiệu 4 mẫu áo dài trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương tại triển lãm nghệ thuật Tết Tỵ của nhóm G39. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn kỹ tính, cầu toàn nên việc anh đồng ý cho nàng hậu sử dụng hình ảnh của 15 bức tranh để in lên áo dài là một ưu ái không hề nhỏ. Ngọc Hân cảm thấy mình may mắn khi được họa sĩ Lê Thiết Cương yêu mến dù cả hai mới quen biết 2 năm và cộng tác cùng nhau trong một vài dự án mỹ thuật. Bộ sưu tập áo dài của Ngọc Hân có chất liệu chủ đạo là cotton lóng (được đặt sản xuất riêng) và lụa. Đây là hai chất liệu thân thiện môi trường, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Ngoài các thiết kế dành cho phái đẹp, cô còn có các mẫu cho nam giới, trẻ em và phụ kiện khăn bằng chất liệu voan tơ mềm mại. Với tone màu pastel (vàng, hồng) cùng hình ảnh cầu Long Biên, phố cổ… hay hình con rắn (con vật biểu tượng của năm Ất Tỵ), mỗi thiết kế áo dài đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà thành, đồng thời ẩn chứa những thông điệp nhân văn về cuộc sống, con người. Dù cách tân về phom dáng hay sáng tạo các chi tiết hiện đại trên tay áo, hàng cúc… thì áo dài Ngọc Hân vẫn luôn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Đây cũng là định hướng mà nàng hậu theo đuổi từ khi trở thành nhà thiết kế thời trang.
Bước tiến mới trong điều trị và kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.