Gmail 'lột xác' với loạt tính năng AI mạnh mẽ
Tại lễ công bố quyết của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi trường đại học thành đại học đối với Đại học Kinh tế Quốc dân, sáng 12.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc chuyển đổi này không chỉ là thay tên gọi mà cần phải thay đổi cả tầm nhìn, cả năng lực, cả trình độ quản trị, để đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đại học quan trọng ở chỗ nó là một thực thể lớn với cấu trúc bên trong đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị đại học cao, hướng tới sự phát triển, thể hiện khát vọng phát triển và lớn mạnh. Đại học cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động. Quyền tự chủ có thể thực hiện tới tận đơn vị cấp thấp nhất và tới các các nhóm chuyên môn, các nhà khoa học."Nếu thiết kế mô hình tổ chức không hướng tới được sự giải phóng năng lực sáng tạo từ bên trong của cơ sở giáo dục, thì sự chuyển đổi mô hình không đem lại mấy giá trị. Mô hình tổ chức và quản trị nội bộ mới mà nhà trường lựa chọn tạo khả năng lớn hơn, cho phép giải phóng từ bên trong, khai phóng ở chiều sâu, đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn", ông Sơn nói.Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khát vọng "lột xác" của những trường đại học khi chuyển sang mô hình đại học là điều đáng trân trọng, nhưng cần hướng tới sự đóng góp thiết thực. Chẳng hạn với Đại học Kinh tế quốc dân, sản phẩm rất quan trọng là tư vấn chính sách, là giải pháp về chính sách, là mô hình, là phương pháp quản lý tầm quốc gia các thành tố của nền kinh tế, địa phương và doanh nghiệp.Siberian Wellness nhận giải thưởng Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
Liên quan đoạn clip phản ánh tình trạng lạm thu tại một trường học trên địa bàn, ngày 28.2, một lãnh đạo UBND H.Cái Nước (Cà Mau) cho biết, UBND huyện đang khẩn trương thành lập tổ xác minh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.Tổ xác minh do lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước làm tổ trưởng. Tổ sẽ xác minh việc một giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Thạnh Phú, H.Cái Nước) đăng clip lên mạng xã hội tố trường này thu nhiều khoản không hợp lý đối với học sinh.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lâm Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, xác nhận người xuất hiện trong clip tố trường lạm thu là ông N.T.G, giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của trường. Đồng thời, ông Bắc cho rằng, giáo viên tố cáo trường có những vấn đề chưa đúng bản chất.Đối với việc trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, hiệu trưởng lý giải, phần mềm edu không chỉ đơn thuần hỗ trợ liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh mà còn quản lý học sinh, có nhiều tiện ích cho trường, phụ huynh và học sinh. Phần mềm này không chỉ thực hiện trên Zalo là được. "Trước mình ghi điểm sổ, lấy máy tính cộng thủ công, giờ chỉ nhập điểm, nhập kết quả đánh giá vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động đánh giá, xuất phiếu liên lạc điện tử, học bạ điện tử ... trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về cho phụ huynh. Đây không đơn thuần là tin nhắn nhắc nhở của nhà trường đến phụ huynh. Trường đã họp xin ý kiến phụ huynh, được phụ huynh đồng tình mới thu" ông Bắc giải thích thêm.Đối với việc thu tiền giấy thi, giấy kiểm tra, theo ông Bắc, hiện nay đề thi theo Chương trình GDPT 2018, bài thi có phần trắc nghiệm với rất nhiều câu hỏi, nên đề dài, phải photo ra để học sinh thuận tiện, đỡ mất thời gian chép đề và cũng được sự thống nhất của phụ huynh học sinh.Còn việc tổ chức sinh nhật, lễ 20.11 hoặc 8.3 cho giáo viên, nhà trường không có chủ trương thu quỹ của học sinh, mà một số học sinh trong lớp mến thầy, tự góp tiền tổ chức cho thầy cô.Như Thanh Niên đã thông tin, mạng xã hội xuất hiện clip của người tự xưng là N.T.G, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản, phản ánh nhà trường thu nhiều khoản không hợp lý từ phụ huynh học sinh.Theo nội dung clip, trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, trong khi những thông tin này có thể thực hiện miễn phí qua nhóm Zalo. Ngoài ra, trường còn thu 40.000 đồng/học sinh/năm cho giấy thi, giấy kiểm tra, giấy nháp, trong khi các khoản này đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên trên cũng nhấn mạnh rằng nhà trường không có quyền giữ tiền của học sinh hay thu tiền mua quà tặng giáo viên vào ngày 20.11.Ngoài ra, clip còn đề cập đến các khoản thu như quỹ lớp, tiền sinh nhật thầy cô, tiền tổ chức ngày 8.3, liên hoan cuối năm… Người phản ánh ước tính tổng số tiền trường thu sai có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.Sau khi clip xuất hiện, lãnh đạo Phòng GD-ĐT H.Cái Nước đã trực tiếp làm việc với cá nhân giáo viên tố nhà trường. Đồng thời, phối hợp Công an xã Thạnh Phú theo dõi, xử lý việc giáo viên đưa thông tin phản ánh lên mạng xã hội.Trước sự việc trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo UBND H.Cái Nước chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo cụ thể về nội dung phản ánh. Đồng thời, tỉnh yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm.
Xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng biển gần
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc.
Ở ngày thi đấu trước đó xảy ra sự cố VĐV Vũ Sơn Tùng sau khi thua trận đã đến phòng trọng tài bày tỏ thái độ bức xúc với giám sát trọng tài chưa làm đúng nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến trận đấu. Cụ thể VĐV Vũ Sơn Tùng cho rằng giám sát trọng tài can thiệp chưa đúng vào quyết định bóng trong/ngoài (in/out). Ngoài ra khi có CĐV có hành vi gây ức chế với VĐV đang thi đấu, VĐV phản ánh với trọng tài, giám sát trọng tài, đề nghị mời CĐV này ra ngoài nhưng bị từ chối. VĐV đến từ Hải Phòng có những lời lẽ khiếm nhã khi trao đổi với giám sát trọng tài, đoạn clip về sự việc được chia sẻ trên rất nhiều diễn đàn pickleball để lại những bình luận trái chiều. Trao đổi với Thanh Niên hôm nay, ông Mạc Xuân Tùng - phụ trách bộ môn pickleball Cục TDTT Việt Nam, thành viên ban tổ chức cho biết: "Sáng nay ban tổ chức, ban điều hành giải cùng đại diện CLB Dương Cao Kawin, VĐV Vũ Sơn Tùng cùng giám sát trọng tài đã ngồi lại trao đổi với nhau trên tinh thần hòa giải, rút kinh nghiệm, chia sẻ để cùng nhau mang lại thành công cho bộ môn thể thao mới pickleball. Phía VĐV Vũ Sơn Tùng thừa nhận có lời lẽ chưa chuẩn mực do bức xúc với giám sát trọng tài. Phía giám sát trọng tài cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Mọi việc đã được giải quyết êm đẹp". VĐV Vũ Sơn Tùng tiếp tục tranh tài nội dung đôi nam lứa tuổi U.19+, đứng cùng Đinh Bá Trọng giành quyền vào bán kết trước khi dừng bước trước đôi Phúc Huỳnh/Vinh Hiển. Giải vô địch pickleball quốc gia 2025 cũng kết thúc hôm nay với chiến thắng áp đảo thuộc về các VĐV CLB D-Joy.
Hơn 9 tỉ đồng hỗ trợ 388 bệnh nhi ung thư hoàn cảnh khó khăn
Chiều 30.12, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã tiếp nhận thông tin 2 ngư dân trên 2 chiếc tàu cá ở Phú Yên chết bất thường trên biển, chưa rõ nguyên nhân.Theo đó, vào lúc 17 giờ ngày 29.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận tin báo của ông Nguyễn Hiền Thơ (67 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) về tàu cá PY 09505 TS. Tàu cá này dài 15,9 m, công suất 400 CV, trên tàu có 5 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác (TP.Tuy Hòa) do ông Nguyễn Huỳnh Hiền Thân (69 tuổi) làm thuyền trưởng. Vào khoảng 5 giờ 30 ngày 29.12, khi tàu cá đang hoạt động trên biển thì thuyền trưởng Thân phát hiện anh Lê Anh Sỹ (35 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) chết khi đang ngủ, chưa rõ nguyên nhân. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 31.12 sẽ cập bờ biển thôn Vũng Rô (TX.Đông Hòa).Tiếp đó, vào lúc 7 giờ 20 ngày 30.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa nhận tin báo từ bà Nguyễn Thị Thu Hòa (41 tuổi, cũng ở P.Phú Đông) về tàu cá PY 96194 TS. Tàu cá này dài 15,2 m, công suất 400 CV, trên tàu có 6 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác, do ông Nguyễn Khắc Quy (41 tuổi) làm thuyền trưởng.Vào khoảng 18 giờ ngày 29.12, khi tàu đang hoạt động trên biển thì ông Lê Rổn (58 tuổi, ngư dân trên tàu) xuống thuyền thúng để câu mực. Sau khi lên lại tàu cá, ông Rổn có biểu hiện mệt, khó thở, các ngư dân trên tàu đã thực hiện các động tác cấp cứu nhưng ông Rổn không qua khỏi. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 2.1.2025 sẽ cập bến Đông Tác (TP.Tuy Hòa).