$873
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dou game. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dou game.Mới đây, vào giữa tháng 4.2024, đại diện Chibooks đã sang TP. Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, TQ) tham dự hoạt động đọc sách tại đây và quảng bá cuốn sách Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời. Đài truyền hình Sùng Tả cũng sang Hà Nội ghi hình, phỏng vấn tác giả Vũ Thế Long về cuốn sách này và phát sóng rộng rãi.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của dou game. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ dou game.Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. ️
Sáng 3.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về vị trí lãnh đạo của đơn vị này.Theo đó, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp được tổ chức cơ cấu lãnh đạo gồm 1 trưởng ban và không quá 4 phó ban. Đồng thời, cơ cấu ban này gồm 4 đầu mối giúp việc gồm văn phòng và 3 phòng (phòng Lý luận chính trị - Khoa giáo - Văn hóa; phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản; phòng Dân vận).Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tuyến (46 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp. Đồng thời, trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Định (51 tuổi), Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và bà Lưu Thị Thanh Loan (50 tuổi), Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cảm ơn sự lãnh đạo tỉnh đã tin tưởng, điều động, bổ nhiệm bà vào vị trí công tác mới. Bà Tuyến hứa sẽ không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo và cố gắng nỗ lực, đoàn kết cùng lãnh đạo, tập thể cán bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần chung vào sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị, trong bối cảnh và giai đoạn mới, công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong Đảng là rất quan trọng nên yêu cầu hoạt động của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp sau khi hợp nhất phải đặt ra yêu cầu cao hơn. Cán bộ của ban phải đổi mới phương thức, đổi mới nội dung và tiếp cận với các phương tiện hiện đại trong tình hình phát triển thực tế của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Đối với công tác dân vận, vận động quần chúng tiếp tục phát huy hiệu quả để tập hơn các tầng lớp nhân dân tạo thành sức mạnh chung để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cao hơn trong tiến trình phát triển của tỉnh.Giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Quốc Phong cho biết: "Với sự tin tưởng và kỳ vọng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đề nghị sau khi thành lập, các lãnh đạo ban nhanh chóng phát huy năng lực, kinh nghiệm nắm bắt nhiệm vụ được giao, rà soát kiện toàn lại đội ngũ cán bộ trong đơn vị để bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của tỉnh". ️
Tại chỉ thị, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện đồng bộ 4 chủ trương lớn: đẩy mạnh giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để "không muốn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực" đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế chặt chẽ để "không thể tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ để "không dám tham nhũng, lãng phí, tiêu cực"; nâng cao đời sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để "không cần tham nhũng, tiêu cực".Bộ Chính trị nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải nêu gương về học tập và thực hành các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.Đồng thời, phải tâm huyết, trách nhiệm, mẫn cán, tận tụy với công việc được giao; tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí; giữ mình trong sạch, không tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu; trung thực, ngay thẳng, công tâm, khách quan.Bộ Chính trị cũng yêu cầu, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc, gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, nghề nghiệp; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Cán bộ, đảng viên cũng được yêu cầu phải trọng liêm sỉ, danh dự, chủ động nhận trách nhiệm khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực; tích cực tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Thường xuyên thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mọi lúc, mọi nơi, trong công việc và đời sống hằng ngày.Bộ Chính trị cũng yêu cầu đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phù hợp với từng đối tượng; bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng cho lực lượng báo cáo viên, giảng viên, giáo viên giảng dạy.Cùng đó, đưa nội dung đạo đức cách mạng nói chung, nội dung cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nói riêng thành một trong những chương trình chính trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện, trường học trong quân đội, công an, trường chính trị các địa phương, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp…Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư về giáo dục và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và hệ thống chính trị. ️