Xe máy sang đường suýt bị xe tải tông trúng: Ai đúng, ai sai?
Sáng nay, 20.1, tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM diễn ra Ngày hội STEM chủ đề "Khơi nguồn sáng tạo từ những trải nghiệm". Trong không khí Tết Nguyên đán đến rất gần, khoảng 1.300 học sinh hòa mình vào nhiều hoạt động thú vị của ngày hội. Ngày hội STEM có phần trình diễn thời trang tái chế của học sinh các khối lớp, khu trưng bày sản phẩm STEM của học sinh từ lớp 1 tới lớp 5, phần thi thuyết trình sản phẩm của học sinh và các gian hàng để học sinh được trải nghiệm vui chơi.Ban giám khảo sẽ tới từng gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh để tham quan đồng thời chấm điểm cho phần thuyết trình sản phẩm STEM của các em. Kết quả của phần thi này sẽ được công bố vào ngày 22.1 - ngày diễn ra lễ hội Xuân yêu thương của nhà trường.Cô Lê Thị Thoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều, cho biết toàn bộ sản phẩm được trưng bày trong ngày hội hôm nay đều là do học sinh các lớp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm trong học kỳ 1 năm học 2024-2025, từ các hoạt động giáo dục STEM. Từ năm học 2023-2024, hoạt động giáo dục STEM đã được thực hiện ở trong nhiều trường tiểu học tại TP.HCM. Tại Trường tiểu học Thuận Kiều, STEM được giáo viên chủ nhiệm xây dựng dựa trên thời lượng các môn học, hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh, không gây quá tải cho học sinh, được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của trường. Trong buổi sáng 20.1, những khách mời tới trường được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm STEM độc đáo do học sinh tự tay làm, vận dụng linh hoạt kiến thức từ các môn học như sản phẩm nước lau bàn ghế làm từ vỏ cam, chanh, sả (vận dụng kiến thức từ môn tự nhiên và xã hội); cây gia đình (kiến thức tích hợp từ môn tin học, môn tự nhiên và xã hội và môn mỹ thuật); làm đồng hồ chữ số la mã từ bìa các tông (kiến thức chủ đạo từ môn toán); trồng cây đậu trong vỏ trứng (kiến thức chủ đạo từ môn khoa học)..."Ngày hội STEM là dịp để học sinh được vui chơi, học thông qua chơi, gia tăng thêm những trải nghiệm của bản thân để từ đó sáng tạo hơn. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Tết Nguyên đán cận kề, các em được quan sát, học hỏi, tự tay làm ra những sản phẩm như pháo hoa giấy, lì xì tết... và mang về nhà, nhân thêm những niềm vui bên người thân", Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều chia sẻ.STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học).STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học-theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy 4 môn học tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.Đạo diễn nói gì khi 'Quý cô thừa kế 2' lỗ hàng chục tỉ khi rời rạp?
Từ khi bắt đầu bán món này, chủ quán nhập cả tấn nhãn tươi về mới đủ phục vụ khách. Trung bình một ngày, cửa hàng bán từ 1.000 - 2.000 ly nước, khách chỉ mua mang đi. Theo chị, sở dĩ gần đây thức uống này "hot" hơn vì hợp khí hậu TP.HCM mùa nắng nóng. Nước long nhãn uống chung với đá rất mát và ngọt thanh, có thể giải nhiệt.
TP.HCM: Lãnh đạo Q.Gò Vấp bác tin đồn Mái ấm tình mẹ có 245 người mắc Covid-19
Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27.11.2023, có hiệu lực từ 1.1.2025. Trong đó, tại khoản 7 điều 2 luật Nhà ở 2023 quy định, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở. Mặc dù là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích theo từng loại nhà theo quy định tại điều 27 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, cụ thể:1. Nhà ở xã hội là nhà chung cư2. Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầngCăn cứ điều 76 và khoản 1 điều 77 luật Nhà ở 2023, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng điều kiện theo quy định, gồm:Theo điều 78 luật Nhà ở 2023, điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định, nhóm người được mua nhà ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: Nhà ở và thu nhập, cụ thể:1. Điều kiện về nhà ở2. Điều kiện về thu nhậpĐối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 7:Đối với đối tượng 6:Do đó, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng cả 2 điều kiện cần và đủ, cụ thể phải là đối tượng chính sách và đáp ứng được các điều kiện về nhà ở và thu nhập.Theo quy định tại khoản 2 điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ 1.8.2024, quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua nhà ở xã hội được thực hiện theo pháp luật về dân sự, pháp luật về nhà ở và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, bao gồm các nội dung:
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Trà Vinh: Xử lý chủ tài khoản Facebook nói ‘lì xì’ cho CSGT
Liên quan vụ nhóm nam nữ cầm đao đuổi chém khách ở quán ăn TP.Thủ Đức, ngày 5.3, Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp đối với 4 người để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.4 người bị bắt khẩn cấp gồm: Nguyễn Hoàng Ngọc Phương (23 tuổi), Huỳnh Anh Duy (30 tuổi), Nguyễn Tiến Phát (30 tuổi), Lê Hồng Chân (30 tuổi, cùng ở TP.Thủ Đức).Theo nguồn tin Thanh Niên, nhóm nam nữ nói trên bị lực lượng cảnh sát hình sự địa bàn TP.Thủ Đức bắt giữ hôm 2.3, tại một nhà nghỉ trên địa bàn P.7, TP.Vũng Tàu.Theo điều tra, chiều 28.2, Phương cùng Phát, Duy, Chân tổ chức ăn nhậu tại quán ăn trên đường Trần Thị Diệu (P.Phước Long B, TP.Thủ Đức). Tối cùng ngày, nhóm này về tiệm gần chân cầu Nam Long (P.Phước Long B) tiếp tục nhậu.Đến hơn 23 giờ, trong lúc dọn dẹp thì Phương nhận được cuộc gọi từ 1 nam thanh niên, mời Phương đến quán nhậu trên đường Man Thiện (P.Tăng Nhơn Phú A) tiếp bia. Phương có hỏi lại tiền tiếp thì nam thanh niên lớn tiếng chửi vì cho rằng Phương coi thường mình.Hai bên chửi nhau qua điện thoại di động, Phương có bật loa ngoài cho Phát, Duy và Chân cùng nghe. Cúp máy, nhóm của Phương quyết định đi tìm đối phương để giải quyết mâu thuẫn.Phương và Phát đi trên cùng 1 xe máy, chạy trước, còn Duy chạy vào nhà lấy một cây đao tự chế dài khoảng 1 mét để trên xe, cùng Chân chạy theo sau.Khoảng 23 giờ 55 phút, Phương phát hiện nam thanh niên chửi mình đang ngồi cùng 3 thanh niên khác trong quán nhậu trên đường Man Thiện. 2 phút sau, thấy Duy và Chân cầm theo hung khí chạy tới, Phương xông vào quán, đập ly xuống bàn. Cùng lúc này, Phát xông vào đánh, quật ngã 1 người, còn Duy vác đao xông tới đuổi chém nhóm thanh niên nhưng bị hụt. Chân đứng bên ngoài canh chừng xe.Vụ việc gây náo loạn khu vực, một số tài sản hư hỏng. Sau khi gây án, nhóm này bỏ trốn ra TP.Vũng Tàu và bị cảnh sát hình sự truy xét, bắt giữ.Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp nhóm nam nữ nói trên về hành vi gây rối trật tự công cộng.