Sôi nổi Tháng Thanh niên 2024 tại Bình Thuận
Honda ADV 160 có giá bán cao hơn Honda Vario 160Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Khi HLV Philippe Troussier còn nắm quyền, tấm băng đội trưởng trở thành... bí ẩn lớn nhất của U.22 Việt Nam. Ở SEA Games 33, nhà cầm quân người Pháp chọn ra một nhóm đội trưởng gồm 4 cái tên, rồi xoay vòng chiếc băng thủ quân cho các cầu thủ này, tùy theo từng trận đấu mà chọn người phù hợp.Ông Troussier giải thích cho quyết định lạ lùng bằng lý do "cần thêm thời gian đánh giá chính xác các cầu thủ, đặc biệt là về mặt thủ lĩnh, năng lực chỉ huy". Tại đội tuyển Việt Nam, ông Troussier cũng xoay tua băng thủ quân, với 6 cầu thủ đeo băng đội trưởng chỉ sau 11 trận đầu HLV người Pháp nắm quyền. Tuy nhiên, khi HLV Kim Sang-sik nắm quyền, phương pháp xoay tua thủ quân đã bị loại bỏ. Ở đội tuyển Việt Nam, ông Kim chỉ định Đỗ Duy Mạnh là đội trưởng, còn Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Tiến Linh sắm vai đội phó. Một ban cán sự cố định là lựa chọn của phần đông HLV, nhằm giúp các đội duy trì sự ổn định. Bởi đội trưởng không chỉ úy lạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội, mà còn là "cánh tay nối dài" giúp HLV truyền đạt ý tưởng.Gần như chắc chắn, HLV Kim Sang-sik sẽ hướng tới tìm thủ quân cố định cho U.22 Việt Nam. Nhưng, đây chẳng phải chuyện đơn giản.Trong các nhân tố U.22 tiềm năng mà ông Kim có thể gọi ở đợt tập trung tháng 3, hiếm ai nổi trội ở tư chất thủ lĩnh. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đình Bắc có chỗ đứng ở đội bóng chủ quản, nhưng chưa từng đeo băng đội trưởng. Trần Trung Kiên, Phạm Lý Đức cũng là "lính mới" ở HAGL, hay Đinh Xuân Tiến ở SLNA cũng không phải thủ quân lý tưởng. Phần còn lại đang đá ở giải hạng nhất. Đồng thời, ở cấp độ U.22, không dễ tìm ra cầu thủ thực sự nổi trội, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng đến đồng đội. Ở SEA Games 30 (năm 2019), Nguyễn Quang Hải đeo băng đội trưởng, khi anh đã giành Quả bóng vàng Việt Nam, cùng vị trí vững chãi ở đội tuyển Việt Nam. Khi Quang Hải chấn thương, thủ quân là Đỗ Hùng Dũng, một nhân tố dự giải với suất quá tuổi. Đến SEA Games 31, thủ quân lại là Hùng Dũng. Tức là, ngay cả khi có lứa cầu thủ tài năng và thiện chiến, ông Park vẫn phải nhờ cậy những nhân tố kinh nghiệm và xuất chúng dìu dắt đồng đội.Tìm đâu ra những Quang Hải hay Hùng Dũng mới ở U.22 Việt Nam bây giờ?Một cầu thủ kỳ cựu từng chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Người đeo băng thủ quân phải thể hiện sự trưởng thành, nhưng cũng phải "máu chiến". Không quyết liệt và máu chiến thì không làm đội trưởng được".Dù vậy, sự máu lửa phải đi cùng sự tỉnh táo và điềm tĩnh, biết khích lệ đồng đội, nhưng cũng biết hãm phanh những cái đầu nóng đúng lúc. Tại AFF Cup 2024, Duy Mạnh từng can ngăn khi đồng đội lao vào tranh cãi với trọng tài. Chính HLV Kim Sang-sik cũng nhờ Duy Mạnh ngăn Nguyễn Thành Chung, khi trung vệ sinh năm 1997 muốn đôi co với trọng tài. Ở đội U.22 Việt Nam, HLV Kim Sang-sik đang có một nhân tố tiềm năng cho vai trò đội trưởng. Đó là Khuất Văn Khang. Văn Khang từng đeo băng thủ quân U.19 Việt Nam năm 2022. Tiền vệ sinh năm 2003 có nhãn quan chiến thuật, kinh nghiệm và mức độ máu lửa để sắm vai trò thủ lĩnh. Chất lăn xả của Văn Khang góp phần quan trọng, giúp anh dù đứng ở tập thể nào cũng khẳng định được cá tính. Kinh nghiệm dạn dày ở sân chơi quốc tế với 3 năm khoác áo đội tuyển Việt Nam cũng giúp Văn Khang có bản lĩnh, sự từng trải hơn nhiều so với tuổi. Song, điểm trừ của Văn Khang là anh đang đá hậu vệ trái ở cả đội tuyển quốc gia lẫn U.22 Việt Nam. Mà khi tìm kiếm đội trưởng, các HLV thường ưu tiên các cầu thủ đá trung tâm như trung vệ, tiền vệ giữa. Bởi đây là các vị trí có mức độ bao quát và tạo ra sức ảnh hưởng trong lối chơi lớn hơn so với các cầu thủ đá cánh.Bài toán thủ lĩnh sẽ được ông Kim nghiên cứu tìm lời giải. Trước hết, đợt tập trung tháng 3 sẽ cung cấp cho nhà cầm quân người Hàn Quốc cái nhìn tổng thể về tư chất, mức độ chuẩn mực trong sinh hoạt và tập luyện để nhìn ra ai là người đáng tin tưởng.
Xây dựng công trình nhưng không chặt cây xanh?
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ", khi một xe máy phóng ngược chiều với tốc độ cao, tông thẳng vào ô tô trước sự bất lực của tài xế.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 23 giờ ngày 24.1.2025 trên đường Hoàng Quốc Việt, đoạn qua địa bàn quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh được camera hành trình trên ô tô ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên đường Hoàng Quốc Việt, hướng từ Phạm Văn Đồng về đường Vành Đai 2. Khi đến gần nút giao với đường Phạm Tuấn Tài, tài xế giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện một xe máy do người đàn ông điều khiển đang đi ngược chiều và lao thẳng về phía mình.Đáng chú ý, không chỉ chạy ngược chiều, người đàn ông còn liều lĩnh điều khiển xe phóng với tốc độ rất cao. Tình huống khiến tài xế ô tô gắn camera hành trình gần như "đứng hình", không thể tránh dù đã đạp cố gắng đạp phanh cho xe dừng. Chiếc xe máy sau đó tông thẳng vào đầu ô tô, người đàn ông ngã xuống đường nhưng may mắn chỉ bị thương nhẹ.Theo thông tin từ người đăng tải đoạn video, không chỉ lái xe phóng ngược chiều, người đàn ông lái xe máy trong vụ việc nói trên còn có dấu hiệu say xỉn, điều khiển xe trong trạng thái không tỉnh táo. Vụ việc khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, đoạn video sau khi được đăng tải trên nhiều diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem tỏ ra phẫn nộ trước hành vi lái xe nguy hiểm của người đàn ông.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm luật giao thông nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biền "Cấm đi ngược chiều" (Điểm a Khoản 7 Điều 7). Đồng thời trừ 2 điểm Giấy phép lái xe. Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn phạt từ 10 - 14 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 7), trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.Với hành vi điều khiển xe máy tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn, tài xế có thể bị phạt lên đến 10 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Điểm d Khoản 9 Điều 7). Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau những phần xét hỏi và tranh luận giữa các bên, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM (VKSND TP.HCM) nêu quan điểm giải quyết vụ án. Theo đó, đại diện VKSND TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc hủy giấy khai sinh và giấy giao nhận việc nuôi con nuôi của bà Hồng Loan; xác định toàn bộ di sản thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu. VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Hồng Loan về việc yêu cầu bà Hồng Nhung và bà Hồng Phượng di dời toàn bộ tài sản của họ ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Do bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà này.Đại diện VKSND TP.HCM nêu quan điểm, căn cứ giấy giao nhận việc nuôi con nuôi ngày 21.3.1992, sổ cấp giấy giao nhận con nuôi và hai công văn của UBND quận Phú Nhuận, kết luận giám định… có cơ sở xác định Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi vào ngày 21.3.1992 và trong cùng ngày NSƯT Vũ Linh đã khai và đăng ký khai sinh tư cách cha của Hồng Loan. Các đăng ký này là đăng ký quá hạn và được UBND quận Phú Nhuận cấp giấy khai sinh. Việc giao, nhận con nuôi và cấp giấy khai sinh thực hiện đúng quy định.Tại sổ hộ khẩu do NSƯT Vũ Linh là chủ hộ thể hiện bà Hồng Loan là con của ông và suốt quá trình NSƯT Vũ Linh sống cho đến khi mất không có khiếu nại gì về thủ tục này.Phía nguyên đơn là bà Hồng Nhung thừa nhận bị đơn là Hồng Loan được NSƯT Vũ Linh nhận nuôi từ bé và được nam nghệ sĩ cùng các anh, em trong nhà chăm sóc, đến khi bà Hồng Loan lấy chồng thì về nhà chồng ở và cuối tuần về thăm nhà. Các nhân chứng và nguyên đơn cũng xác nhận bà Hồng Loan là con nuôi của NSƯT Vũ Linh.Việc nguyên đơn cho rằng NSƯT Vũ Linh chưa từng làm thủ tục nhận nuôi con nuôi và các chữ ký trên các văn bản là giả mạo, VKSND TP.HCM cho rằng không có căn cứ.VKSND TP.HCM căn cứ các trích lục giấy khai tử, giấy xác nhận UBND phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM xác nhận NSƯT Vũ Linh chết không để lại di chúc và sống độc thân, không có vợ, chưa kết hôn với ai; cha, mẹ ruột đã chết... Từ đó, có cơ sở xác định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có duy nhất bà Võ Thị Hồng Loan.Ngoài ra, tháng 3.2023, bà Loan có đơn yêu cầu xác nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Việc khai nhận di sản thừa kế và việc chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế thực hiện đúng quy định pháp luật. Sau đó, bà Loan đã làm các thủ tục để thay đổi chủ sở hữu tại nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận, TP.HCM là đúng quy định.
Nuôi cá trên... thuyền
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.