Lại thêm nhan sắc Việt được AFC cử làm giám sát trọng tài tại SEA Games 31
Bên cạnh đó, cả hai xe đều trang bị phanh cơ phía sau, cùng hệ thống giảm sốc phuộc ống lồng phía trước và lò xo phía sau.Giá heo hơi hôm nay 4.5.2024: Tăng kịch trần ở nhiều địa phương
Khởi động trận đấu, ngoại binh Robert Sampson giúp Nha Trang Dolphins tung đòn phủ đầu lên đội khách. Hưởng ứng quyết tâm từ chủ lực, các tay ném còn lại của chủ nhà tiếp tục nâng tỷ số lên 18-5. Sự hưng phấn của đội chủ nhà buộc Kentrell Barkley (Saigon Heat), ngôi sao từng dẫn đầu 3/5 chỉ số chính của toàn giải VBA phải lên tiếng. Đẳng cấp của tay ném cao 1,98 m này nhanh chóng giúp Saigon Heat rút ngắn cách biệt còn 19-23.
Sức bật của Eximbank
Chiều 18.2, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng, và ông Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch lái xe, cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ Sở GTVT sang Công an tỉnh Lâm Đồng.Ông Gia cho biết thêm, sáng cùng ngày, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng đã có thông báo tạm dừng sát hạch lái xe (các loại) từ ngày 19.2 và theo nguyên tắc, từ ngày 19.2, sẽ ngưng tiếp nhận cấp đổi GPLX. Tuy nhiên, trước nhu cầu cấp thiết của người dân, sau khi xin ý kiến Bộ GTVT, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng vẫn tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX cho người dân; tiếp tục tổ chức thi sát hạch lái xe các loại cho người dân cho đến khi Bộ GTVT có thông báo ngưng nhiệm vụ này. Do đó, Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng sẽ thu hồi thông báo ngưng tổ chức thi sát hạch lái xe.Cùng ngày (18.2), Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công, cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Công an tỉnh Lâm Đồng.Sở TT-TT Lâm Đồng cũng ký bàn giao nhiệm vụ lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng qua Công an tỉnh Lâm Đồng.Lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ phối hợp Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng để bố trí cán bộ công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả cấp phiếu Lý lịch tư pháp; cấp mới, cấp đổi GPLX tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Lâm Đồng.Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đồng thời rà soát, bố trí đủ số cán bộ, chiến sĩ có trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực: lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp; sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; An toàn, an ninh thông tin mạng.
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án Eaton Park
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.