Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Ngày 8.1, tại hội nghị giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau quả và hoa (HortEx Vietnam 2025) - sự kiện thường niên lần thứ 7, dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 14.3 tại TP.HCM - ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), nhận định: Với kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 7,2 tỉ USD, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của khu vực. Dự kiến trong năm 2025, rau quả xuất khẩu sẽ đạt 8 tỉ USD và sớm trở thành ngành hàng xuất khẩu 10 tỉ USD trước năm 2030.Trong lĩnh vực rau quả, ngoại trừ thanh long thì các mặt hàng khác như: chuối, mít, xoài, nhãn, dừa, bưởi… đều tăng trưởng mạnh từ 20 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, mặt hàng chủ lực sầu riêng đạt kỷ lục 3,2 tỉ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. Đối với lĩnh vực hoa xuất khẩu tuy giá trị mới đạt 80 triệu USD nhưng tăng trưởng đến 15% so với cùng kỳ năm 2023.Ông Hồ Anh Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt (DFA), bổ sung: Xuất khẩu hoa tuy chưa mang lại giá trị kim ngạch lớn nhưng xét theo đơn vị diện tích thì đây là ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân, 1ha hoa mang về doanh thu đến 3,7 tỉ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu còn ít là do diện tích trồng hoa của chúng ta còn nhỏ. Trong thời gian qua, mỗi năm hiệp hội tổ chức các chuyến đi thực tế, học tập kinh nghiệm, tham khảo thị trường ở các nước châu Âu để phát triển ngành trồng hoa của địa phương. Ngoài nguồn thu trực tiếp từ xuất khẩu, người trồng hoa ở Đà Lạt còn góp phần tăng doanh thu cho nhiều lĩnh vực khác mà sự kiện festival hoa Đà Lạt vừa qua là một ví dụ.Theo các chuyên gia, để rau quả và hoa sớm trở thành ngành hàng 10 tỉ USD thì từ khâu sản xuất đến chế biến cần tích cực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hướng hiện đại, bền vững và hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó cũng cần gắn sản xuất với việc thu hái, bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu để hạn chế tình trạng giá cả biến động bất thường theo thị trường.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 31.1.2024
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển…
Khám phá gà cảnh độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu
Những chiếc xe Morgan đến từ Anh quốc với động cơ đặt trước, đầu xe vươn dài trong khi khoang lái 2 chỗ ngồi lùi về phía sau cùng hốc bánh xe lộ ra ngoài tạo nên sự hoài cổ không thể trộn lẫn.
Theo một nghiên cứu toàn cầu do Công ty phân tích dữ liệu quốc tế YouGov thực hiện, khảo sát 2.500 nam giới trong độ tuổi "có nguy cơ mắc bệnh" từ 18 đến 34 tuổi, cho thấy hơn 62% chưa biết cách tự kiểm tra ung thư tinh hoàn, theo nhật báo Anh Express.
Hai ô tô chặn đường 'kèn cựa' nhau trên đường: Ai đúng, ai sai?
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.