$467
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của five88 đăng nhập. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ five88 đăng nhập.Trao đổi với Thanh Niên, bà Châu Thị Mỹ Hoa vẫn không tin rằng có thể nhận lại tài sản mà bà tích cóp để dành cho con gái đi du học, trong đó ngoài sự vi diệu là tình người từ những lãnh đạo các đơn vị Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, đến công nhân và người nhặt rác giữa đêm giao thừa lạnh giá.Bà Châu Thị Mỹ Hoa kể, ngày 28.1 (nhằm 29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), con gái bà đi học ở nước ngoài về, dọn nhà "từ A đến Z từ sáng sớm", dồn rác đến khoảng 20 giờ thì chồng bà mang rác ra ngoài.Khoảng 22 giờ, bà chuẩn bị cúng giao thừa thì sực nhớ đến chiếc ví da trắng, viền đen, trong đó chuẩn bị trang sức cho mẹ con mang tết, nhưng không còn trong ngăn kéo."Tôi hỏi ngay con ơi con vứt mất cái ví da đựng trang sức rồi hả, cả nhà chạy xuống chỗ tập kết rác ngoài đường. Một điểm rất quan trọng là chị lao công nhớ giúp chính xác thời điểm 20 giờ 30 có 1 xe lấy rác. Tôi được cho số anh Thành (Xí nghiệp môi trường Hải Châu), anh Tư (Trạm trung chuyển rác thải đường Lê Thanh Nghị), anh Đông (xe rác 36), chú Dũng (lái xe), anh Tiến (bãi rác Khánh Sơn)… mọi người đều rất trách nhiệm, nghe máy ngay và động viên tôi bình tĩnh; các đơn vị phối hợp xử lý công việc rất chính xác, tôi rất cảm động, tôi không nghĩ một mình tôi đơn phương đi tìm tài sản nữa, mà từ trên xuống dưới đều không màng bận rộn đêm giao thừa để giúp tôi", bà Hoa kể.Tình người lúc đó còn lớn hơn những viên kim cương tìm được.Nhờ phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời và nhịp nhàng, các đơn vị của Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã khoanh vùng, định vị, hướng dẫn bà quay ngược về điểm tập kết trước nhà để tìm kiếm, lần theo xe lấy rác số 36, còn con gái bà ở lại Trạm Lê Thanh Nghị để tìm trong số rác đang được ép tại trạm trung chuyển, chuẩn bị hoặc trên đường đưa lên bãi rác Khánh Sơn."Anh Tư dặn dò tôi kỹ càng, khối tài sản dù lớn nhỏ nhưng bãi rác rất lớn, tìm lại rất khó, xác định của đi thay người nên tôi phải bình tĩnh, hướng dẫn tôi nhờ những người nhặt rác hỗ trợ. Ở bất kỳ đơn vị nào, dù không liên quan nhưng mọi người đều nhiệt tình hội ý giúp tôi, vừa chở con gái tôi lên bãi rác vừa liên lạc nói xe đi trước đổ rác ở bãi riêng để tìm kiếm", bà Hoa xúc động kể.Lúc này bà Hoa cũng lên đến bãi rác, nhờ mọi người tìm giúp bao rác màu xanh, trong có 1 ví trắng đen."Tôi nhìn lên thấy cả núi rác chứ không phải là bãi nữa, đường lên gập ghềnh mù mịt, xe tải đi nườm nượp, tôi nghĩ không tài gì tìm được vật nhỏ như vậy. Nhưng anh em trên đó rất tình người, họ biết môi trường làm việc khắc nghiệt, mình không thể chịu được nên người đưa mũ cho tôi, người thì đưa áo ấm, con gái tôi mang dép nhựa, không có ủng thì mọi người rất lo lắng, dẫn bé men theo con đường tránh mẻ chai, vật nhọn. Trời ơi thương lắm luôn! Không ai nghĩ đến giao thừa, chỉ lo tìm giúp tôi, tình người lắm luôn. Tôi đứng khóc không phải vì mất tài sản mà vì cảm động quá! Tôi nói mọi người là tôi biết chắc không có cơ hội tìm được, gần như 0%. Tôi nói với anh Tiến ở bãi rác dù không tìm được tôi vẫn cảm ơn 1 triệu đồng/người cho khoảng 20 người tìm kiếm", bà Hoa kể.Người nhặt rác cũng đến động viên, nhiều người chia sẻ với bà Châu Thị Mỹ Hoa họ đã làm ở bãi rác Khánh Sơn 20 năm, chưa thấy ai tìm được tài sản giá trị lớn như vậy giữa biển rác, thời điểm lại cập rập, nên bà Hoa cũng cảm thấy an ủi, chúc mừng năm mới mọi người và ra về lúc 23 giờ 45 phút."Tôi vừa quay xe đi chưa thầy 100 m thì anh Tiến hét lớn qua điện thoại "cô ơi tìm được rồi", có lẽ ơn trên phù hộ. Lúc này đã qua thời khắc năm mới, tôi xin chuyển khoản cảm ơn nhưng anh Tiến khuyên mùng 1 tết không nên chuyển tiền vì sợ xui cho tôi, lúc này tôi khóc luôn vì không ngờ ai cũng không màng đến bản thân mà quan tâm và nghĩ cho tôi, nên tôi chuyển ngay để cảm ơn anh chị em giúp đỡ", bà Hoa kể.Cùng lúc này, lãnh đạo các đơn vị cùng đại diện ban giám đốc cũng đến chân bãi rác chúc mừng, cùng chung vui giây phút giao thừa cảm động, ý nghĩa và đáng nhớ nhất không chỉ trong suốt cuộc đời của bà Châu Thị Mỹ Hoa mà cả đội ngũ làm công tác môi trường đô thị."Trên tất cả, ngoài sự vi diệu, còn nhờ những thông tin chính xác và sự phối hợp xử lý từng tí thì mới góp phần tìm ra tài sản, quan trọng nhất là quy trình của Công ty CP Môi trường đô thị phải nói là cực kỳ tốt, anh em rất là trách nhiệm mới ra được như vậy, tôi xúc động lắm", bà Hoa kể. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của five88 đăng nhập. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ five88 đăng nhập.AFP dẫn lời Vatican cho biết sức khỏe lâm sàng của Giáo hoàng có dấu hiệu cải thiện nhẹ và trong ngày 24.2, ông không gặp thêm bất kỳ đợt suy hô hấp nào. Bệnh viện Gemelli ở Rome cũng thông báo rằng ông đã có một đêm ngủ yên giấc và không có sự cố nào xảy ra. ️
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng. ️
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn. ️