Ô tô bán chạy nhất Việt Nam sau quý 1/2024: Cách biệt mong manh, Ranger dẫn đầu
Theo báo cáo tài chính của Manulife Việt Nam, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong năm 2023 đạt 21.052 tỉ đồng, giảm 20% so với năm 2022. Các chi phí về hoạt động bán hàng theo đó cũng giảm tương ứng.Có bắt buộc lấy ADN khi làm căn cước?
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Ngày 4.1, liên quan đến vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, làm nhục gây xôn xao dư luận Cần Thơ, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố những người có liên quan theo quy định pháp luật.Theo lời khai ban đầu, chị H.N.B.T (ngụ P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng mình là ông N.M.Tr và chị N.N.N (30 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ).Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. phát hiện chồng đi chung với chị N. giữa khuya dẫn đến ghen tuông, tức giận, không làm chủ được hành vi của mình. Trong lúc lời qua tiếng lại, T. cũng đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút người xung quanh, đồng tình đứng về phía mình.Hiện tại, chị T. đã nhận thức được hành vi phạm pháp của mình và đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.N.N.Ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra tối 2.1, Đội tuyển Việt Nam với màn tỏa sáng rực rỡ của Nguyễn Xuân Son đã giành chiến thắng kịch tính 2-1 trước đội tuyển Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đến chức vô địch giải đấu khu vực.Luật bàn thắng sân khách sân nhà đã không còn được áp dụng tại AFF Cup nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do đó, việc Thái Lan có được 1 bàn trên sân Việt Trì (Phú Thọ) không quá quan trọng. Tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala vào 20 giờ ngày 5.1, đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang chức vô địch sau 90 phút thi đấu, nếu tiếp tục giành chiến thắng hoặc có kết quả hòa trước Thái Lan.Tuy nhiên, những trường hợp không mong muốn vẫn có thể sẽ xảy ra, khi đội tuyển Việt Nam để thua đội bóng xứ sở chùa vàng. Theo đó, nếu thầy trò HLV Kim Sang-sik thua Thái Lan với cách biệt 1 bàn tại chung kết lượt về (ví dụ: 0-1, 1-2, 2-3...), tổng tỷ số sau 2 trận chung kết là hòa nhau. Vào lúc này, hai đội sẽ bước vào 30 phút hiệp phụ. Nếu tỷ số vẫn là hòa sau hiệp phụ, Việt Nam và Thái Lan sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11 m cân não, nhằm tìm ra nhà vô địch AFF Cup 2024.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Doanh nghiệp lại than trời vì hoàn thuế chậm
Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng nay 3.2, người dân Hà Nội đã bắt đầu trở lại học tập, làm việc trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025. Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ 7 giờ 30 sáng nay, các tuyến phố Hà Nội trở nên đông đúc, nhộn nhịp, đánh dấu nhịp sống trở lại bình thường.Đáng chú ý, nhiều đoạn đường xảy ra ùn tắc như Nguyễn Trãi, Láng Hạ, Vành đai 2 đi Ngã Tư Sở... Đây đều là những tuyến đường huyết mạch của thủ đô, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm nên nhiều người bị "ám ảnh" mỗi lần đi làm qua đây. Tại đường Nguyễn Trãi (hướng đi Tây Sơn) lúc 8 giờ, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau đi lên cầu vượt Ngã Tư Sở, nhiều ô tô liên tục đạp phanh để giữ khoảng cách với phương tiện phía trước. Đường Trường Chinh (hướng đi Láng) cũng trong tình trạng ùn tắc dài, người dân xếp hàng chờ qua đèn đỏ. Cùng thời điểm này, đoạn cầu vượt Láng Hạ đi Lê Văn Lương ùn tắc cũng khiến người dân mệt mỏi vì chỉ nhúc nhích từng chút giữa rừng phương tiện.Trước đó, trong ngày 2.2, cửa ngõ phía nam Hà Nội cũng bị ùn tắc nghiêm trọng bởi dòng người trở lại thủ đô. Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (25.1 - 2.2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, khiến 209 người chết và 373 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nam Định khiến 7 người chết và 2 người bị thương.So với cùng kỳ năm ngoái giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.Trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm; tước quyền sử dụng 2.985 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 7.035 trường hợp; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Đại hội đảng bộ các cấp có vai trò dẫn dắt, định hướng, trụ cột, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ này có 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: thảo luận, thông qua Văn kiện đại hội cấp mình và góp ý với dự thảo Văn kiện Đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy các cấp; hoàn thiện nhân sự trong hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cấp cơ sở đến cấp T.Ư. Những nội dung trên đều là vấn đề "cốt tử", hệ trọng, liên quan đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; đến việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp lãnh đạo; quyết định sức mạnh nội bộ Đảng và hệ thống chính trị; đến toàn bộ hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong nhiệm kỳ tới cũng như sức mạnh của toàn dân tộc trong tương lai.Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo bằng đường lối. Văn kiện Đại hội các cấp là sự cụ thể hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng thành hệ thống những giải pháp có sức sống từ thực tiễn ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, địa bàn, lĩnh vực được phân công nhiệm vụ; có giá trị định hướng sự lãnh đạo, dẫn đường, khắc phục triệt để tồn tại, bất cập, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, huy động tối đa sự tham gia của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh to lớn để đạt và vượt mục tiêu đã định, góp phần hoàn thành thắng lợi những mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch mà T.Ư hoặc đảng bộ cấp trên đã đề ra. Bảo đảm chất lượng tham gia ý kiến với Văn kiện Đại hội của cấp mình, dự thảo Văn kiện cấp trên trực tiếp, của cấp trên cũng như dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, nhất là đề xuất những giải pháp bắt nguồn từ nhịp sống cơ sở, từ hơi thở của đời sống xã hội của từng địa phương, thậm chí từng làng xã, cộng đồng và cá nhân tạo động lực, khí thế, sức lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước là mục tiêu mà các cấp ủy cần đạt được.Nhân sự cấp ủy cũng chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ trì, chủ chốt ở từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là lực lượng lãnh đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, quyết định việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống; đồng thời, nắm bắt tình hình đề xuất với Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách phù hợp nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân. Bí thư, Phó bí thư, cấp ủy viên luôn là nhân tố quan trọng, quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự ổn định, phát triển, vững mạnh của địa phương, cơ quan, đơn vị cả trước mắt và lâu dài. Để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, cấp ủy các cấp cần bám sát nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/06/2024 của Bộ Chính trị "về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng" và kết luận số 118 KL/TW ngày 18.1.2025 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung Chỉ thị 35 nêu trên. Ngoài ra, Ban Tổ chức T.Ư, Ủy Ban kiểm tra T.Ư, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Văn phòng T.Ư đến nay đã có 21 văn bản hướng dẫn liên quan đến Tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, các đồng chí coi đó là "sách giáo khoa" để tổ chức triển khai thực hiện.Trong bối cảnh chúng ta tích cực triển khai Nghị quyết số 18 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, các cấp ủy cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, đưa guồng máy vào hoạt động và tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Bốn Đảng bộ mới được thành lập là Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc; một số Ban Đảng T.Ư mới được cơ cấu lại; các đảng bộ, chi bộ mới của một số Bộ, các Tỉnh, Thành phố... căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy được qui định sớm ổn định tổ chức và duy trì hoạt động theo đúng điều lệ Đảng và những qui định mới của Ban chấp hành T.Ư trong điều hành hoạt động cũng như trong quá trình tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ.Để tiến hành tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, các cấp ủy cần tập trung vào 3 vấn đề chính sau đây:Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức, những thành tựu của đất nước đạt được sau 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt sau 40 năm đổi mới là rất vĩ đại, rất đáng trân trọng, tự hào. Nhưng đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà toàn Đảng, toàn Dân, toàn quân ta phải nỗ lực đoàn kết, quyết tâm hơn nữa để vượt qua, trong đó Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 có trách nhiệm phải tham gia và là lực lượng nòng cốt giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức này. Nhiều điểm nghẽn, rào cản, nút thắt về thể chế tồn tại lâu năm vẫn chưa được tháo gỡ, loại bỏ. Nguy cơ "dậm chân tại chỗ", nguy cơ tụt hậu, nhất là tụt hậu về kinh tế, về khoa học, công nghệ và rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" còn tiềm tàng. Gần đây, thiên tai, bão lũ và nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu, môi trường liên tiếp xảy ra đã để lại những hậu quả nặng nề đối với nhiều địa phương. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được khắc phục triệt để; tình trạng "nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo", "đánh trống bỏ dùi", "lạc quan tếu", báo cáo không trung thực, cán bộ thiếu năng lực, thiếu gương mẫu, cục bộ, bè phái... đều là những "miếng mồi" để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá, để thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Chế độ ta. Những nguy cơ, thách thức này đe dọa trực tiếp đến quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Định vị chính xác "nguy và cơ", đặt rõ mục tiêu vươn tới để thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, khắc phục triệt để điểm nghẽn, rào cản, khơi thông mọi nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Thứ hai, về xây dựng Văn kiện và tham gia ý kiến vào Văn kiện đại hội cấp trên, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ các cấp cần bám sát tinh thần dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV; tập trung phân tích, đánh giá khách quan việc thực hiện nghị quyết đại hội vừa qua; phản ánh đầy đủ, sát thực tình hình và thực tiễn phát triển của các địa phương, ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị. Làm rõ những thành tựu đổi mới, nổi bật trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng; trên tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt đối với sự phát triển chưa được tháo gỡ, khắc phục. Phân tích sâu sắc nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, nhất là về đường lối, chủ trương, biện pháp, giải pháp tại đơn vị, địa phương; về khâu tổ chức thực hiện; về tính chất quyết định của nhân tố con người và công tác cán bộ; về sự tham gia, đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Chú trọng tổng kết những mô hình mới, cách làm hay, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị phục vụ phát triển. Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo sát tình hình; phân tích thấu đáo những vấn đề nổi lên đang tác động trực tiếp đến các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ quan, đơn vị; xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển, với phương châm "Tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, đồng hành của doanh nghiệp, trách nhiệm của người dân", đề ra các định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, đối sách phù hợp; tất cả vì sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cần được xây dựng thống nhất với Báo cáo chính trị. Không để xảy ra tình trạng sao chép, rập khuôn báo cáo một cách máy móc hoặc kiểm điểm qua loa, đại khái, hình thức cho có. Việc kiểm điểm cấp ủy cần bám sát quy chế làm việc, chương trình hành động, kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị T.Ư 4 khóa XI, XII, XIII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của quần chúng, nhân dân làm tiêu chí đánh giá. Cần thẳng thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, mức độ khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém đã được phát hiện, trên tinh thần tự phê bình và phê bình, không nể nang, né tránh. Nhận diện, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, để từ đó rút kinh nghiệm, đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Báo cáo kiểm điểm cần gắn trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, người được phân công phụ trách các lĩnh vực, địa bàn; coi đây là cơ sở quan trọng để đánh giá cấp ủy viên trong nhiệm kỳ và giới thiệu nhân sự cho khóa mới. Cần nhận thức rõ, việc thực hiện kiểm điểm là cơ hội để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, thống nhất, giúp xây dựng môi trường làm việc tốt hơn. Tuyệt đối không được lợi dụng việc kiểm điểm để đấu đá nội bộ, tìm cách triệt hạ, làm mất uy tín của cán bộ, đảng viên.Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp theo hướng thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh góp ý theo kiểu hình thức. Căn cứ điều kiện cụ thể của tổ chức đảng và đại hội để định hướng, gợi mở những nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, những vấn đề có nhiều phương án cho thảo luận; lựa chọn hình thức trao đổi, góp ý cho phù hợp, từ đó tiếp nhận, tiếp thu được nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó, đồng thời kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, không được phép ngả nghiêng, dao động; luôn tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc, chống phá.Thứ ba, đặc biệt chú trọng chuẩn bị nhân sự Đại hội. Cần ý thức sâu sắc, chuẩn bị nhân sự không chỉ cho một kỳ đại hội; xa hơn, đó là sự chuẩn bị nhân sự cho tương lai phát triển của tổ chức đảng, sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị; rộng hơn, đó là vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Đây là công việc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm theo dõi; đây cũng là việc mà các phần tử xấu, cơ hội chính trị tìm mọi cách tác động, tung tin thất thiệt, xuyên tạc hòng chia rẽ nội bộ. Về cơ cấu cấp ủy, phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; cấp ủy viên được lựa chọn phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đại diện cho đội ngũ đảng viên và được quần chúng tin yêu, tín nhiệm; các cấp ủy viên phải xứng tầm là thành viên "bộ tham mưu" chiến đấu và phải đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động, thật sự trong sạch, vững vàng, trung kiên. Cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề xuất, giới thiệu nhân sự, nhất là người kế nhiệm theo các quy định mới của T.Ư. Chuẩn bị nhân sự phải kết hợp hài hòa giữa nguồn nhân sự tại chỗ với việc điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi khác đến. Đối với các địa phương, đơn vị có cơ cấu cấp ủy nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, điều động nhân sự từ nơi khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để giới thiệu, chỉ định tham gia cấp ủy hoặc bổ sung sau đại hội. Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỉ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên, tỉ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số bảo đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Bên cạnh thực hiện đúng điều lệ Đảng và các qui định hiện hành, công tác nhân sự của các ủy Đảng phải được tiến hành bài bản, khoa học, nhân văn. Phải chuẩn bị kỹ càng cả nhân sự cấp ủy và đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên. Việc giới thiệu, lựa chọn nhân sự phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; dựa trên cơ sở quy hoạch, quy chế, quy định, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, uy tín, sản phẩm và hiệu quả công tác cụ thể; tuyệt đối không lựa chọn cán bộ không được quần chúng nhân dân tín nhiệm, cũng không giới thiệu những cán bộ lãnh đạo "dĩ hòa vi quý", "tròn vo" để lấy phiếu bầu. Nhân sự tham gia cấp ủy, các nhân sự được lựa chọn đi dự đại hội cấp trên phải là tinh hoa của Đảng, thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, bản lĩnh, trí tuệ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược; có trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không né tránh, trì trệ, thụ động trước những vấn đề mới phát sinh; có năng lực thực tiễn, khả năng lãnh đạo, quản lý; mạnh dạn, sáng tạo trong đóng góp ý kiến, để giúp đại hội đề ra được các quyết sách đúng đắn đáp ứng những yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Công tác nhân sự đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán theo hướng dẫn của T.Ư; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ" hoặc máy móc, cứng nhắc, xa rời thực tiễn; phải bảo đảm lựa chọn được những người tốt nhất, người xứng đáng nhất, không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đồng thời kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen. Cán bộ là cái gốc của mọi vấn đề cho nên trong quá trình lựa chọn nhân sự bên cạnh việc phát hiện đúng- trúng thì cố gắng không bỏ sót nhân tài bởi không tìm chọn, sử dụng nhân tài là sự lãng phí về tài nguyên và tiềm năng con người.Quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội, đặc biệt ở các Đảng bộ mới thành lập, kiện toàn, cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc "tập trung dân chủ", "đoàn kết thống nhất", "tự phê bình và phê bình"; quán triệt các nguyên tắc kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển để chuẩn bị thật nghiêm túc, chu đáo, toàn diện các nội dung đại hội, vừa tập trung chuẩn bị cho đại hội, vừa lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Tổ chức đại hội theo hướng thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, bảo đảm trang trọng, ý nghĩa; gắn với đổi mới cách thức xây dựng, ban hành, quán triệt nghị quyết; tăng cường trao quyền và ủy quyền, giảm thiểu các ban bệ và đầu mối trung gian; phát huy sự chủ động, gương mẫu của cán bộ, đảng viên và sự tham gia đóng góp, ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân. Chủ động, tích cực làm tốt công tác tư tưởng, thông tin tuyên truyền để tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ và sự đồng thuận trong tập thể quần chúng, nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với tổ chức cơ sở đảng. Tạo điều kiện và môi trường thật tốt để phát huy trí tuệ và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng các văn kiện và công tác cán bộ, góp phần tích cực, có hiệu quả vào thành công của đại hội, sớm đưa nghị quyết đại hội Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân.
OCB chia cổ tức 20%, tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỉ đồng
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.