Liệu có phương án 2 HLV cho 2 đội tuyển quốc gia và U.23 Việt Nam?
Ấn Độ đã quyết định mở bung cửa kho gạo của nước này bằng việc cho phép xuất khẩu gạo tấm. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày 7.3 vừa qua. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA), ông B.V. Krishna Rao, cho biết: Sản lượng xuất khẩu gạo tấm trong năm 2025 dự kiến khoảng 2 triệu tấn.Trước đó, Ấn Độ xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm mỗi năm. Khách hàng chính của gạo tấm Ấn Độ là Trung Quốc - khoảng 2 triệu tấn để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti.Tuy nhiên từ tháng 9.2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm. Đến năm 2023 khi xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt kéo dài và giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao, cùng với hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng gạo, Ấn Độ cấm cả việc bán mặt hàng gạo tấm cho các công ty sản xuất elthanol nội địa.Đến cuối tháng 9.2024, Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo trắng 5%. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam vẫn giữ được giá gạo xuất khẩu ở mức cao do thị phần của hạt Việt Nam không cùng phân khúc với gạo Ấn Độ, nhưng bất ngờ trong 2 tháng đầu năm 2025 gạo Việt Nam lao dốc không phanh và đang ở mức thấp nhất thế giới.Vì vậy, động thái mở kho của Ấn Độ được đánh giá sẽ tác động mạnh tới thị trường gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các thương nhân Ấn Độ hiện chào giá gạo tấm ở mức 330 USD/tấn trong khi các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan chỉ có khoảng 300 USD.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Thị trường Việt Nam trước đây vẫn nhập mặt hàng gạo tấm để phục vụ cho nhu cầu chế biến các sản phẩm ăn liền như bún, phở, bánh tráng… Việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo tấm, nếu với mức giá cạnh tranh tốt thì sản phẩm sẽ được nhập về để phục vụ cho mục đích này và làm gia tăng sức ép cho lúa gạo nội địa.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tuy xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến khoảng 1,2 triệu tấn lúa hầu hết từ Campuchia, làm gia tăng áp lực khiến giá lúa gạo tại ĐBSCL chìm sâu trong 1 thời gian dài.Thi công đường quá chậm ảnh hưởng cuộc sống người dân
Sau 2 năm làm việc văn phòng với mức lương ổn định trên 10 triệu đồng/ tháng, cuối năm 2024, Nguyễn Thanh Đông quyết định nghỉ việc. Áp lực công việc cùng cảm giác không phù hợp khiến chàng trai trẻ rơi vào bế tắc. “Cảm thấy mình không thuộc về môi trường đó. Dù thu nhập tốt, nhưng tinh thần mình cứ dần kiệt quệ”, Đông chia sẻ. Quyết định rời TP.HCM, anh trở về quê nhà ở TP.Vũng Tàu để nghỉ ngơi và tìm lại sự bình yên.Sau một tháng sống cùng gia đình, Đông xin làm phụ bếp tại quán ăn chay. Đông phải dậy từ 4 giờ 30 sáng với việc cắt rau củ, chuẩn bị để kịp bán cho khách lúc 6 giờ. Dù vất vả, Đông không còn cảm thấy áp lực như trước. Buổi chiều, chàng trai đan lưới để kiếm thêm thu nhập.Tổng cộng, mỗi tháng Đông kiếm khoảng 8 triệu đồng, thấp hơn mức lương cũ, nhưng đổi lại, không phải lo tiền trọ và được sống gần gia đình. “Công việc này tuy nặng nhọc, nhưng mình thấy thoải mái hơn nhiều. Mình có thời gian để suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn gì”, Đông nói.Dẫu vậy, cuộc sống mới không hoàn toàn dễ dàng. Thỉnh thoảng, Đông vẫn phải đối mặt với những câu hỏi mang tính phán xét: “Học đại học rồi giờ đi phụ bưng bê ở quán ăn à?”. Những lời nói ấy khiến chàng trai không khỏi chạnh lòng. “Ban đầu mình cũng tự vấn bản thân, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Quan trọng là mình sống vui vẻ và không hối tiếc”, Đông tâm sự.Đông xem đây là “nghỉ hưu gián đoạn” để tái định hướng cuộc đời, và dự định sẽ quay lại thành phố xin việc vào tháng 6 tới.Thanh Đông không phủ nhận rằng công việc hiện tại chỉ là tạm thời. Chàng trai vẫn ấp ủ kế hoạch quay lại thành phố, tìm một công việc phù hợp hơn với năng lực và sở thích. Nhưng khoảng thời gian làm phụ bếp ở quê nhà đã dạy Đông cách trân trọng những điều giản dị và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng trong cuộc sống.“Mình không hối hận vì quyết định này. Nó giúp mình trưởng thành hơn”, Đông khẳng định.Đào Thị Kiều Oanh (26 tuổi), tốt nghiệp ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, từng làm việc văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cá nhân nhưng không thể hỗ trợ gia đình. Áp lực công việc gò bó khiến cô nghỉ việc vào tháng 4.2024. Tạm cất tấm bằng loại khá, Oanh quyết định mua xe đẩy, cùng em trai khởi nghiệp bán bánh mì. Từ lỗ vốn tháng đầu, giờ đây cô kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ lo cho bản thân và em trai mới học xong THPT. Với Oanh, công việc tay chân không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích, phù hợp với tính cách và mang lại sự linh hoạt.Với Oanh, hơn 1 năm đẩy xe bán bánh mì, bánh hỏi chưa từng khiến cô hối hận. Oanh cho biết đôi khi hạnh phúc không nằm ở danh vị, mà ở sự tự do và ý nghĩa từ chính đôi tay mình tạo ra. “Hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục với công việc này. Nếu sau này có duyên và công việc phù hợp, mình sẽ trở lại làm nhân viên văn phòng”, Oanh nói.Nguyễn Minh Vương (23 tuổi), sinh sống tại 11 Lê Ngô Cát, Q.3 (TP.HCM), từng làm marketing tại một công ty quảng cáo ở Q.3, với lương 12 triệu đồng/tháng, đã nghỉ việc vào tháng 9.2024 vì áp lực deadline và môi trường cạnh tranh. Vương chuyển sang làm nhân viên nhặt bóng tại sân pickleball ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, thu nhập giảm còn 7 triệu đồng/tháng.Dù gia đình và bạn bè ngạc nhiên, Vương không bận tâm đến định kiến. Chàng trai xem đây là giai đoạn làm mới bản thân, giảm căng thẳng và rèn thêm kỹ năng, với dự định quay lại marketing hoặc thử lĩnh vực mới khi sẵn sàng.Ông Bùi Đoàn Chung, từng làm Trưởng phòng nhân sự của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam, người sáng lập và điều hành Công ty CP Nghề nhân sự Việt Nam, cho biết nguyên nhân những người trẻ có trình độ học vấn nhưng lại lựa chọn các công việc tay chân là vì dễ làm, dễ tham gia, không đòi hỏi đầu vào, lại được tự do, thoải mái, không bị gò bó về thời gian... Tự do để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, miễn sao có thu nhập đủ dùng. Một số bạn chịu khó, có thể tìm được mức thu nhập cao hơn văn phòng. Theo ông Chung việc giới trẻ chọn công việc linh hoạt, khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng cho các vị trí cần trình độ. Nhiều người quen tự do, ngại quay lại môi trường gò bó, chọn công việc chân tay dài hạn, dẫn đến mất lực lượng lao động tri thức và gia tăng cạnh tranh ở các việc giản đơn.“Tự do không chỉ là giờ giấc thoải mái, mà nên được hiểu là khả năng làm chủ công việc, duy trì kỷ luật và trách nhiệm cao. Lời khuyên cho các bạn trẻ là kiên trì, chủ động học hỏi, tránh chạy theo xu hướng nhất thời hay thu nhập trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội phát triển dài hạn, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp và cuộc sống”, ông Chung nói.
Cường kích 'Thần sấm 2' A-10 của Mỹ sắp tìm được nhà mới?
15 giờ chiều 6.1.2025, khi chuyến bay chở đội tuyển Việt Nam cùng cúp vô địch AFF Cup 2024 trở về từ Thái Lan vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, cũng là lúc người hâm mộ đứng kín trước cổng nhà khách VIP A sân bay quốc tế Nội Bài.Nhiều người đã có mặt từ sáng sớm, có người đi từ các tỉnh thành miền Bắc, cũng có người bay từ miền Nam ra để chờ đón những người hùng của bóng đá Việt Nam. Trong số các CĐV đó có 1 cụ bà năm nay đã 77 tuổi. Đội chiếc nón lá không còn lành lặn, cụ hòa cùng dòng người hâm mộ ở sân bay Nội Bài mong được nhìn thấy những cầu thủ mà cụ yêu thích.Cũng giống như cụ Nga, dù không được vào phía trong sảnh đến sân bay để đón đội tuyển mà chỉ được nhìn các tuyển thủ qua kính xe khách, nhiều CĐV vẫn chia sẻ rằng như vậy đã rất xứng đáng để chờ đợi.Chiến thắng 3-2 trước Thái Lan ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đã giúp đội tuyển Việt Nam xác lập nhiều cột mốc. Thầy trò HLV Kim Sang-sik trở thành đội có nhiều chiến thắng nhất trong một mùa giải vô địch (7 trận thắng), lần đầu tiên thắng Thái Lan ở cả hai lượt chung kết, lần đầu tiên vô địch AFF Cup trên sân khách, có kỳ AFF Cup ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử... Đây cũng là chức vô địch AFF Cup thứ ba của đội tuyển Việt Nam, sau những lần đăng quang vào các năm 2008 và 2018. Để lên ngôi vô địch, các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan.
Cuốn sách gồm các thể loại (mỗi thể loại 10 bài): phóng sự, thơ, nhạc, họa, ảnh, tản mạn, truyện ngắn, như "kể chuyện" về 70 năm cuộc đời tận hiến cho văn, báo, thi, họa... của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.
10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 4.2024: Xpander dẫn đầu, xe Toyota áp đảo
Hành vi nẹt pô xe máy để gây chú ý không chỉ khiến người xung quanh khó chịu mà còn bị phạt nặng. Theo điểm d, khoản 2, điều 14, Nghị định 168, điều khiển xe máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc không đạt quy chuẩn về tiếng ồn, khí thải sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.Đặc biệt, nếu nẹt pô liên tục trong khu đông dân cư hoặc gần cơ sở khám, chữa bệnh, sẽ bị phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng. Nếu hành vi này gây tai nạn giao thông, mức phạt tăng lên từ 10 đến 14 triệu đồng, kèm theo việc bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX), theo điều 7, Nghị định 168.Ngoài ra, xe máy độ pô cũng bị xử phạt nặng vì vi phạm quy định về thay đổi đặc tính phương tiện. Theo điểm b, khoản 8, điều 32, Nghị định 168, mức phạt sẽ từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.