Kết quả cuộc đua đầu tiên tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định
Honda Civic 2022 hay Toyota Corolla Altis 2022 đều có thiết kế nhỏ gọnBình Định và Viettel hợp tác chuyển đổi số
Ngày 10.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Minh Nhựt với tổng số tiền 405 triệu đồng về hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường theo quy định; mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ban hành quyết định xử phạt ông Võ Duy Thanh và ông Tống Phương Bằng (cả 3 người đều ở TP.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) mỗi người 205 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.Nhu Thanh Niên thông tin, sau thời gian theo dõi, chiều 6.12.2024, Công an H.Châu Đức phối hợp Công an xã Cù Bị bắt quả tang nhóm người đang có hành vi tái chế nhớt thải trong một nhà xưởng được làm bằng tôn. Tại đây, có 5 công nhân đang làm việc.Tại hiện trường có 2 xe tải chở nhiều can a xít và nhiều bao hóa chất. Kiểm đếm tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có khoảng 22.000 lít dầu nhớt thành phẩm, 5.000 lít nhớt thải chưa qua tái chế được đựng trong các phuy lớn, 130 can a xít, 10 bao hóa chất cùng các dụng cụ để phục vụ việc nấu nhớt.Qua điều tra, Công an H.Châu Đức xác định cơ sở trên do ông Võ Minh Nhựt thuê đất, làm nhà xưởng để tái chế nhớt thải từ tháng 10.2024.
IDP sẽ ra mắt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế mới vận hành bởi AI
Mức lương tối thiểu vùng được Bộ LĐ-TB-XH đề xuất như sau:
Theo nguồn tin của Thanh Niên, đến 23 giờ đêm 10.2, sau nhiều giờ truy bắt, Công an TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh và các lực lượng chức năng đã bắt được nghi phạm dùng súng bắn chết anh Phùng Văn Phúc (26 tuổi, ngụ tổ dân phố Hồng Hải, P.Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh), tại nhà riêng của nạn nhân. Nghi phạm bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Nghi phạm này được xác định là Trần Văn Huy (41 tuổi, ngụ tại xã Cẩm Minh, H.Cẩm Xuyên). Huy là con rể của hàng xóm cạnh nhà anh Phúc, nên thường xuyên tới đây lưu trú.Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 17 giờ ngày 10.2, người dân tổ dân phố Hồng Hải nghe tiếng súng phát ra từ nhà anh Phúc nên chạy đến xem và phát hiện anh Phúc bị bắn gục tại phòng ngủ. Do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong.Theo camera an ninh nhà dân, trước thời điểm anh Phúc bị bắn, có một người đàn ông tới khu vực gần nhà nạn nhân và dùng súng bắn một phát vào phòng ngủ nơi anh Phúc đang ngồi máy tính, khiến nạn nhân bị một vết thương ở sườn do trúng đạn. Sau khi gây án, thủ phạm điều khiển xe máy trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an TX.Kỳ Anh đã phối hợp với lực lượng của Công an tỉnh Hà Tĩnh truy bắt thủ phạm và thu giữ 1 khẩu súng CPC bắn đạn thể thao mà nghi phạm sử dụng để gây án, vứt cách hiện trường 3 - 4 km, sau đó bắt được hung thủ.Nguyên nhân vụ nổ súng bắn chết người đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.
Tuyển sinh lớp 6 tại TP.HCM bằng kỳ khảo sát: Thực hiện chung hay riêng?
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.