Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí lớn nhất trị giá 6 tỉ USD cho Ukraine
Nhiều công nhân, người lao động ở các công ty vui mừng khi nhận được tiền thưởng nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên niềm vui chưa được trọn vẹn khi số tiền thực nhập thấp hơn mức công bố vì bị trừ thuế thu nhập cá nhân. Phổ biến là mức tạm trừ 10% trên tổng số tiền thưởng hoặc có nơi trừ cao hơn theo thuế suất mà cá nhân đó đóng thuế thu nhập cá nhân trong năm vừa qua.Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho biết theo quy tại luật Thuế Thu nhập cá nhân, mọi khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động đều thuộc diện thu nhập chịu thuế. Trong đó bao gồm các khoản tiền lương tháng 13, 14... hay tiền thưởng tết Âm lịch cũng được quy định rõ ràng là thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.Điều này có nghĩa là, dù tiền thưởng tết được trao dưới dạng tiền mặt, hiện vật hay các hình thức khác vẫn sẽ được tính gộp vào thu nhập từ tiền lương, tiền công để làm cơ sở tính thuế. Ông ví dụ, cá nhân được thưởng Tết Ất Tỵ 2025 là 10 triệu đồng thì thường sẽ tạm khấu trừ 1 triệu đồng (10% trên tổng số tiền thưởng). Số tiền này sẽ được cộng tổng vào thu nhập trong năm của cá nhân và sẽ được tính thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến như quy định. Hay trường hợp Công ty TNHH Mensa Industries ở Quảng Ngãi tặng 4.400 công nhân làm việc tại công ty mỗi người một chiếc tivi 40 inch thì công ty cũng phải báo cáo, hạch toán giá trị rõ ràng của chiếc tivi này. Nếu doanh nghiệp chưa tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% thì sẽ tính tổng thu nhập trong năm của từng người. Trường hợp cá nhân trong năm không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (do thu nhập thấp hơn mức chịu thuế) thì người đó không bị trừ thuế.Đối với những lao động có thời hạn ngắn hạn (theo thời vụ hay chưa đủ 1 năm), khi các doanh nghiệp chi tiền thưởng Tết Âm lịch cũng sẽ tạm khấu trừ 10% đối với số tiền từ 2 triệu đồng/lần trở lên theo quy định về thu nhập vãng lai. Các cá nhân đến cuối năm sẽ tự tính tổng thu nhập và sau khi khấu trừ gia cảnh cho bản thân cùng người phụ thuộc, bảo hiểm bắt buộc... sẽ xem có phải thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? Nếu không thì làm thủ tục hoàn thuế ở các đơn vị quản lý thuế. Tuy nhiên, một số khoản tiền thưởng đặc thù được miễn thuế cũng có quy định rõ. Những trường hợp này không bao gồm tiền thưởng Tết Âm lịch mà chỉ áp dụng cho các khoản thưởng mang ý nghĩa đặc biệt. Cụ thể: - Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua do Nhà nước phong tặng: Ví dụ, các danh hiệu như Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Lao động tiên tiến hoặc các giải thưởng do Nhà nước trao tặng để ghi nhận đóng góp xuất sắc của cá nhân trong lĩnh vực lao động, học tập.- Tiền thưởng từ các giải thưởng quốc gia, quốc tế được Nhà nước công nhận: Chẳng hạn như giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng khoa học, văn hóa cấp quốc gia hoặc quốc tế.- Tiền thưởng liên quan đến sáng chế, phát minh, cải tiến kỹ thuật: Các khoản thưởng này thường đi kèm với sự công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.- Tiền thưởng từ việc phát hiện và khai báo hành vi vi phạm pháp luật: Nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm của công dân, những khoản thưởng này không nằm trong danh mục thu nhập chịu thuế.Nắng nóng vẫn tiếp tục gia tăng
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
Ngoại hạng Anh: Hủy diệt Chelsea, Arsenal tạm chiếm ưu thế trong cuộc đua tay ba
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".
1 tháng qua, lớp chạy bộ miễn phí của VĐV Nguyễn Văn Long (40 tuổi) dành cho các học viên nhí diễn ra tại khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức). Buổi học diễn ra trên vỉa hè rộng, bắt đầu từ 6-7 giờ sáng chủ nhật hàng tuần. Tuy lớp học dành cho trẻ em nhưng thu hút cả phụ huynh và nhiều người quan tâm đến môn chạy bộ tham gia. Anh Long sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kiến thức chạy bộ của mình trong 20 năm tích lũy được cho mọi người. "Tôi ấp ủ mở lớp học miễn phí này từ lâu nhưng đến năm nay mới có điều kiện thực hiện. Trẻ em hiện nay ít có sân chơi ngoài trời, thích coi điện thoại, ti vi. Có con nhỏ nên tôi đồng cảm với các phụ huynh. Lớp học này giúp các bé có sân chơi, tạo thói quen tập luyện thể dục sớm, đồng thời gắn kết ba mẹ với các con", anh Long nói.
Hứa Thuận Long chinh phục Top 1 cự ly 30 km tại UMC Run 2024
Ngày 15.2, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm để làm rõ hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Tây Ninh xác định hàng chục đối tượng bị bán đến các công ty chuyên hoạt động lừa đảo tại Campuchia. Ngày 31.1, lực lượng chức năng Campuchia đã kiểm tra, tạm giữ 177 người là công dân Việt Nam hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại TP.Bavet, tỉnh Svayrieng (Vương quốc Campuchia) và trao trả về Việt Nam vào ngày 6.2.Ngay sau đó, Công an tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng biên phòng xây dựng kế hoạch tiếp nhận, làm việc, phân loại xác định các đối tượng giữ vai trò chính trong các đường dây lừa đảo. Qua tiếp nhận và tiến hành điều tra ban đầu, công an xác định tại TP.Bavet, các đối tượng người Trung Quốc thuê tầng 3 và 4, tòa 11, khu Kim Sa 4 để thành lập công ty chuyên hoạt động lừa đảo. Công ty này do một người Trung Quốc tên là HeYuki làm giám đốc, người tên A Lửng làm quản lý. Cả 2 phối hợp tổ chức, lập ra nhiều nhóm và phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Các nhân viên làm việc trong công ty, chủ yếu sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam. Bước đầu, lực lượng công an xác định có 5 tài khoản dùng để lừa đảo với số tiền trên 500 tỉ đồng. Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với 6 nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền trên 35 tỉ đồng.Công an tỉnh Tây Ninh sau đó đã ra quyết định bắt giữ 24 nghi phạm trong số 177 lao động được Campuchia trao trả. Hiện Công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an và lực lượng chức năng Campuchia để điều tra, truy bắt các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.