Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thẳng tay bán ra hàng triệu cổ phiếu
Tại miền Bắc, giá heo hơi tăng 2.000 đồng ở Hà Nam lên mức 71.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh thành khác cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng; đáng chú ý, Bắc Giang đạt mốc cao nhất khu vực với 72.000 đồng/kg; các địa phương như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình cùng 71.000 đồng/kg. Riêng Yên Bái tăng 1.000 đồng lên 70.000 đồng/kg. Đây cũng là giá heo hơi của nhiều địa phương khác trong khu vực, trừ Lào Cai với 69.000 đồng/kg.Tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, giá heo hơi tăng 2.000 đồng ở Lâm Đồng lên 72.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Nhiều tỉnh thành khác cùng tăng 1.000 đồng, cụ thể: Bình Thuận đạt 72.000 đồng/kg, Nghệ An và Ninh Thuận cùng 70.000 đồng/kg; Khánh Hòa 68.000 đồng/kg. Các tỉnh thành khác trong khu vực có giá heo hơi dao động từ 68.000 - 70.000 đồng/kg.Thị trường miền Nam, giá heo hơi ở Cần Thơ và Trà Vinh cùng tăng 2.000 đồng và đạt mốc 72.000 đồng/kg. Đặc biệt, tại "thủ phủ chăn nuôi" Đồng Nai, giá heo hơi tăng 1.000 đồng lên 73.000 đồng/kg, cao nhất cả nước và cũng là mức cao kỷ lục trong khoảng 3 năm qua. Ngoài ra, mức tăng 1.000 đồng cũng ghi nhận được tại Bình Dương lên 72.000 đồng/kg và Bạc Liêu 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở khu vực này dao động từ 70.000 - 72.000 đồng/kg, riêng Kiên Giang thấp nhất với 69.000 đồng/kg.Giá heo hơi bình quân cả nước là 70.300 đồng/kg. Công ty C.P Việt Nam cũng tăng giá bán heo hơi ở khu vực miền Nam thêm 1.000 đồng lên 71.000 đồng/kg, bằng với các tỉnh miền Bắc.Tại TP.HCM, thị trường sôi động trở lại sau kỳ nghỉ tết. Một số mặt hàng thịt heo phổ biến như: ba rọi 205.000 đồng/kg, sườn non 210.000 đồng/kg, sườn già 125.000 đồng/kg, nạc vai 128.000 đồng/kg, nạc đùi 135.000 đồng/kg…Chấn động âm mưu đảo chính ở Đức: Phong trào cực hữu Reichsbürger nguy hiểm đến mức nào?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Hải Dương: Phạt người tung tin sai sự thật về chặt cây đa khiến nhiều người chết
Tình cảnh của anh Sơn khá phổ biến trong dịp tết. Nhiều người ta thán vì uống quá nhiều loại bia trong một buổi. "Trong một buổi sáng đi chúc tết 6 nhà thì uống chừng đấy loại bia khác nhau. Từ bia H., S., T. cho đến B., V. Đầu năm thì không thể từ chối nên phải… nhắm mắt mà uống", anh Nguyễn Trọng Bạch (35 tuổi), ngụ tại xã Hành Phước, H.Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, kể.
Thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, số lượng tàu cá các tỉnh miền Trung neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang rất lớn. Đây cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra những vụ cháy, gây thiệt hại lớn tài sản. Ông Phạm Trung Thành, Phó trưởng ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ tàu cá là do chập điện từ bình ắc quy, chủ tàu quên khóa van bình gas… Đặc biệt, gần đây các vụ cháy xảy ra do sự cố từ dây điện pin năng lượng mặt trời được lắp cố định trên tàu."Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân dẫn đến cháy tàu cá còn do người trông coi tàu nấu nướng hoặc tổ chức ăn uống trên tàu. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm cấm việc nấu nướng, tổ chức ăn uống trên tàu để tránh nguy cơ cháy nổ và mất an ninh trật tự", ông Thành nhấn mạnh.Theo ông Thành, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ban quản lý phối hợp các lực lượng tăng cường kiểm tra tàu cá neo đậu tại âu thuyền nhằm kịp thời nhắc nhở các chủ tàu về công tác PCCC.Thiếu tá Lê Tuấn Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ trên sông (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.Đà Nẵng), cho biết khu vực âu thuyền tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ do mật độ tàu cá tập trung đông bốc dỡ hàng và neo đậu để về quê nghỉ tết."Tính tới ngày 23.1, tại âu thuyền có gần 1.000 tàu đang neo đậu, con số này còn tăng lên trong những ngày cận tết. Một số tàu không có chủ tàu ở lại trông coi trong dịp tết mà thuê người khác trông coi. Vì vậy, cần tuyên truyền nâng cao ý thức và giám sát người ở lại tàu để phòng tránh cháy, nổ", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Theo thiếu tá Lê Tuấn Anh, lực lượng chức năng đã tổ chức cho chủ tàu, người trông coi tàu ký cam kết trách nhiệm để góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ xảy ra trong những ngày tết."Các chủ tàu được yêu cầu tháo cọc tiếp điện ra khỏi bình ắc quy, khóa van bình gas, luồn dây điện từ pin mặt trời vào ống nhựa chống cháy, tắt bộ năng lượng khi không sử dụng… Đa số chủ tàu đã ký cam kết thực hiện", thiếu tá Lê Tuấn Anh nói.Có thâm niên hơn chục năm hành nghề trông coi tàu dịp lễ tết tại âu thuyền Thọ Quang, ông Lê Thanh Tuấn (61 tuổi, trú Q.Sơn Trà) cho biết sau nhiều vụ cháy tàu cá xảy ra ở âu thuyền, ông hiểu rõ tầm quan trọng của việc an toàn PCCC vì một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn."Việc cơ quan chức năng yêu cầu ký cam kết đã nhắc nhở trách nhiệm của chúng tôi trong bảo quản tài sản, tàu thuyền của người khác", ông Tuấn nói.Công an TP.Đà Nẵng vừa tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, tại chợ Cồn (Q.Hải Châu) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Với nhiều điểm đổi mới, buổi diễn tập đã tạo ra thử thách thực tế hơn cho các lực lượng tham gia.Khác với các lần diễn tập trước đây, vị trí đám cháy giả định không được cố định trước mà do lực lượng tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên, thời gian diễn tập cũng không được báo trước.Cụ thể, các đội chuyên trách đã chọn một ki ốt bất kỳ ở chợ Cồn để tạo đám cháy, từ đó kiểm tra thực tế khả năng ứng phó tức thời của lực lượng chữa cháy cơ sở và phương tiện tại chỗ. Đặc biệt trong buổi diễn tập, các xe chữa cháy chuyên nghiệp được xuất phát tại đơn vị, sau khi nhận lệnh điều động từ Trung tâm 114, như một vụ cháy thật. Cách tổ chức diễn tập này giúp đánh giá toàn diện các yếu tố như thời gian xuất phát, khả năng sẵn sàng chiến đấu và mức độ phối hợp giữa các đơn vị.Buổi diễn tập không chỉ kiểm tra khả năng xử lý tình huống, hoạt động còn góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp chỉ huy, điều hành giữa lực lượng PCCC cơ sở và các đơn vị chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng phó với mọi sự cố thực tế.
Thạch 'đá' làm rau
Ngày 2.1, Công an TP.Đà Lạt thông tin, đơn vị vừa triệt phá một nhóm nghi phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại một villa trên địa bàn P.9, TP.Đà Lạt, thu giữ gần 500 viên thuốc lắc và hơn 1 kg ma túy Ketamin.Vào khoảng 5 giờ ngày 1.1.2025, công an bất ngờ kiểm tra một villa cho thuê trên địa bàn P.9, TP.Đà Lạt, phát hiện 8 nam nữ đang có biểu hiện "phê" ma túy. Kết quả kiểm tra nhanh cho thấy những người này đều dương tính với ma túy.Khám xét toàn bộ villa, cơ quan công an phát hiện gần 500 viên ma túy tổng hợp và hơn 1 kg Ketamin được giấu kín trong các tủ quần áo.Qua làm việc bước đầu, công an xác định 8 người liên quan gồm: Lê Thị Huyền Trân (27 tuổi), Đỗ Thị Ngọc Bích (28 tuổi, cùng ở Khánh Hòa), Đinh Huỳnh Phúc (27 tuổi, ở Tiền Giang), Nguyễn Bùi Đoan Trang (17 tuổi, ở Bình Dương), Lê Thanh Tâm (31 tuổi, ở Đắk Lắk), Phan Nguyễn Quốc Hưng (29 tuổi), Phùng Phạm Hoàng Công Duy (31 tuổi) và Lê Huỳnh Quỳnh Trân (31 tuổi, đều ở TP.Đà Lạt).Trong đó, Lê Thị Huyền Trân là người thuê căn villa trên với giá 20 triệu đồng/tháng để kinh doanh lưu trú từ đầu tháng 12.2024. Tuy nhiên, Huyền Trân không đón khách tự do mà để người nghiện từ nơi khác đến ở và tổ chức sử dụng ma túy. Để đối phó với lực lượng Công an, Huyền Trân cho lắp đặt hệ thống camera dày đặc để quan sát và theo dõi ngay tại phòng ngủ của mình. Sáng 31.12.2024, Trân, Phúc và Bích mang ô tô của một người bạn đi cầm cố lấy tiền để mua ma túy. Tối cùng ngày, nhóm này rủ thêm Hưng, Trang, Duy, Quỳnh Trân, Tâm đến căn villa để sử dụng ma túy. Hiện Công an TP.Đà Lạt đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.