Ngân hàng Nhà nước cung ứng vàng miếng, đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất trang sức
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.Đạo diễn nói gì khi 'Quý cô thừa kế 2' lỗ hàng chục tỉ khi rời rạp?
Thông tư 79/2024 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.Một cán bộ CSGT phụ trách đăng ký xe cho hay, điểm mới của Thông tư 79/2024 so với Thông tư 24/2023 là người dân có thể bấm biển số lần đầu cho mọi loại xe trên VNeID. Trước đó, thông tư cũ chỉ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước được đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Còn từ năm 2025, công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và cả xe nhập khẩu.Cán bộ CSGT cho hay, thủ tục đăng ký xe lần đầu được quy định tại Điều 14 của Thông tư 79.Theo đó, công dân Việt Nam có thể đăng ký xe lần đầu (cấp mới) đối với xe sản xuất lắp ráp và nhập khẩu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình như sau: chủ xe sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) mức độ 2 kê khai, nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công hoặc Ứng dụng định danh quốc gia, không phải đưa xe đến để kiểm tra. Khi nhận kết quả, chủ xe phải nộp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng có dán bản chà số máy, số khung của xe được đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất xe (đối với xe sản xuất lắp ráp). Đối với xe nhập khẩu, chủ xe phải nộp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe nhập khẩu có dán bản chà số máy, số khung của xe được đóng dấu giáp lai của đơn vị nhập khẩu xe cho cơ quan đăng ký xe.Trường hợp không có bản giấy thì chủ xe nộp bản in từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử các giấy tờ trên có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ sở sản xuất/nhập khẩu xe.Sau khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, chủ xe đăng ký sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký xe.Tiếp theo, chủ xe thực hiện bấm biển số trên cổng dịch vụ công hoặc trên ứng dụng định danh quốc gia, nhận thông báo biển số xe được cấp và số tiền nộp lệ phí đăng ký xe.Sau khi thanh toán thành công lệ phí đăng ký xe, cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia thông báo cho chủ xe việc hoàn thành nộp lệ phí;CSGT lưu ý, chủ xe phải nộp giấy tờ theo quy định khi nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp chủ xe không nộp hoặc thông tin bản chà số máy, số khung cung cấp không đúng với thông tin đã kê khai thì chủ xe phải mang xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nhận kết quả đăng ký xe.Ngoài cách đăng ký trực tuyến toàn trình để tiết kiệm thời gian đi lại, chủ xe cũng có thể thực hiện đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến một phần như sau:Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe, nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ do cổng dịch vụ công thông báo để làm thủ tục đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe và nộp các giấy tờ: giấy tờ của chủ xe, giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp và chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho cơ quan đăng ký xe. Sau khi cán bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe và thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì được cấp biển số theo quy định sau:Cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác.Cấp biển số định danh đối với trường hợp chủ xe có biển số định danh đã được thu hồi từ ngày 15.8.2023.Sau cùng, chủ xe nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số định danh mới hoặc trường hợp chủ xe đề nghị sử dụng lại biển số định danh cũ đã thu hồi, nếu cơ quan đăng ký xe chưa tiêu hủy biển số đó theo quy định).Ngoài ra, theo Thông tư 79, chủ xe cũng có thể mang đầy đủ các giấy tờ của chủ xe, chứng minh nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp và chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính để đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe.
Di nguyện của bà - Truyện ngắn dự thi của Bùi Đế Yên (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Sáng 20.1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Czech.4 năm đầu triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Czech tăng trưởng đột phá, trung bình gần 100% mỗi năm. Năm 2024, kim ngạch thương mại đạt khoảng trên 2 tỉ USD, tăng hơn 80% so với năm 2023. Czech luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi đó Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech tại ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Czech Lukase Vlcka đánh giá, đối với Czech, Việt Nam là một đối tác quan trọng chiến lược ngoài EU. Việt Nam cũng có vị trí quan trọng tại ASEAN, giúp Czech tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, công nghiệp ô tô, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, hàng không, quốc phòng của Cộng hòa Czech có chất lượng, uy tín cao với rất nhiều doanh nghiệp có khả năng làm chủ cuộc chơi và đủ sức tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam có nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; Top 20 nền kinh tế đứng đầu về thương mại quốc tế và Top 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những "công xưởng" của thế giới.Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam đã quyết định sẽ áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Czech trong năm 2025. Điều này nằm trong tiến trình tìm kiếm "những chân trời hợp tác mới" cho quan hệ hai nước.Theo Thủ tướng, chân trời mới đó là cần cùng đoàn kết, hợp tác với nhau ở tất cả các kênh, đặc biệt là doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.Theo Thủ tướng, việc hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, thực chất sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng; các nhà đầu tư, doanh nghiệp Séc sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 100 triệu dân với chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân cũng như toàn bộ các quốc gia đã có FTA với Việt Nam.Thủ tướng gợi ý những đột phá mang tính chiến lược, trong những lĩnh vực then chốt như công nghiệp ô tô, công nghiệp có tính nền tảng, giao thông vận tải, năng lượng. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện "3 cùng" với các nhà đầu tư: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển.Thủ tướng cho rằng hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với các xu thế xanh hóa, số hóa, đa dạng hóa nói trên; phải có cách làm mới, tạo ra động lực mới, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo). Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược theo tinh thần thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh. Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, giải phóng nguồn lực, góp phần làm giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đánh giá hai bên đã khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đề nghị hai bên phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 5 tỉ USD trong những năm tới đây.Bày tỏ với Thủ tướng, ông Frantisek Chaloupecky, Phó chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và vận tải Czech đề nghị nên sớm có đường bay thẳng Việt Nam – Czech. "Nếu có đường bay thẳng sẽ thúc đẩy du lịch tốt hơn. Việt Nam là nền kinh tế phát triển trong ASEAN, nếu có bay thẳng các công ty của Czech sẽ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn", ông Frantisek Chaloupecky nói."Chúng tôi nhìn thấy cơ hội phát triển lớn về đầu tư giữa 2 nước. Việt Nam hiện là nước nằm trong ưu tiên đầu tư của các doanh nghiệp Czech. Điều mà họ quan tâm tính toán là cách thức để làm ra tăng số tiền đầu tư của mình, và hiệp hội chúng tôi có thể giúp họ", Ông Kamil Blazek, Chủ tịch hiệp hội đầu tư nước ngoài Czech phát biểu.
Newcastle đại náo thị trường chuyển nhượng, sắp có Kieran Trippier, hỏi mượn Aubameyang
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.