Toyota Innova bản thuần điện lăn bánh trên đường thử
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần liệu có khả thi?
Lưu Kiền là một trong những xã miền núi, cách trung tâm H.Tương Dương 18 km. Xã có 957 hộ dân thì 92% là dân tộc thiểu số. Với xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tuy nhiên, chính quyền và người dân trong xã đang nỗ lực để xây dựng nông thôn mới.
DJI Osmo Pocket 3 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 13 triệu đồng
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Theo thông tin từ Booking.com, giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13 vinh danh hơn 1,71 triệu đối tác du lịch trên toàn cầu, bao gồm 1.711.539 cơ sở lưu trú, 1.329 công ty cho thuê xe và 124 đơn vị cung cấp dịch vụ taxi. Đây là cột mốc kỷ lục, tăng 16% so với năm trước. Việt Nam cũng ghi nhận bước tiến đáng kể với 13.003 đối tác đoạt giải, trong đó 6.502 đơn vị thuộc danh mục "Chỗ nghỉ như ở nhà", phản ánh xu hướng du lịch cá nhân hóa và trải nghiệm chân thực. Lọt vào danh sách những địa danh thân thiện nhất thế giới, tỉnh Kiên Giang đã khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam. Những năm qua, các đơn vị lưu trú tại Kiên Giang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, từ kiến trúc chỗ nghỉ, trải nghiệm ẩm thực phong phú cho đến phong cách phục vụ hiếu khách và dịch vụ tận tâm từ cộng đồng địa phương, đã giúp vùng đất này tạo dựng dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách quốc tế. Giữa bối cảnh du lịch toàn cầu ngày càng đề cao trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chất lượng, việc Kiên Giang được vinh danh trong Traveller Review Awards 2025 là rất đáng quan tâm. Với sự công nhận này, Kiên Giang không chỉ ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới mà còn góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến đáng nhớ trên hành trình khám phá của du khách bốn phương.Danh sách "Những địa danh thân thiện nhất thế giới năm 2025" gồm nhiều điểm đến trải dài khắp các châu lục, từ những vùng đất giàu truyền thống văn hóa đến những thiên đường du lịch nổi tiếng: Osijek-Baranja (Croatia), Kakheti (Georgia), Madeira (Bồ Đào Nha), Misiones (Argentina), Graubünden (Thụy Sĩ), South Australia (Úc), Bretagne (Pháp), Baja California Sur (Mexico) và đặc biệt là Kiên Giang (Việt Nam) cùng Drenthe (Hà Lan).Bên cạnh đó, danh sách "Những thành phố thân thiện nhất thế giới năm 2025" cũng tôn vinh nhiều điểm đến hấp dẫn: Sigiriya (Sri Lanka), Cazorla (Tây Ban Nha), Urubici (Brazil), Taupo (New Zealand), St. Augustine (Mỹ), Orvieto (Ý), Manizales (Colombia), Quedlinburg (Đức), Ko Lanta (Thái Lan), Chester (Vương quốc Anh)…
Mua camera an ninh để yên tâm du xuân cần chú ý điều gì?
Còn nhớ ở lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023, đội ĐH Huế đã đăng quang chức vô địch đầy cảm xúc. Trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện của miền Trung càng chơi càng hay đã từng bước khuất phục các đối thủ mạnh để vào đến trận chung kết, trước khi đánh bại đội Trường ĐH Thủy lợi đầy nghẹt thở để bước lên ngôi vị cao nhất.Thế nhưng 1 năm sau đó (ở mùa giải 2024), khi được thi đấu vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung trên sân nhà, đội ĐH Huế đã bất ngờ dừng chân sớm. Trong trận đấu quyết định để giành tấm vé vào vòng chung kết, ĐH Huế khi đó là đương kim vô địch đã không thể thắng được đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng.Và lúc này, đội ĐH Huế đang quyết tâm tìm lại vị thế của chính mình. Tại vòng đấu nhóm của khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế khởi đầu khá chật vật, khi may mắn mới giành được 1 điểm (hòa 0-0) trước đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Nhưng khi bị đặt vào thế buộc phải thắng ở lượt trận cuối, đội ĐH Huế đã thể hiện bản lĩnh đúng lúc và chơi một trận đấu bùng nổ để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0.Chiến thắng tại trận đấu then chốt giúp đội ĐH Huế trở thành đại diện duy nhất của đất cố đô góp mặt ở vòng đấu play-off. Chiến thắng 5 sao đầy xuất sắc cũng giúp đội ĐH Huế gỡ bỏ áp lực, tạo đà tâm lý tốt trước cuộc đối đầu sống còn tranh vé vào vòng chung kết, gặp đội ĐH Duy Tân vào lúc 13 giờ ngày 12.1. "Khi vào Đà Nẵng để tranh tài ở vòng loại, toàn đội đã xác định tinh thần quyết tâm cao độ để giành vé vào vòng chung kết. Các em luôn thể hiện sự khát khao, nỗ lực hết mình và điều đó đã được chứng minh thông qua trận thắng 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Khi gặp khó, chúng tôi càng cố gắng hơn", HLV phó Dương Văn Dũng nhấn mạnh."Mục tiêu của ban huấn luyện và lãnh đạo ĐH Huế đề ra ở giải đấu lần này là đi càng sâu càng tốt. Chúng tôi sẽ thi đấu hết mình ở trận play-off, để đạt được mục tiêu đã đặt ra. ĐH Huế là đội bóng có truyền thống và đã từng đăng quang ở mùa giải đầu tiên năm 2023. Vì thế, chúng tôi muốn thể hiện được bản lĩnh của nhà vô địch, để có lần thứ 2 vào TP.HCM đá vòng chung kết", HLV phó Dương Văn Dũng nói thêm.Tuy nhiên, ĐH Duy Tân cũng là đội bóng không dễ bị bắt nạt, khi đã giành vé đi tiếp với thành tích bất bại. Trận đấu play-off loại trực tiếp có tính chất hoàn toàn khác. Do đó, như ông Dũng đã nói, nhà vô địch mùa giải 2023 ĐH Huế cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh đúng lúc thì mới có thể vượt ải.