Bún đậu mắm tôm - món Hà Nội dân dã gây nghiện
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.4 chàng 9X và nông trại 56 ha
Vượt hơn 30 km từ tỉnh Vĩnh Long đến TP.Cần Thơ, Nguyễn Bình An (20 tuổi) vô cùng phấn khích bởi vườn hoa quá rộng và đẹp, lại được chụp hình hoàn toàn miễn phí.
Gunny PC mở sự kiện ‘Săn Pet Chí Tôn - Vui Cùng Đại Lễ’
Đinh Thanh Tâm (Tâm Đinh) là một trong những cầu thủ gốc Việt đời đầu của VBA. Sau gần 8 năm (từ VBA 2016) từ Mỹ về Việt Nam theo đuổi nghiệp “quần đùi áo số”, tay ném cao 1,92 m gặt hái hầu hết danh hiệu cá nhân và tập thể đáng mơ ước tại VBA. Anh cũng là thành phần chủ chốt của đội tuyển bóng rổ Việt Nam trong những năm gần đây.
Bộ phim Trung tâm chăm sóc chấn thương ra mắt từ ngày 24.1 trên Netflix và nhanh chóng được khán giả đón nhận nồng nhiệt cũng như thu hút nhiều bình luận trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Theo cơ quan tổng hợp dữ liệu lớn nhất Hàn Quốc là Watcha Pedia, Trung tâm chăm sóc chấn thương đứng nhất trong bảng xếp hạng Watcha Pedia hot 10 của tuần cuối cùng của tháng 1.2025 (từ ngày 23 - 29.1). Được biết, Watcha Pedia hot 10 phản ánh mức độ kỳ vọng, hài lòng của khán giả xứ kim chi đối với các phim đang chiếu tại rạp, đài truyền hình, kênh cáp và cả dịch vụ phát trực tuyến trong nước. Bên cạnh đó, bộ phim đã đạt vị trí đầu tiên trong top phim hot nhất Netflix Hàn Quốc ngay sau khi phát hành và giữ vững ngôi vương này trong 6 ngày liên tiếp. Ngoài quê nhà Hàn Quốc, sê ri này cũng đứng đầu top phim được xem nhiều nhất của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Mexico, Paraguay, Qatar, Singapore, Thái Lan, Venezuela… Đặc biệt, The Trauma Code: Heroes on Call "hạ cánh" ở vị trí thứ 9 tại bảng xếp hạng phim hot nhất Netflix Mỹ.Đứa con tinh thần của đạo diễn Lee Do Yoon cũng đạt vị trí thứ 3 trong hạng mục chương trình truyền hình không phải tiếng Anh hot nhất trên Netflix toàn cầu chỉ trong vòng 3 ngày kể từ khi ra mắt. Sau một tuần chiếu, phim thu hút hơn 4,7 triệu lượt khán giả.Trung tâm chăm sóc chấn thương là bộ phim đề tài y khoa đầu tiên trong số các sê ri gốc Hàn Quốc của Netflix. Do đó, thành công của tác phẩm đánh dấu bước ngoặt mới của dòng phim truyền hình xứ kim chi trên hành trình tiếp tục chinh phục khán giả toàn cầu.Bộ phim dựa trên truyện Jungjeungoesangsenteo: Goldeun Awo của Hansan iga. Bộ phim Hàn dài 8 tập xoay quanh Baek Kang Hyuk (Joo Ji Hoon đóng), bác sĩ phẫu thuật thiên tài đầy bản lĩnh từng ở chiến trường. Anh gia nhập đội điều trị chấn thương hoạt động kém hiệu quả của Bệnh viện Đại học Quốc gia Hàn Quốc để hồi sinh họ. Con đường "cải tổ" của Baek Kang Hyuk có sự đồng hành của Yang Jae Won (Choo Yeong Woo), Cheon Jang Mi (Ha Young), Park Gyeong Won (Jeong Jae Kwang), Han Yu Rim (Yoon Kyung Ho)…Mạch phim nhanh, lôi cuốn cùng dàn nhân vật có tính cách độc đáo. Trung tâm chăm sóc chấn thương được đánh giá cao với nhiều tình huống hài hước tinh tế, thông qua đó truyền tải ý nghĩa nhân văn về ngành y và phản ánh khéo léo tình hình kinh tế tài chính khó khăn của một số bệnh viện hiện giờ. Việc phim không có tuyến tình cảm yêu đương, thay vào đó tập trung vào công việc cứu người cũng như giúp thông điệp được truyền tải đến người xem mạnh mẽ hơn.Diễn xuất của dàn sao Hàn trong tác phẩm gồm Joo Ji Hoon, Choo Yeong Woo, Ha Young, Yoon Kyung Ho… nhận về nhiều lời khen ngợi. Không ít cảnh phim tung hứng của các diễn viên cũng gây sốt mạng xã hội. Hiện đông đảo dân mạng kêu gọi nhà sản xuất Trung tâm chăm sóc chấn thương thực hiện các mùa tiếp theo.
Từ vụ Itaewon: Dấu hiệu báo trước thảm họa và bí kíp sống sót khi mắc kẹt
Ông Phạm Hoàng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Huấn luyện quốc gia Đà Nẵng đã tỏ ra sốt sắng khi ủng hộ Báo Thanh Niên và VFF tổ chức vòng loại giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam tại sân cỏ nhân tạo còn rất mới trong khuôn viên của trường ĐH TDTT và Trung tâm Huấn luyện quốc gia Đà Nẵng. Vị lãnh đạo các tài năng thể thao Việt Nam đang tập trung ở khu vực miền Trung nói: “Từ lâu chúng tôi đã biết đến các giải bóng đá do Báo Thanh Niên tổ chức, trong đó U.21 là giải đấu gây rất nhiều tiếng vang, mang lại những đóng góp to lớn cho bóng đá nước nhà. Nhiều thế hệ cầu thủ tài năng hiện nay cũng từ sân chơi U.21 bước ra.