Chợ nổi Cái Răng đang ‘nổi’ trở lại, khách quốc tế thích thú đến tham quan
Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.Sông Bắc Hưng Hải bị đầu độc suốt ngày đêm: Vạch trần hành vi xả thải trộm
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến tài sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung liên tục khẳng định cố nghệ sĩ không thực hiện bất cứ giấy tờ cá nhân nào cho con nuôi là bà Võ Thị Hồng Loan.Sáng 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử tranh chấp di sản thừa kế liên quan đến tài sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa bị đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái của cố nghệ sĩ Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái của cố nghệ sĩ Vũ Linh).Tại tòa, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt.Vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh diễn ra từ tháng 6.2023 và thu hút dư luận quan tâm. Vụ kiện ban đầu được TAND quận Phú Nhuận thụ lý, giải quyết.Sau đó do thẩm quyền xét xử, hồ sơ được chuyển lên TAND TP.HCM.
Việt Nam trúng 8/17 gói thầu 500.000 tấn gạo của Indonesia
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 25.1 (tức ngày 26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (tức ngày mùng 5 tết), EVN đã phối hợp Công ty vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp xuân Ất Tỵ 2025.Số liệu từ NSMO cho thấy, công suất tiêu thụ cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia bình quân ngày trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 chỉ ở mức khoảng 29.007MW, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày trong kỳ nghỉ tết ở mức khoảng 528,1 triệu kWh/ngày.Như vậy, mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 giảm 33,4% so với ngày thường của tuần trước tết. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện bình quân ngày trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 vẫn cao hơn cùng kỳ dịp Tết Giáp Thìn 2024 là 7,8%.Trước đó, NSMO dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết Nguyên đán đã giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu thống kê thực tế, trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm có ngày chỉ còn ở mức 12.275 MW vào ban đêm (ngày 29.1, tức mồng 1 tết), tương ứng tỷ lệ giảm khoảng 50% so với ngày thường. Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải.Trên thực tế đối với hệ thống điện hiện nay, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, NSMO bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (như nhiệt điện than, turbine khí, thủy điện...) ở mức tối thiểu để đảm bảo quán tính và ổn định cho hệ thống điện cũng như có đủ công suất dự phòng trong các tình huống sự cố nguồn điện hoặc các biến động bất thường trong vận hành thực tế.Chính vì vậy, khi công suất phụ tải tiêu thụ xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh giảm công suất huy động từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (như thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió) để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia.EVN cho biết, các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện thuộc EVN đã chấp hành nghiêm các mệnh lệnh điều độ từ NSMO và Trung tâm Điều độ hệ thống điện các miền, góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
"Hãy trả lại tượng Nữ thần Tự do cho chúng tôi", chính trị gia Raphael Glucksmann phát biểu tại một hội nghị đảng Place Publique ngày 16.3."Chúng tôi tặng nó cho các vị như một món quà, nhưng rõ ràng là các vị không thích nó. Do đó, bức tượng sẽ ổn khi trở về nhà", ông nói thêm.Hiện giới chức Mỹ chưa phản hồi về phát biểu trên của ông Raphael Glucksmann.Tượng Nữ thần Tự do được khánh thành tại bến cảng thuộc thành phố New York vào ngày 28.10.1886, là quà của nhân dân Pháp gửi tặng nước Mỹ nhân kỷ niệm 100 năm ra Tuyên ngôn Độc lập Mỹ. Tượng cao 46 m, đầu đội vương miện có 7 gai, tay cầm phiến đá khắc ngày độc lập của Mỹ bằng chữ số La Mã và xiềng xích bị gãy nằm ở chân trái. Tượng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Auguste Bartholdi.Theo AFP, bình luận của ông Glucksmann có thể liên quan quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine. Ông Glucksmann có quan điểm ủng hộ Ukraine và từng chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống Trump khi Mỹ gần đây thay đổi chính sách liên quan xung đột Nga - Ukraine.Ngoài ra, ông Glucksmann còn chỉ trích Tổng thống Trump vì cắt giảm nhân sự các viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời nói thêm rằng Pháp sẵn sàng chào đón họ đến làm việc. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đã cắt giảm ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, cân nhắc sa thải hàng trăm công chức liên bang phụ trách nghiên cứu y tế và khí hậu.
Con trai 16 tuổi biệt tích ở Bến Tre, người mẹ ngỡ ngàng tìm thấy ở Bình Dương
"Hai thị trường lớn là EU và Mỹ thời gian tới sẽ kiểm soát đánh giá hàm lượng carbon trong sản phẩm nhập khẩu. Vì thế, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp gỗ cần phải thay đổi cách làm truyền thống theo hướng giảm phát thải, xanh hóa chuỗi cung ứng hiện tại, coi đây là cơ hội để chuyển mình chứ không nên nhìn nhận là thách thức", ông Bảo nói.