Xe gia đình cỡ nhỏ: Bộ đôi Toyota Innova, Veloz 'phả hơi nóng' vào Mitsubishi Xpander
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Bài học ‘xương máu’ cho cua rơ Nguyễn Thị Thật
Theo tài liệu của Tổng cục Khí tượng thủy văn, năm 1998 tuy không phải là năm xảy ra thiên tai nguy hiểm nhất nước ta nhưng diễn biến thuộc loại phức tạp nhất, nhiều loại thiên tai nhất và nhiều kiểu cực trị đối nghịch nhau trên các vùng.
Thuyền viên tàu Hàn Quốc được lực lượng cảng Tiên Sa giúp tìm lại tài sản
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Sau thành công của mùa 1, Chị đẹp đạp gió trở lại quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trải qua 10 tập phát sóng, dù vướng phải những tranh luận về âm nhạc, kết quả loại trừ… song không thể phủ nhận rằng show thực tế này cũng có những "điểm sáng" khi mang đến những màn trình diễn được đầu tư, tạo cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều mới mẻ cho sự nghiệp.Trong khi đó, nhà sản xuất Chị đẹp đạp gió cũng từng chia sẻ rằng: "Người ta chỉ dùng đến drama khi không có gì trong tay cả. Với những gì chúng tôi đang làm, với những nghệ sĩ đang tham gia, chúng tôi có nhiều điều tốt đẹp, nhiều điều hay để gửi đến khán giả chứ không cần đến drama". Từ thời điểm Chị đẹp đạp gió 2024 chuẩn bị lên sóng, đã có không ít đồn đoán về sự gắn kết giữa các nghệ sĩ tham gia chương trình. Trong đó, mối quan hệ giữa Minh Hằng và Tóc Tiên được quan tâm khi cả hai luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Song khi chia sẻ với chúng tôi, Tóc Tiên khẳng định "không có sự đấu đá như mọi người kỳ vọng". Giọng ca 8X cho rằng khi làm việc trong tập thể, việc mâu thuẫn là điều không tránh khỏi song "chúng tôi biết nhường nhịn, lắng nghe nhau, cùng nhau tạo ra tiết mục hay gửi tới khán giả". Thực tế cho thấy trong suốt 10 tập phát sóng, dù có không ít tranh cãi về tiết mục, âm nhạc song sự gắn kết giữa các nghệ sĩ là không thể phủ nhận. Nhiều người nói vui Chị đẹp đạp gió như một show "chữa lành" khi hóa giải nhiều hiểu lầm.Trước khi đến với chương trình, mối quan hệ thầy trò giữa Thu Phương - Kiều Anh hay Mỹ Linh - Dương Hoàng Yến có nhiều khúc mắc. Song họ đã chọn chia sẻ, cởi mở với nhau trong show thực tế này và nhờ đó, mọi vấn đề được giải quyết. Chị đẹp đạp gió 2024 mang đến nhiều trải nghiệm hơn khi yêu cầu các nghệ sĩ trong thời gian ngắn phải chinh phục được các thử thách như biểu diễn cùng lưới khổng lồ, vũ đạo cùng giày ballet, xiếc tre kết hợp đu bay trên không, xiếc múa lửa và đu người trên không, bập bênh đu quay… Tất cả những thử thách này tạo cơ hội cho khán giả thấy được sự chịu chơi, bứt phá của các chị đẹp khi quyết định đến với show thực tế này.Nhìn chung, Chị đẹp đạp gió mùa 2 dù còn nhiều hạn chế song không thể phủ nhận sự nỗ lực của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Nhiều khán giả cho rằng ê kíp sản xuất cần đầu tư hơn vào khâu kịch bản, cho thấy sự đa dạng trong âm nhạc… để chinh phục nhiều đối tượng khán giả hơn.
Khách Trung Quốc trở lại, nguy cơ tour '0 đồng' tái diễn?
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.