Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi - Ấm tình đông biên giới'
Chia sẻ trên trang Tiktok cá nhân, hội bạn 4 người của anh N.T.T "khóc ròng" kể lại hành trình chông gai của chuyến du lịch Đà Lạt đầu năm mới mà bị lừa đặt phòng khách sạn liên tiếp tới 2 lần. Theo đó, anh T. đã đặt và nhận phòng tại 1 khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cuối tuần qua. Thay đổi lịch trình, anh T. lên Facebook tham khảo và tìm được 1 khách sạn cũng giới thiệu 5 sao, rất đẹp. Liên hệ qua Fanpage, nhân viên khách sạn thông báo còn phòng nhưng vì đông khách nên yêu cầu thanh toán trước. Do trên Fanpage chạy rất nhiều bài quảng cáo rầm rộ với nhiều lượt thích và bình luận nên anh N.T.T cũng không nghi ngờ gì, chuyển tiền rồi hào hứng cho hành trình trải nghiệm 1 chỗ ở mới. Thế nhưng, khi nhóm bạn có mặt tại khách sạn nêu trên thì ngỡ ngàng nhận thông tin khách sạn không còn phòng, trang Facebook đó là giả mạo. Vội lên tìm thêm 1 khách sạn khác, nhóm bạn này tiếp tục nhận thông tin còn phòng và yêu cầu trả tiền trước. Rút kinh nghiệm, 4 người bắt taxi tới tận nơi để hỏi phòng thì được nhân viên khách sạn thông báo đã hết phòng và cũng "không biết gì về trang Facebook trên"."Bọn tôi đăng video này khi đang trên taxi đi lòng vòng kiếm khách sạn. Mùa này cao điểm, chỗ nào cũng báo hết phòng, mà còn bị lừa thế này nữa. Quá khổ! Trang Facebook của các khách sạn, homestay kia đều được chạy quảng cáo rầm rộ, trông đáng tin lắm. Mọi người nhớ thận trọng không lại mất tiền oan và rơi vào cảnh bơ vơ như chúng tôi" - anh N.T.T chia sẻ.Tương tự, anh Trần Tiến (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng suýt mắc bẫy trang quảng cáo khách sạn lừa đảo ở Đà Lạt với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên, do nhân viên tư vấn cứ nằng nặc đòi chuyển tiền sớm vào tài khoản cá nhân nên anh Tiến sinh nghi, tìm kiếm kiểm tra lại thông tin thì mới tìm được trang web chính thức của căn biệt thự đó và họ báo đã không còn nhận khách.Không chỉ cơ sở lưu trú, Thanh Niên còn nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng giả mạo trang web bán vé máy bay để lừa đảo chiếm đoạt tiền. "Họ lập hẳn trang web vebaytet.com, tôi tìm hiểu thì có đến 4 trang web kiểu như vậy. Mình đặt vé trên đó xong bọn họ sẽ gọi điện, cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Chuyển xong thì họ báo lý do là mình ghi dư chữ "thanh toán vé máy bay", chỉ được ghi nội dung là mã vé được cung cấp. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền thêm 1 lần nữa mới trả lại tiền đã chuyển lúc nãy, rồi vòng vo, nói không làm theo thì không hỗ trợ hoàn tiền luôn. Vé tết trên đó bán giá cũng rẻ hơn bình thường, tôi mua 3 vé, mất gần 6 triệu đồng thôi. Nhưng nghĩ tới việc họ chủ đích lừa đảo vậy thì tết này chắc sẽ gom được nhiều của bà con có nhu cầu về quê" - chị T.H (ngụ TP.HCM) kể lại câu chuyện vừa bị lừa.Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng cũng ghi nhận một số trường hợp các website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.Cụ thể, một số trang web có tên miền giống, dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng như sau: vietnamairslines.com; vietnamaairlines.com; vietnamairlinesvn.com. Các website này có tên địa chỉ gần giống, khó phân biệt so với website chính hãng của Vietnam Airlines (https://www.vietnamairlines.com) bởi chỉ khác một số chữ cái, hành khách tinh ý mới có thể nhận ra được. Chưa kể, giao diện, màu sắc, logo những trang web này cũng được thiết kế tương tự website chính thức của Vietnam Airlines.Khi khách hàng làm các thủ tục mua vé bay sẽ nhận được mã đặt chỗ để làm tin và khuyến cáo phải thanh toán tiền gấp nếu không sẽ bị hủy. Sau khi nhận được tiền, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay làm thủ tục.Một hình thức khác phải kể đến đó là các đối tượng lừa đảo, mạo danh đại lý vé cấp 1 của Vietnam Airlines. Các giao dịch được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, khách sau khi thanh toán chỉ nhận được mã đặt chỗ chứ đại lý không xuất vé.Cá biệt, một số đối tượng gửi email hoặc tin nhắn thông báo rằng khách hàng đã "trúng thưởng" hoặc nhận ưu đãi vé máy bay. Khi khách hàng truy cập vào đường link đính kèm và cung cấp thông tin, kẻ gian sẽ lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc yêu cầu thanh toán.Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé (chịu mất phí hoàn vé) và chiếm phần lớn tiền vé người mua đã chi trả. Tinh vi hơn, khi khách nhận vé, gọi điện lên hãng để kiểm tra thì được báo đã xuất vé đúng hành trình. Tuy nhiên sau đó ít ngày, người đặt vé này sẽ gửi yêu cầu tới hãng hàng không để xin hoàn vé. Như vậy, với mỗi vé bay, kẻ lừa đảo có thể bán đi bán lại cho nhiều người khác nhau và người mua sẽ chịu thiệt hại, ảnh hưởng đến lịch trình kế hoạch đi lại.Đánh giá tình trạng lừa đảo vé máy bay đã diễn ra nhiều năm, dù cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn chưa thể xóa triệt để hiện tượng này, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết các website này không phải kênh bán hay đối tác chính thức của Vietnam Airlines, hành khách mua vé từ đây sẽ không được đảm bảo quyền lợi, có thể mua phải vé giả, vé bị nâng giá…Trong thời gian qua, Vietnam Airlines đã có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các website có dấu hiệu vi phạm về: sử dụng logo, nhãn hiệu, hình ảnh của Vietnam Airlines, bản quyền thiết kế giao diện website, công bố thông tin; đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại của Vietnam Airlines.Để không mua phải vé giả, vé bị nâng giá trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các hãng hàng không đều khuyến nghị khách hàng mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng. Khách hàng mua vé bay trên website cần đặc biệt lưu ý truy cập đúng địa chỉ chính thức của hãng hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài nếu cần được giải đáp, hỗ trợ trực tiếp liên quan đến đặt chỗ, mua vé. Nếu nhận được những lời chào hàng về vé máy bay quá rẻ so với thông tin của hãng thì đừng vội đặt vé mà kiểm tra lại vì có thể đó là chiêu trò của các đối tượng xấu với mục đích lừa đảo.Hiện nay, Vietnam Airlines chỉ có một website chính thức là www.vietnamairlines.com. Thông tin liên hệ phòng vé và danh sách các đại lý chính thức của Vietnam Airlines cũng được cập nhật trên website tại mục Đại lý (ở chân website). Khi mua vé, khách hàng cần yêu cầu nơi bán cung cấp hóa đơn theo đúng quy định. Đây là chứng từ quan trọng dùng để bảo vệ quyền lợi cho hành khách.Bánh mì, phở và những món truyền thống Việt Nam du khách nhất định phải thử
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Doanh nghiệp tư nhân dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với mức gần 27%
Chiếc tàu chiến mới của hải quân Trung Quốc mang tên Tháp Hà, với số hiệu thân tàu là 545, theo Tân Hoa xã.Với lượng giãn nước khoảng 5.000 tấn, tàu Tháp Hà thuộc thế hệ tàu hộ vệ mới do Trung Quốc tự đóng và phát triển, theo Tân Hoa xã. Tàu Type 054B lớn hơn nhiều so với phiên bản trước là Type 054A, có lượng giãn nước hơn 3.960 tấn.Type 054B được cho là mang theo hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) có 32 ống phóng. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nhiều về VLS.Có khả năng là Type 054B sở hữu VLS tương tự được lắp trên Type 054A. Hệ thống này có khả năng phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16 và tên lửa chống ngầm Yu-8, theo chuyên trang Navalnews.com.Cũng có thể là "Universal VLS" được sử dụng trên hai lớp tàu khu trục Type 055 và Type 052D, có khả năng phóng tên lửa đối không, tên lửa chống hạm và các loại tên lửa khác trong tương lai, theo Navalnews.com.Tàu hộ vệ Tháp Hà có những đột phá về công nghệ tàng hình, hệ thống chỉ huy tác chiến và điều khiển hỏa lực tích hợp, cùng nhiều khía cạnh khác, giúp nâng cao đáng kể hiệu suất của tàu, theo Tân Hoa xã.Tàu chiến mới còn sở hữu khả năng tác chiến toàn diện cũng như khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự đa dạng. Đây là một thiết bị quan trọng cho quá trình chuyển đổi và phát triển của hải quân Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Trang phục oversized – sở hữu cảm giác tự do, tận hưởng sự lãng mạn của mùa
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.