Vua Charles rất tự hào về Vương phi Kate Middleton
Câu hỏi được nêu ra tại hội thảo "Áp dụng bảng giá đất theo luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra" do Reatimes tổ chức chiều 9.1. Bày tỏ băn khoăn về bất cập trong định giá đất, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Tập đoàn GP Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, cho biết điều này đang gây ra ách tắc và bức xúc rất lớn cho doanh nghiệp. Ông dẫn chứng dự án đã có quyết định giao đất cách đây 9 tháng, nhưng đến nay vẫn chưa định được giá đất. Một dự án của doanh nghiệp khác 2 năm chưa định giá đất, thậm chí có dự án nhà xây xong vẫn chưa định được giá đất.Đặc biệt, ông Hiệp lo ngại giá đất lên cao ảnh hưởng sức hút của nền kinh tế. Các cụm công nghiệp hiện có 80 - 90% tỷ lệ lấp đầy, do chi phí nhân công rẻ, chi phí đất đai hợp lý, logistics thuận lợi. Nhưng nếu bớt đi yếu tố đất đai, trong khi nhân công ngày càng đắt lên thì Việt Nam có còn là điểm sáng thu hút đầu tư của Đông Nam Á nữa không?Chủ tịch Tập đoàn GPInvest cho rằng cách tính giá đất hiện nay chưa tính đến lợi ích của doanh nghiệp. "Ở đâu lại có chuyện chỉ trong 1 năm, quyết định giao đất ở trong cùng một khu vực, cùng một thửa đất cách nhau 4 tháng, giá đất tăng 40%, nhanh hơn cả tốc độ lạm phát?", ông Hiệp nói và đề xuất Bộ TN-MT có hướng dẫn cụ thể cho địa phương, nhất là tính giá đất theo phương pháp thặng dư.Chia sẻ quan điểm này, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, 25 địa phương đã tiến hành điều chỉnh bảng giá đất với mức tăng nhiều lần. Tại TP.HCM, mức tăng thấp nhất là ở Q.3 với 2,7 lần, trong khi H.Hóc Môn có mức tăng cao nhất, lên đến 38 lần. Lần điều chỉnh đầu tiên có thể chưa ảnh hưởng ngay đến thị trường bất động sản, tuy nhiên sau đó có thể nảy sinh ở khâu mua đất và bồi thường, khi đó giá đất sẽ bị đẩy lên rất cao, gây mất cân bằng thị trường. Nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư chưa được đảm bảo. Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, thực tế để bảng giá đất thấp hay cao đều có những ý kiến "kêu ca". Mấu chốt giải quyết vấn đề theo ông là bảng giá đất phải tương đương, phù hợp thị trường. Điều này được quy định từ luật Đất đai 2013 nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Ông Võ cho rằng đây là câu chuyện chính sách của nhà nước, áp dụng thế nào để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội chính là do chính sách điều tiết của Nhà nước.Từ góc độ quản lý nhà nước, ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết cần nhìn nhận những vướng mắc liên quan đến việc xác định giá đất và tính tiền sử dụng đất trong quá trình triển khai các dự án bất động sản nằm ở quy định pháp luật hay trong khâu triển khai thực hiện?"Với các quy định pháp luật đã được ban hành, không có vướng mắc nào về mặt pháp lý trong việc tính toán giá đất. Việc chậm trễ trong quá trình tính toán chủ yếu do khâu tổ chức triển khai thực hiện", ông Dũng nêu.Về thực tế giá đất tăng cao ảnh hưởng đến việc triển khai và giá các dự án bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng cần phân tích rõ hơn mức độ tác động. Theo ông Dũng, chi phí sử dụng đất chỉ là một phần, giá bất động sản tăng có thể do các yếu tố khác như chi phí đầu tư xây dựng, chi phí bán hàng... Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), cho rằng khó nhất trong định giá đất là hài hòa được lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Người dân khi nhận bồi thường thì sẽ muốn giá cao, nhưng khi mua nhà lại mong muốn mua được nhà giá rẻ, vậy hài hòa ở chỗ này nên như thế nào?Về giá đất có doanh nghiệp nói chiếm 15%, doanh nghiệp nói 45% trong việc cấu thành giá bán sản phẩm. Do đó, theo ông cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu và có thể đưa các kiến nghị để có thể điều chỉnh các nghị định hướng dẫn thi hành.Lính nhà giàn DK1 đón xuân
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
FBI trả lại hiện vật từng bị cướp cho Nhật Bản
Tối 30.1, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tích cực xử lý hiện trường vụ cháy lớn xưởng giày da.Thông tin ban đầu, hơn 19 giờ cùng ngày, đám cháy bùng lên tại xưởng sản xuất giày da nằm trên đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành.Tại hiện trường, cột khói bốc lên cao ngút, lửa cháy lan sang nhà dân liền kề, kèm sức nóng dữ dội.Lực lượng Công an xã Tân Xuân nhanh chóng có mặt di tản người dân khu vực. Lực lượng Đội CSGT - trật tự Công an H.Hóc Môn cũng được điều động để phân luồng giao thông, phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo trật tự tại khu vực.Lúc 19 giờ 21 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Hóc Môn tiếp nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Nhiều xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ cán bộ nhanh chóng đến hiện trường, triển khai công tác chữa cháy.Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Lực lượng chức năng đang tiếp tục làm mát hiện trường. Hiện nguyên nhân và thiệt hại từ vụ hỏa hoạn chưa được thống kê.
Ngày 3.3, đoàn công tác do trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Công an tỉnh Bình Phước về việc tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, công tác điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như quản lý hành chính về trật tự xã hội.Theo đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, sau khi tiếp nhận các nhiệm vụ mới theo yêu cầu, Công an tỉnh đã hoàn tất nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện toàn bộ 5 cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn. Tất cả các cơ sở đều có con dấu và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.Trong lĩnh vực điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, đối với các vụ án, vụ việc tiếp nhận từ cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện từ ngày 1.3 được bàn giao cho các tổ công tác để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Công an tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành hướng dẫn quy định cụ thể về chuyển giao nhiệm vụ, phân công, phân cấp, cùng thời gian bàn giao hồ sơ, tài liệu thuộc chức năng của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.Trung tướng Nguyễn Văn Long yêu cầu nâng cao hiệu quả cai nghiện cũng như đảm bảo nghiêm ngặt tình hình an ninh trật tự tại 5 cơ sở cai nghiện ma túy mới tiếp nhận.Về đấu tranh phòng chống tội phạm, cần đảm bảo hoạt động thông suốt, chặt chẽ, quy trách nhiệm cụ thể, có đánh giá, rà soát để đảm bảo sự đồng đều trong đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra, giúp bám sát địa bàn, cơ sở.Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Công an đi kiểm tra, làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 tỉnh Bình Phước (xã Phú Văn, H.Bù Gia Mập), nơi đang tổ chức cai nghiện cho gần 2.000 học viên (bàn giao cho công an quản lý từ ngày 1.3).Đến nay, Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn.Sau khi tiếp nhận, Công an tỉnh Bình Phước đã thành lập Cơ sở cai nghiện số 1 tỉnh Bình Phước, đồng thời bố trí cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lực lượng cảnh sát cơ động, tăng cường nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, quản lý, cai nghiện ma túy.Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã thăm nơi ở, sinh hoạt, lao động của học viên cũng như tìm hiểu tình hình điều trị, quản lý cai nghiện tại cơ sở.Trung tướng Nguyễn Văn Long đề nghị tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân viên cơ sở cần tiếp tục đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; động viên các học viên đang cai nghiện tại cơ sở cố gắng điều trị tốt để sớm trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.
Hồng Vân khóc nghẹn trước chàng trai gặp tai nạn ngay ngày đón con đầu lòng
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.