Ô tô điện Trung Quốc Aion ES về Việt Nam, cấu hình thấp chạy dịch vụ
Nếu phải cách xa anhBERNARD HEALTHCARE ‘CHẠM ĐẾN TRÁI TIM’ NHỮNG BẬC THẦY Y KHOA TẠI NHẬT BẢN
Hạng 3: HNB Đắk Nông
Trung Quốc cam kết không đánh cắp thông tin tình báo của Anh
Giao hàng cho ma (Rider) xoay quanh bộ ba shipper do Nut (Mario Maurer) dẫn đầu. Với khả năng nhìn thấy linh hồn, họ thường thử thách nhau thực hiện các “đơn khó”, ở những địa điểm có nhiều tin đồn ma ám.Ngày nọ, Nut chạm mặt và phải lòng một nữ khách hàng tên Phai (Freen Sarocha). Chưa kịp bày tỏ với người đẹp, anh bị sốc khi mẹ Phai tuyên bố cô vừa qua đời vì bệnh. Không chấp nhận sự thật này, Nut nhờ cậy hai người bạn cùng dấn thân điều tra, từ đó phát hiện ra những bí mật trớ trêu. Thoạt đầu biết đến nội dung của Rider, nhiều khán giả kỳ vọng phim đưa ra những góc nhìn chi tiết giới shipper, cũng như chờ đón những tình huống độc, lạ khi các anh trai giao hàng được kết hợp với khái niệm ma quỷ tưởng chừng không liên quan. Gần đây, phim Trung Quốc Ngược dòng cuộc đời (Upstream) của đạo diễn Từ Tranh cũng nhận nhiều sự quan tâm khi khai thác nghề nghiệp gai góc này. Tuy nhiên, nhà làm phim Giao hàng cho ma không quá tập trung vào khía cạnh này. Nỗi khổ của giới tài xế công nghệ chỉ được thể hiện bề nổi, chung chung thông qua các câu thoại hài như “Tiền ship có cao không?” hay “Bị bom hàng rồi”. Phần lớn thời lượng, tác phẩm chỉ xoay quanh chuyện tình gà bông giữa Nut và Phai, cũng như nỗ lực anh tìm kiếm cô giữa chốn vô định. Xuyên suốt hành trình này là những pha “nhả miếng” gần như không có điểm dừng. Lối hài trong Giao hàng cho ma thuộc kiểu “hài bình dân”, không ẩn chứa thông điệp, chỉ cố tạo tiếng cười bằng các câu thoại bắt trend (xu hướng), cùng hài hình thể qua những biểu cảm và hành động ngớ ngẩn của nhóm nhân vật chính. Trong đó, cây hài tâm điểm không phải Nut, mà là cặp bạn “cốt” Yot và Kai (do Phuwanet Seechomphu và Marut Chuenchomboon thể hiện).Trong khi hai vai phụ có nhiều pha tung hứng ăn ý, tương tác giữa Mario Maurer và Freen Sarocha lại sượng trân. Công bằng mà nói, người xem khó đồng cảm với chuyện tình của họ, khi thời lượng cả hai chung một khung hình rất ít. Việc bộ đôi xuất hiện từ đó chỉ tạo được hứng thú với các fan của họ.Ở thị trường Việt Nam, bản lồng tiếng gây chú ý với sự góp mặt của Võ Tấn Phát, Mạc Văn Khoa, Huỳnh Thanh Trực, Huỳnh Bảo Ngọc. Loạt thoại gần gũi với khán giả Gen Z và Gen Alpha, khi biến tấu thành các câu nói viral (phổ biến) trên TikTok như “đã chạm vào đâu” hay “đám giỗ bên cồn”. Ở suất chiếu sớm, phim mang đến tiếng cười thỏa mãn từ nhiều hàng ghế khán giả.Làm tốt "mảng miếng" hài hước, song khâu trình bày của Giao hàng cho ma gặp nhiều vấn đề. Gần đây, một phim hài Đài Loan là Dead Talents Society (Tìm kiếm tài năng âm phủ) cũng mang đến tiếng cười qua việc gán ghép thế giới tâm linh với những oái oăm của xã hội người sống, song kịch bản nhận nhiều lời khen nhờ tính hợp lý và nhất quán.Giao hàng cho ma cũng làm điều tương tự khi đặt ra câu chuyện “ma cũng biết order đồ ăn”. Tuy nhiên, phim chưa đưa ra được các quy luật cụ thể, cũng như xây dựng được một câu chuyện mà người xem có thể tin tưởng được. Hầu hết tình huống hù ma xuất hiện trong phim đều không đầu không đuôi, không có sự thống nhất. Ban đầu, phim đề cập Nut nhìn thấy ma do mở “con mắt thứ ba” từ nhỏ. Nhưng sau đó, đến lượt hai người bạn của anh cũng thấy ma mà không một lời giải thích, thậm chí còn có thể… livestream để mọi người xem chung. Tình tiết dẫn dắt đến sự kiện Nut đi tìm Phai cũng bị khiên cưỡng, nặng tính sắp đặt. Hay như tạo hình của các linh hồn thiếu tính nghệ thuật, lạm dụng hiệu ứng hình ảnh và góc quay tối. Tác phẩm chưa khắc họa được sự đa dạng của thế giới tâm linh, cũng như sự thú vị trong tương tác của họ với các shipper. Dù có xây dựng một thế giới vô lý đến mấy, tính chặt chẽ, logic của kịch bản luôn là cầu nối giúp người xem đồng cảm với nhân vật, từ đó mang đến trải nghiệm điện ảnh thực thụ. Về phía Giao hàng cho ma, tác phẩm tạo cảm giác đây là một vở kịch nói chắp vá, tràn ngập những câu thoại thậm xưng và tình huống buộc người xem phải chấp nhận.Ra mắt tại Việt Nam dịp 14.2, Giao hàng cho ma đụng độ với các tác phẩm nước ngoài khác, trong đó có Captain America: Brave New World (Captain America: Thế giới mới) và Companion (Kẻ đồng hành). Chưa đầy một tuần công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã thu về hơn 20 tỉ đồng, lọt top 3 phim kinh dị Thái ăn khách nhất mọi thời đại tại Việt Nam sau một tuần.
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Mua nhà chung sổ đỏ, cách nào chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?
Ngày 7.1, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng cho biết đã gỡ bỏ, xóa các nội dung quảng cáo dạy lái xe nhưng "câu view" bằng tiêu đề liên in lớn chữ 'sex' (tiếng Anh, có nghĩa giới tính), 'cekc' (tiếng Nga, có nghĩa tình dục)... để tạo sự chú ý.Trước đó, người dân góp ý về việc tại khu vực các phường Thọ Quang, Mân Thái (Q.Sơn Trà) ven biển Đà Nẵng có một số hình dán quảng cáo trên các thùng rác."Nội dung quảng cáo viết bằng tiếng Anh và tiếng Nga sử dụng từ gây hiểu lầm bao gồm "sex" và "cekc" - có nghĩa là tình dục, kèm theo mã QR về thông tin người đăng. Việc này gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và du lịch của Sơn Trà nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Tôi hy vọng cơ quan chức năng có thể xử lý sớm trường hợp này", người dân phản ánh.Tiếp nhận thông tin, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã kiểm tra, thấy một số thùng rác bằng đá bố trí trên vỉa hè dọc bãi biển Đà Nẵng tại khu vực trên có hình dán quảng cáo sử dụng từ dễ gây hiểu lầm.Cụ thể, trên các miếng dán này dùng từ "sex" và từ "cekc"... Tuy nhiên, khi dịch các nội dung trên miếng dán thì lại nghiêng về quảng cáo mở lớp dạy lái xe máy cho người nước ngoài.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã gỡ, tẩy xóa toàn bộ các hình dán quảng cáo có nội dung không phù hợp như nêu trên để tránh gây hiểu nhầm và đảm bảo mỹ quan tại bãi biển Đà Nẵng. Qua vụ việc, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng gửi lời cám ơn đến công dân đã có những ý kiến đóng góp; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được các phản ánh, góp phần xây dựng hình ảnh biển Đà Nẵng văn minh, xanh, sạch, đẹp.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, lực lượng chức năng cũng vừa xóa, gỡ bỏ hàng loạt bảng quảng cáo liên quan đến cá độ, cờ bạc trực tuyến.