Chương trình tư vấn sức khỏe
Mục tiêu phát triển TP.HCM là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385 - 405 triệu đồng, tương đương 14.800 - 15.400 USD.Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của TP.HCM đến năm 2030 là khoảng 11 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; chỉ số phát triển con người HDI trên 0,85.Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 60%; tiểu học đạt 80%; trung học cơ sở đạt 70%; trung học phổ thông đạt trên 50%; đạt 600 sinh viên đại học trên 10.000 dân.Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tây - Bắc, Tây - Nam và khu vực nam thành phố. Trong đó, phát triển Trung tâm thủy sản TP.HCM tại Cần Giờ phục vụ cho chế biến sâu kết hợp cảng cá. Tập trung vào làm chủ công nghệ và phát triển toàn diện hệ sinh thái hỗ trợ; thu hút doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển; hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả thương mại của các ngành công nghiệp hiện hữu gắn với tự động hóa, phát triển bền vững.TP.HCM sẽ phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa. Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của vùng Đông Nam bộ.Quy hoạch phát triển TP.HCM trở thành trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam bộ; phát triển các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics, bảo đảm năng lực cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực, thế giới...Cán bộ phòng Khảo thí Sở GD-ĐT TP.HCM giải đáp về tuyển sinh lớp 10
Chiều 5.3, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", xảy ra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) và các đơn vị liên quan. Đồng thời, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn Chung, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem; Nguyễn Ngọc Anh, cựu Tổng giám đốc Vicem; Dư Ngọc Long, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Vicem và Hoàng Ngọc Hiếu, cựu Trưởng phòng Thẩm định Vicem, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự. Trong 4 bị can, Nguyễn Ngọc Anh được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú; 3 bị can còn lại bị bắt tạm giam trong quá trình điều tra.Bộ Công an cho hay, C03 đã tập trung điều tra, xác minh về các sai phạm xảy ra trong quá trình lập hồ sơ, thực hiện dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại Vicem tại lô 10E6, Khu đô thị Cầu Giấy (Hà Nội) của Vicem, trực thuộc Bộ Xây dựng, vốn đầu tư 1.245 tỉ đồng. Quá trình thực hiện dự án có nhiều sai phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.Theo Bộ Công an, các quyết định và lệnh tố tụng đối với 4 bị can nêu trên đã được tống đạt, thực thi ngay sau khi Viện KSND tối cao phê chuẩn.Hiện C03 đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của các tổ chức và đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Thu nhập ‘khủng’ nhờ nuôi kết hợp 3 loài đặc sản
"Tôi muốn nhấn mạnh cam kết của Ukraine đối với hòa bình. Không ai trong chúng tôi mong muốn một cuộc chiến kéo dài vô tận. Ukraine sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay khi có thể để đưa hòa bình lâu dài đến gần hơn. Không ai mong muốn hòa bình hơn người dân Ukraine. Đội ngũ của tôi và tôi sẵn sàng làm việc dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tổng thống Trump để đạt được một nền hòa bình bền vững", Tổng thống Zelensky viết trên mạng xã hội X.Trong tuyên bố đưa ra ngày 4.3, nhà lãnh đạo Ukraine nói sẵn sàng hành động nhanh chóng để chấm dứt chiến sự và những bước đầu tiên có thể bao gồm việc trao đổi tù nhân và một lệnh ngừng bắn trên không – cấm sử dụng tên lửa, máy bay không người lái tầm xa, bom tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự – cùng với một lệnh ngừng bắn trên biển ngay lập tức, nếu Nga cũng làm như vậy. "Sau đó, chúng tôi mong muốn nhanh chóng tiến qua tất cả các giai đoạn tiếp theo và phối hợp với Mỹ để đạt được một thỏa thuận hòa bình mạnh mẽ", ông viết.Tổng thống Zelensky còn khẳng định Ukraine "thật sự trân trọng" những gì nước Mỹ đã làm để giúp Ukraine duy trì chủ quyền và độc lập. "Và chúng tôi không quên thời điểm quan trọng khi Tổng thống Trump cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine. Chúng tôi biết ơn vì điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định.Nói về cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2, ông Zelensky thừa nhận nó không diễn ra theo cách nên diễn ra và ông cảm thấy đáng tiếc. Về thỏa thuận liên quan đến khoáng sản và an ninh, ông Zelensky nói Ukraine sẵn sàng ký kết bất cứ lúc nào và dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp. "Chúng tôi coi đây là một bước tiến hướng đến sự an toàn lớn hơn và những cam kết bảo đảm an ninh vững chắc, và tôi thực sự hy vọng thỏa thuận này sẽ mang lại hiệu quả", ông viết.Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở London (Anh). Trước đó, hôm 28.2, ông tới Mỹ gặp trực tiếp ông Trump và có cuộc thảo luận về giải pháp cuộc xung đột đã diễn ra hơn 3 năm giữa Nga và Ukraine cũng như thỏa thuận khoáng sản dự kiến ký với Mỹ.Tuy nhiên, cuộc gặp không có kết quả tốt đẹp khi hai bên tranh cãi và trở nên căng thẳng. Không có thỏa thuận nào được ký kết. Ông Zelensky rời Nhà Trắng với những lời chỉ trích từ phía lãnh đạo Mỹ sau đó. Trả lời truyền thông tối 2.3, ông Zelensky nói thỏa thuận sẽ được ký kết nếu các bên sẵn sàng. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm mối quan hệ giữa Ukraine và Mỹ có thể được cứu vãn. Ông cũng đề nghị các cuộc đàm phán nên diễn ra theo hình thức họp kín thay vì có mặt giới truyền thông.Cũng liên quan tình hình Ukraine, sáng 4.3, các hãng truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn lời quan chức Nhà Trắng nói rằng chính quyền Tổng thống Trump quyết định đình chỉ mọi viện trợ đối với Ukraine. Điện Kremlin cùng ngày cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters.Trong khi đó, bài đăng nói trên của ông Zelensky không đề cập đến thông tin do truyền thông Mỹ đưa ra.
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Nhận định Newcastle vs Arsenal (20g đêm nay 2.5): Dành sức cho Europa League
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.